Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Từ vựng - Nguyễn Văn Hùng

T. Cho H đọc VD1. SGK Tr. 13. T ghi bảng và yêu cầu H lên xác định có bao nhiêu tiếng, từ ?

H.* Câu trên có 12 tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi,va, cách, ăn, ở.

 *Câu trên có 9 từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, va, cách, ăn ở.

T. Vậy tiếng là gì ? Khi nào thì một tiếng được xem là một từ.

H. Tiếng là đơn vị ngữ âm, tức là khi phát ra một âm thì tạo thành một tiếng. Và khi tiếng ấy có nghĩa, dùng để tạo câu thì tiếng đó trở thành từ.

T. Vậy từ là gì ?

HĐ2. Từ đơn và từ phức:

T. Cho H đọc VD1 phần II. SGK Tr. 13. Kẻ bảng, yêu cầu H lên bảng điền các từ trong câu ở VD1, vào bảng phân loại ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Từ vựng - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần: 2
- Tiết CT: 5 – 6 – 7 - 8 - 9 
- TIẾT 5: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
- TIẾT 6: TỪ MƯỢN
- TIẾT 7: NGHĨA CỦA TỪ
- TIẾT 8 - 9: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
Kiến thừc: 
- Hiểu được khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Hiểu thế nào là từ mượn ? Từ Hán Việt ? Hiểu thế nào là nghĩa của từ ? 
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển ?
Kỹ năng: 
- Nhận diện, phân biệt được tiếng và từ, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. Biết cách sử dụng từ mượn trong nĩi và viết, biết sử dụng một số từ Hán Việt thơng dụng. Biết tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ. Biết đặt câu với nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Thái độ: Yêu thích và phân tích từ tiếng Việt. Yêu quý tiếng mẹ đẻ.
Tích hợp: 
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt, nhất là các từ mượn trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về cách sử dụng từ mượn trong tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
- TIẾT 5: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
Phương thức tự sự là gì ? Mục đích tự sự là gì ?
Bài thơ “ Bé Mây và mèo con” có phải là bài thơ tự sự không ? Vì sao ?
- TIẾT 6: TỪ MƯỢN
Từ là gì ? Cho VD 1 câu minh hoạ ?
Em hãy phân loại từ đơn và từ phức ?
- TIẾT 7: NGHĨA CỦA TỪ
1. từ thuần việt ? từ mượn ? Nguồn vay mượn ? Cách viết ? Cho ví dụ minh hoạ ?
2. Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ta phải làm gì ?
- TIẾT 8 - 9: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
1)- Nghĩa của từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
 2)- Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Kể ra ? Cho ví dụ minh hoạ ?
1. Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 
2. Chuyển nghĩa là gì ? Nghĩa gốc là gì ? Nghĩa chuyển là gì ?
3. Thông thường, trong câu cụ thể một từ được dùng với mấy nghĩa ? Có trường hợp ngoại lệ không ?
- TIẾT 5: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Từ là gì ? Từ có cấu tạo như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Từ là gì ?
T. Cho H đọc VD1. SGK Tr. 13. T ghi bảng và yêu cầu H lên xác định có bao nhiêu tiếng, từ ?
H.* Câu trên có 12 tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi,va,ø cách, ăn, ở.
 *Câu trên có 9 từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, va,ø cách, ăn ở.
T. Vậy tiếng là gì ? Khi nào thì một tiếng được xem là một từ.
H. Tiếng là đơn vị ngữ âm, tức là khi phát ra một âm thì tạo thành một tiếng. Và khi tiếng ấy có nghĩa, dùng để tạo câu thì tiếng đó trở thành từ. 
T. Vậy từ là gì ?
HĐ2. Từ đơn và từ phức:
T. Cho H đọc VD1 phần II. SGK Tr. 13. Kẻ bảng, yêu cầu H lên bảng điền các từ trong câu ở VD1, vào bảng phân loại ?
H. Lên bảng điền vào. 
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
-từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ và/ có / tục/ ngày/ tết/ làm.
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
Từ láy
Trồng trọt.
T. Cho 1, 2 H nhận xét đúng, sai và trả lời theo các câu hỏi sau : Thế nào là từ đơn ? Từ phức ? Trong từ phức người ta chia ra làm mấy loại ?
H. Từ đơn chỉ gồm 1 tiếng. Từ phức gồm 2 hoặc nhiều tiếng. Trong từ phức chia ra làm 2 loại là: Từ ghép và từ láy.
T. Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau ?
H. * Giống nhau: Đều là từ phức, có 2 tiếng trở lên.
* Khác nhau :
+ Quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép là quan hệ về nghĩa.
Ví dụ: _ Quần áo: Nghĩa của từ này do sự kết hợp nghĩa của tiếng quần với nghĩa của tiếng áo và sau đó khái quát lên: chỉ đồ mặc nói chung.
+ Quan hệ giữa các tiếng trong từ láy là quan hệ láy âm. Nghĩa của từ láy là do sự hoà phối âm thanh giữa các bộ phận của các tiếng trong từ.
Ví dụ: Mênh mông, lô nhô, nho nhỏ. . . 
T. Thế nào là từ ghép ? Thế nào là từ láy ?
H. * Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
 * Những từ phức có quan hệ láy âmgiữa các tiếng được gọi là từ láy.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Luyện tập: 
T. Cho H đọc BT1.( SGK Tr.14), cho 3 H lên bảng làm theo 3 câu a, b, c. Lớp nhận xét đúng – sai, htầy kết luận, cho H ghi vở.
T. Cho H đọc BT2. Yêu cầu nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
H. * Tổ1: Theo giới tính ( nam, nữ ) ?
 * Tổ2: Theo bậc ( trên, dưới) ?
*Tổ3: Theo quan hệ ( gần, xa ) ?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT3. Tên các loại bánh được cấu tạo theo công thức “ bánh + x”. Các tiếng đứng sau ( ký hiệu x ) nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau ?
T. Chia làm 4 nhóm, làm trên bảng con.
T. Cho H đọc BT4. Từ láy “ Thúc thích”, miêu tả điều gì ? Tìm những từ láy khác cũng miêu tả tiếng khóc ?
+ H trả lời miệng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT5. Tìm nhanh các từ láy tả:
+ Tiếng cười, 
+ Tiếng nói, 
+ Dáng điệu ?
HĐ4. Đọc thêm.( SGK Tr.15).
I. TỪ LÀ GÌ ?
 _ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
_ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặc câu.
VD: Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở. 
II.PHÂN LOẠI:
* Từ đơn: chỉ gồm một tiếng.
* Từ phức:gồm hai hoặc nhiều tiếng.
 + Từ ghép: ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD: Quần áo, xe đạp. . .
 + Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
VD: Lấp lánh, lưa thưa. . . 
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 13
1. a)- Từ “ nguồn gốc, con cháu”==> Từ ghép.
 b)- Đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”: cội nguồn, gốc tích, gốc gác, gốc rễ. . .
 c)- Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Ông bà, con cháu, anh chị, anh em, chị em, vợ chồng, cha mẹ, chú cháu, cậu mợ. . .
2. Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc :
a)- Theo giới tính ( nam, nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ. . . 
b)- Theo bậc ( trên, dưới): ông cháu, chú cháu. . . 
c)- Theo quan hệ ( gần xa): chú thiếm, cậu mợ, dì dượng, con rễ, cô dượng . . .
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 13
3. Xếp từ theo đặc điểm riêng ( bánh + x ):
* Cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh tráng. . . 
* Chất liệu bánh: bánh nếp, bánh tôm, bánh gai, bánh đậu xanh. . . 
* Tính chất bánh: bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng, bánh chưng. . . 
* Hình dáng bánh: bánh khúc, bánh tai voi, bánh ú, bánh chữ. . . 
4. * Từ láy “ thút thít”==> Miêu tả tiếng khóc của người.
 * Những từ láy khác miêu tả tiếng khóc: sụt sùi, tấm tức, nức nở, rưng rức. . 
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
5. Các từ láy tả:
a)- Tiếng cười: khanh khách, khúc khích, giòn giã, ha hả, sằng sặc, hô hố,hí hí, hì hì, hề hề. . . 
b)- Tiếng nói: ồm ồm, ồ ồ, khàn khàn, lè mhè, léo nhéo, lí nhí, thỏ thẻ. . . 
c)- dáng điệu: lom khom, co ro, uốn éo, lừ đừ, lả lướt, hùng hổ, duyên dáng, tất tưởi, bệ vệ, nghêng ngang, tất bật. . . 
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
*Học bài:
Từ là gì ? Cho VD 1 câu minh hoạ ?
Em hãy phân loại từ đơn và từ phức ?
*soạn bài: TỪ MƯỢN ( Sgk tr 24 )
V. RÚT KINH NGHIỆM: ===> Học sinh tiếp thu tốt
 LUYỆN TẬP THÊM. 
 1. Tìm 5 từ đơn nói về:
 a)- Các bộ phận cơ thể người: Mắt, mũi, miệng . . .
b)- Các bộ phận của cây: Cành, lá, rễ. . .
 c)- Đồ dùng trong nhà: Bàn, ghế, giường. . .
 d)- Đồ dùng học tập:Sách, bút, mực. . .
 e)- Tính nết con người: Chăm, ngoan, hiền. . . 
 2. Chọn các từ ghép sau “ xanh biếc, nổi tiếng , chói chang, khoáng đảng”, để điền vào chỗ trống trong đoạn văn cho thích hợp.
“ Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đảng, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè”.

File đính kèm:

  • docTU VA CAU TAO TU TIENG VIET.doc
Giáo án liên quan