Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2013-2014 - Học kỳ I

- Nội dung: Nói theo đúng dàn ý đã chuẩn bị sẵn.

- Phong cách: Bình tĩnh, tự tin; nói rõ ràng, rành mạch; kết hợp biểu lộ qua nét mặt, cử chỉ.

+ y.cầu nói to, rõ ràng mọi người đêud nghe thấy.

+ Tác phong tự tin, nhìn vào các bạn.

+ Trước khi trình bày có lời chào, giới thiệu

+ Trình bày xong có lời cảm ơn.

 

doc200 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2013-2014 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đổi: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
-> Đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi: Danh từ chỉ đơn vị 
Vậy: danh từ chỉ đơn vị chia thành mấy nhóm?
Vì sao có thể nói: “nhà có ba thúng gạo đầy” mà không thể nói: “nhà có sáu tạ gạo rất nặng”.
- Thúng: đơn vị ước chừng (to, nhỏ, đầy, vơi..)
- Tạ: đơn vị chính xác.quy ước.
1. Đặc điểm của danh từ:
a. Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
 b. Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó (chỉ từ) ở phía sau để lập thành cụm danh từ. 
c. Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là chủ ngữ.
- Khi làm vị ngữ có từ là đứng trước.
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
a. Danh từ tiếng Việt được chia thành 2 loại lớn.
- Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật.
- Danh từ chỉ sự vật: nêu tên người, vật, hiện tượng, khái niệm
b. Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước: danh từ chỉ đơn vị chính xác, đơn vị ước chừng.
Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật?
Đặt câu với một trong các danh từ đó?
Liệt kê các loại từ?
Học sinh làm bài nhóm.
Đọc yêu cầu bài tập.
Gọi hs lên bảng chữa.
Giáo viên đọc, học sinh viết bài.
Viết đúng các chữ: s, d
Các vần: uông, ương.
Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
II. Luyện tập:
Bài 1: 
- Học sinh trao đổi, làm vào vở.
Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, nhà, cửa, lợn, gà,...
Bài 2: 
Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên, vị, ông, bà..
Chuyên đứng trước danh từ chỉ vật: quyển, quả, tờ, chiếc, tấm, mảnh.
-> Các danh từ đơn vị.
Bài 3:
- Các danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác: mét, lít, tạ, tấn.
- Các danh từ chỉ đơn vị ước chừng: nắm, rổ, mớ.
Bài 4: chính tả: cây bút thần
“người ta.... dày đặc các hình vẽ”
 IV. Củng cố: - Nhắc lại ghi nhớ . SGK 
 GV hướng dẫn Vẽ sơ đồ nội dung bài học? 
 DT chỉ ĐV tự nhiên (Loại từ)
 DT chỉ ĐV DT chỉ ĐV c.xác
 Danh từ DT chỉ ĐV qui ước
 DT chỉ ĐV ước chừng 
 DTchỉ SVật 
V. HDVN: - Học – ghi nhớ – hoàn thành bài tập 
- Đặt cõu và xỏc định chức năng ngữ phỏp của danh từ trong cõu.
- Luyện viết chớnh tả một truyện đó học.
- Thống kờ cỏc DT chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chớnh tả.
- Học bài SGK. Làm BT 4 + 5. Chuẩn bị bài ‘’ Ngụi kể và lời kể trong văn tự sự’’ 
Duyệt giáo án ngày 5/10/2013
Phó Hiệu trưởng:
Nguyễn Sỹ Quang.
Tuần 9
Tiết 33 : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
Ngày soạn : 9/10/2013
Ngày giảng :14/10/2013.
A. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức:
 - Hiểu được đặc điểm ,ý nghĩa và tỏc dụng của ngụi kể trong văn tự sự (Ngụi thứ nhất và ngụi thứ ba). 
 - Biết lựa chọn và thay đổi ngụi kể thớch hợp trong văn tự sự. 
 - Khỏi niệm ngụi kể trong văn bản tự sự. 
 - Sự khỏc nhau của ngụi kể thứ 3 và ngụi kể thứ nhất.
 - Đặc điểm riờng của mỗi ngụi kể
2. Kĩ năng: 
 - Lựa chọn và thay đổi ngụi kể thớch hợp trong văn bản tự sự.
 -Vận dụng ngụi kể vào đọc -hiểu văn bản tự sự.
3. Thỏi độ:
 - Giỏo dục HS ý thức sử dụng ngụi kể đỳng mục đớch.
- Học sinh nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn TS
- Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp trong văn tự sự
- Thấy sự khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất
B. Chuẩn bị:	
- GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án
- HS: Đọc SGK - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình bài dạy - học:
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A3:
II. Kiểm tra bài cũ:Trình bày miệng đề bài: kể về lớp mình
III. Bài mới: 
 Khi kể chuyện, người kể đứng ở những ngụi nào? Vỡ sao? Cú khi người kể xưng “tụi”, cú khi khụng? Khi xưng “Tụi” tỏc giả và người kể cú phải là một khụng? Khi kể chuyện, tỏc giả nờn chọn ngụi kể như thế nào? Bài học hụm nay chỳng ta sẽ cựng tỡm hiểu.
 Trong quá trình giao tiếp, ta thấy có 3 đối tượng tham gia vào quá trình đó ở 3 vị trí khác nhau: người nói, người nghe, người được nói tới (còn gọi là 3 ngôi).
- Kể chuyện cũng là một quá trình gián tiếp, khi kể người kể thường lựa chọn cho mình một vị trí để kể: gọi là ngôi kể.
Vậy ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào?
2. Đọc đoạn văn 1: Đoạn văn nằm trong văn bản nào? kể về ai? Kể về sự việc gì?
Người kể gọi tên các nhân vật là gì? Gạch dưới tên gọi ấy?
Khi ấy tác giả ở đâu?
Các sự việc trong đoạn văn được kể ở những địa điểm nào?
Người kể có mặt ở khắp nơi, kể được tất cả các sự việc có liên quan tới nhân vật, kể như người ta kể. (cung vua -> công quán -> cung vua) => kể theo ngôi thứ 3.
I. Bài học:
 1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
a. Ngôi kể: 
Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Khi người kể xưng “Tôi”
-> ngôi kể thứ nhất.
- Khi người kể giấu mình đi, gọi sự vật bằng tên gọi của chúng
-> ngôi kể thứ ba. 
b.Kể theo ngôi thứ 3:
-Vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình. 
- Tác giả giấu mình đi, coi như mình không có mặt trong truyện và đứng ở ngoài quan sát và kể lại nhưng thực ra có ở bên trong từ đầu đến cuối.
- Cung vua, công quán.
Vậy kể theo ngôi thứ 3 là kể như thế nào? Kể ở ngôi này có tác dụng gì?
=> Kể theo ngôi thứ 3: gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể giấu mình đi, kể linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật.
3. Đọc đoạn văn 2:
Nhân vật trong đoạn văn là ai? (tôi).
Ai là người kể? (tôi)
Tôi tự kể những gì về mình?
Vậy truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?
c. Kể theo ngôi thứ 1: 
- Việc làm, những điều mình nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy.
=>Người kể xưng tôi tự kể ra những gì mình biết, mình nghe, nhìn thấy, trải qua; có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng suy nghĩ của mình.
? Theo em, người xưng tôi trong đoạn văn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay tác giả (Tô Hoài)?
Giáo viên: người xưng tôi có thể là chính tác giả tự kể về mình, cũng có thể do tác giả tự hoá thân (đóng vai) vào một nhân vật trong truyện để kể.
-> Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.
? Trong 2 ngôi kể trên: ngôi kể nào có thể kể tự do? Không bị hạn chế? Ngôi kể nào chỉ được kể những điều mình biết, trải qua?
- Học sinh trao đổi:
+ Thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3 (thay tôi bằng Dế Mèn) ->nhận xét.
+ Có thể đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi được không? Vì sao?
Vậy chọn kể theo ngôi thứ 3 trong truyện em bé thông minh có phù hợp không? Vì sao?
Vậy khi khi kể chuyện chúng ta cần chú ý điều gì?
- Để kể chuyện được linh hoạt thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
-> Đoạn văn không thay đổi nhiều, người kể đã giấu mình đi, mọi sự cảm nhận tương tự như chính Dế Mèn.
-> Khó đổi được vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.
- Phù hợp, vì mọi tình huống thử thách em bé phải trải qua đều rất bất ngờ, các nhân vật trong truyện đều không thể biết được -> Nổi bật sự thông minh, nhanh trí của em bé.
=> Để kể chuyện được linh hoạt thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
II. Luyện tập:
Chia nhóm cho học sinh làm bài.
Nhóm 1: bài tập 1.
Nhóm 2: bài tập 2.
Bài 1: thay “tôi” thành Dế Mèn.
- Đoạn văn được kể khách quan hơn, từ bên ngoài nhìn vào để kể.
- Những suy nghĩ của Dế Mèn: mang tính phỏng đoán, không chắc chắn.
-> Có thể thay đổi lời kể cho phù hợp: Đào hang song.. có lẽ là chú lo xa.. phòng khi.. thoát.
- Nếu để ở ngôi 1: những việc làm, suy nghĩ thật hơn.
Bài 2: Thay “tôi”vào các từ Thanh, chàng.
- Sắc thái tình cảm của đoạn văn thay đổi, hành động, cái nhìn của con mèo, suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn chủ quan của Thanh.
Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? vì sao như vậy?
Bài 3: Kể theo ngôi thứ 3 -> Kể tự do, thoải mái, không hạn định thời gian, địa điểm, kể được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.
 IV. Củng cố -
- Các ngôi kể thường gặp? Đọc đoạn văn của Phạm Hổ?
 V. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài + Hoàn thành bài tập 
 - Tập kể chuyện bằng ngụi thứ nhất.
Kể Thạch Sanh bằng ngôi 1 (Thạch Sanh tự kể)
Tiết 34 :Thứ tự kể trong văn tự sự
Ngày soạn :10/10/2013
Ngày giảng: 15/10/2013
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức - Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự
 - Kể "xuụi " , kể "ngược" theo nhu cầu thể hiện
 - Hai cỏch kể - hai thứ tự kể : Kể "xuụi " , kể "ngược" 
 - Điều kiện cần cú khi kể ngược 
 2. Kĩ năng: 
	 - Chọn thứ tự kể phự hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
 - Vận dụng hai cỏch kể vào bài viết của mỡnh.
 3.Thỏi độ:
- í thức tập luyện cỏc kể chuyện và tỡnh cảm yờu quý mụn học TLV
- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại
B. Chuẩn bị:	
- GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án
- HS: Đọc SGK - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy - học:
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6C:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Ngôi kể là gì? Vai trò của ngôi kể? Có mấy ngôi kể? Nêu rõ?
III. Bài mới :
 Khi kể chuyện, ngoài việc chọn ngụi kể ta cũn phải chỳ ý sắp xếp cỏc sự việc trong đoạn văn tự sự. Đú là thứ tự kể trong văn tự sự. Thứ tự được sắp xếp như thế nào? Bài học hụm nay chỳng ta cựng tỡm hiểu 
1. Hãy kể tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
Truyện kể theo ngôi kể nào?
Trong các sự việc: đâu là sự việc khởi đầu? Cao trào? phát triển? Kết thúc?
Nhận xét cách kể các sự việc trong truyện?
2.Đọc bài văn(SGK97) 
Nội dung của bài văn là gì?
Học sinh thảo luận: thứ tự thực tế các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào?Truyện kể theo ngôi nào các sự việc có mối quan hệ với nhau như thế nào? (quan hệ nhân quả)
?Bài văn kể theo thứ tự nào?
(Kể hiện tại: Bị chó cắn, kể nguyên nhân: Kể về KQ)
Em có n.xét gì về thứ tự kể của bài văn? Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân
Cách kể này có tác dụng gì?
Khi nào người ta thường dùng cách kể ngược?
Trong bài văn: kể các sự việc như thế nào?
Kể như vậy có tác dụng gì?
Người kể bắt đầu kể khi sự việc nào diễn ra? 
(sự việc 4).
Làm thế nào để người kể có thể kể ngược lại các sự việc xảy ra trước đó? (hồi tưởng, nhớ lại).
- Kể theo thứ tự thời gian: Việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.->Thích hợp với truyện cổ, cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ hiểu
Khi kể chuyện thường theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả n.thuật gì?
Thứ tự kể có ý nghĩa tố cáo và phê phán 
Giáo viên: nếu truyện kể theo ngôi thứ 1 thì nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc.
Vậy ngoài cách kể theo thứ tự tự nhiên các sự việc, và có cách kể theo thứ tự như thế nào? có tác dụng gì? so sánh 2 cách kể em có nhận xét gì?
Kể theo thứ tự ngược: gây bất ngờ, ý nghĩa truyện sâu sắc.
Kể theo thứ tự tự nhiện: có tầm quan trọng. Xây dựng tình huống phát triển, tăng cường kịch tính trong truyện.
I. Bài học:
Thứ tự kể trong văn Tự sự.
1.a. Có 2 vợ chồng ông lão đánh cá nghèo.
b. Một lần, ông lão bắt được con cá vàng, cá xin ông tha và hứa trả ơn.
c. Mụ vợ biết, bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn: lần 1 đòi một cái máng, lần 2 đòi một ngôi nhà mới, lần 3 đòi làm nhất phẩm phu nhân, lần 4 đòi làm Nữ hoàng, lần 5 đòi làm Long vương.
d. Mụ vợ trở về với thân phận cũ.
-> Kể lần lượt: sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau=> Kể theo thứ tự tự nhiên (kể xuôi)
- Đó là thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão, và cuối cùng bị trả giá.
-> Thứ tự tự nhiên: có ý nghĩa tố cáo và phê phán.
Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không? (kể đảo lộn) => Kể theo thứ tự tự nhiên: kể các sự việc liên tiếp nhau việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
2.Kể lại chuyện thằng Ngố làm mất lòng tin ở mọi người nên khi bị chó cắn mà không ai cứu được nó. 
+ Ngố mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên lêu lổng hư hỏng, bị mọi người xa lánh.
+ Ngô tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người -> mất lòng tin.
+ Ngố bị cho dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
+ Phải băng bó, tiêm thuốc.
- Bắt đầu từ sự việc hậu quả (hiện tại)-> kể nguyên nhân (quá khứ) -> kể hiện tại. -> kể ngược.
->Gây bất ngờ, làm nổi bật ý nghĩa của một bài học mà Ngố phải rút ra, được thể hiện rõ ở hậu quả những việc làm của Ngố.
- Thứ tự thực tế: 
+ Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có ng rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi ng xa lánh.
+ Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi ng làm họ mất lòng tin
+ Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu
+ Ngỗ phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại
=> Kể ngược: kể kết quả hoặc sự việc hiện tại trước, sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
Gây bất ngờ, chú ý, thể hiện tình cảm nhân vật
*Ghi nhớ: SGK – 98
Học sinh đọc truyện, thảo luận câu hỏi.
Câu truyện kể theo thứ tự nào? theo ngôi nào? yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào?
II. Luyện tập
Bài tập 1 (98):
Kể truyện theo ngụi kể thứ nhất, người kể xưng tụi 
Thứ tự kể: 
 - Tụi và Liờn là bạn thõn (Hiện tại ) 
 - Trước đú tụi rất ghột Liờn (Quỏ khứ) 
 - Liên biết, Liên khg núi gỡ cũn giỳp tụi 
->Tụi và Liờn là đụi bạn thõn 
Kể ngược theo hồi tưởng 
-> Hồi tưởng đúng vai trũ quan trọng, là cơ sở của kể ngược
- MB: C1: Thứ tự kể: Trình tự TG
-TB: 
-Trường hợp được đi chơi? Đi cùng ai?
- Nơi xa: Quê, Thành phố, tham quan..
- Trông thấy những gì trong chuyến đi ấy
-Điều làm em thích thú?
- KB: Suy nghĩ mong ước về chuyến đi
àGắn liền với hồi tưởng thường dùng kể những kỷ niệm khó quên tạo cảm giác chân thành và giàu sức truyền cảm
2. Bài tập 2 (98):
IV: Củng cố:Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự?
V.Hướng dẫn về nhà :	
- Học bài - Làm bài tập
- Nhắc lại thứ tự kể trong văn tự sự . Học bài, làm Bài tập 2 
 - Tập kể xuụi, kể ngược một truyện dõn gian.
 - Chuẩn bị cho bài viết số 2 bằng cỏch lập hai dàn ý một đề văn theo hai ngụi kể.
 - Học ghi nhớ. Chuẩn bị : Xem lại lý thuyết đó học về văn tự sự 
 - Ôn tập văn tự sự –> giờ sau viết Bài viết số 2
*******************************************************
Tiết 35,36 :Viết bài tập làm văn Số 2
Ngày soạn : 11/10/2013 .
Ngày giảng : /10/2013.
A. Mục tiêu bài học:
- Học sinh biết kể 1 câu chuyện có ý nghĩa
- Biết viết bài có bố cục chặt chẽ, lời văn hợp lý.
- Có ý thức làm bài độc lập, tự giác.
B. Chuẩn bị:	
- GV: Đề bài, đáp án , thang điểm
- HS: Giấy bút, dụng cụ học tập
C. Tiến trình dạy - học:
I. Tổ chức: 6A3: 6A4:
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh: Giấy bút và dụng cụ học tập. 
III.Bài mới :
I Đề bài 
Kể về một việc tốt mà em đã làm (Yêu cầu lập dàn ý trước khi viết bài)
II. Đỏp ỏn – Biểu điểm :
 1.Yêu cầu chung:
* Nội dung: 
- Biết lựa chọn một câu chuyện có ý nghĩa với bản thân đảm bảo nội dung, cốt truyện, các sự việc và nhân vật. 
- Biết lựa chọn ngôi kể và thứ tự kể hợp lí.
* Hình thức:
- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không viết sai lỗi chính tả.
- Kiểu bài: Kể chuyện
- ND: 1 việc tốt ( Giúp bạn học tập, đưa cụ già qua đường, c.sóc cha mẹ bị ốm)
- Phạm vi: 1 việc
 2. Yêu cầu cụ thể:
 *) Dàn ý 
A: Mở bài (1,5đ)
 - Giới thiệu việc tốt em làm ở đâu, dịp nào (1đ)
- Nêu tên việc làm (0,5 đ)
B : Thân bài (7 đ) 
 - Trình bày theo thứ tự thích hợp toàn bộ diễn biến sự việc từ lúc bắt đầu đến khi k.thúc. (5 đ)
+ Bắt đầu ntn?
+ Việc tốt diễn ra ra sao?(Giúp bạn học tập, đưa cụ già qua đường, giúp đỡ cha mẹ)
+ Kết quả việclàm ( Bạn học tiến bộ, đưa được cụ già qua đường, cha mẹ vui
- ý nghĩa của việc làm tốt ( Thể hiện qua suy nghĩ của em hoặc lời nhận xét của người em giúp đỡ.) (2đ)
C :Kết bài: (1.5 đ) 
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về việc làm đó.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Truyện kể phải có cốt truyện, có sự việc, có diễn biến các sự việc. Trình bày hợp lí. Bài viết kể việc song phải có cảm xúc, lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với nội dung. Chữ viết sạch đẹp.
- Điểm 7-8: Bố cục đủ, rõ ràng; đảm bảo cốt truyện. Diễn đạt tương đối trôi chảy, chữ viết rõ ràng, mắc không quá 4 lỗi chính tả.
- Điểm 5-6: Kể được truyện tuy chưa được hay nhưng đảm bảo trình tự hợp lí. Bố cục đủ, diễn đạt đôi khi còn lủng củng; mắc khg quá 6 lỗi c.tả.
- Điểm 3-4: Bố cục không đủ hoặc không rõ ràng. Bài viết sơ sài không đảm bảo cốt truyện; diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0-1-2: Bài viết yếu, sai thể loại, không kể được gì, trình bày, chữ viết cẩu thả. (tùy mức độ mắc lỗi để cho 0,1,2).
* HS nghiêm túc là bài. GV quan sát nhắc nhở.
IV. Củng cố: Thu bài- GV nhận xét giờ viết bài.
V. HDVN: 
- Ôn tập phương pháp làm bài văn tự sự.
- Bài tập: Kể lại một việc làm tốt mà em đã làm hoặc chứng kiến.
Duyệt giáo án ngày 14/10/2013
Phó Hiệu trưởng
Nguyễn Sỹ Quang.
Tuần 10
Tiết 37 : ếch ngồi đáy giếng, 
 Thầy bói xem voi 
	(Truyện ngụ ngôn)
Ngày soạn : 16/10/2013
Ngày giảng : 22/10/2013
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : Giỳp học sinh cú hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngụn 
-Hiểu và cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đỏy giờng
- Nắm được những nột nghệ thuật của truyện 
- Đặc điểm của nhõn vật , sự kiện , cốt truyện trong một tỏc phẩm ngụ ngụn 
- í nghĩa giỏo huấn sõu sắc của truyện ngụ ngụn .
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để núi chuyện con người , ẩn bài học triết lý ; tỡnh huống bất ngờ , hài hước độc đỏo .
2. Kỹ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngụn .
Liờn hệ cỏc sự việc trong truyện với những tỡnh huống , hoàn cảnh thực tế 
- Kể lại được truyện .
 3. Thỏi độ: - Giỏo dục HS cú ý thức nghiờm tỳc trong giờ học .
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy - học:
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A3: 6A4:
II. Kiểm tra bài cũ: 
HS1 - Kể diễn cảm một đoạn truyện Em bé thông minh.
III. Bài mới:
 Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện dân gian được mọi người ưa thích bởi nội dung, ý nghĩa của nó rất sâu sắc mà độc đáo.
A.ếch ngồi đáy giếng
Quan sát truyện em có nhận xét gì về câu chuyện này so với các truyện đã học?
- Truyện ngắn gọn, cốt truyện rõ ràng.
Nhận xét nhân vật trong truyện? Biện pháp kể truyện.
-> Đọc to, rõ ràng, mạch lạc các sự việc.
- Gọi học sinh đọc truyện: giáo viên nhận xét uốn nắn.
Hãy kể diễn biến các sự việc trong truyện?
Truyện có mấy sự việc chính? Mỗi sự việc có một câu văn trọng tâm nòng cốt đó là những câu nào?
ở tiểu học em đã được nghe, kể chuyện ngụ ngôn nào?
em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? có đặc điểm gì?
Giáo viên giải thích: Ngụ ngôn: lời nói có ngụ ý; nghĩa đen: nghĩa bề ngoài, cụ thể của câu chuyện, dễ nhận ra; nghĩa bóng: nghĩa sâu kín, được suy ra từ nghĩa đen, thường là những bài học cho con người trong cuộc sống.
(Giáo viên giới thiệu về truyện ngụ ngôn thế giới và Việt Nam)
Vì sao người viết truyện ngụ ngôn không chỉ rõ bài học mà đề người đọc tự suy ra từ câu chuyện?
- Bài học kín đáo, sâu sắc, tăng sức thuyết phục.
- Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu từ khó bằng câu hỏi. 
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
- Nhân vật là loài vật.
- Kể chuyện bằng biện pháp nhân hoá.
2. Chú thích:
+ Truyện ngụ ngôn:
- Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Mượn chuyện loài vật, đồ vật, con người: ngụ ý kín đáo chuyện con người, khuyên nhủ, răn dạy.
-> Truyện ngụ ngôn có nghĩa đen, nghĩa bang -> Nghĩa bóng là quan trọng, là mục đích của truyện.
* Từ khó:
Truyện có thể chi mấy phần? Nội dung của từng phần?
3. Bố cục: 2 phần:
- P1: kể chuyện ếch khi còn ở trong giếng.
- P2: kể chuyện ếch khi ra khỏi giếng.
II. Phân tích văn bản.
Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào? (xung quanh là những con vật nhỏ bé về kích cỡ, ít ỏi về số lượng)
Vì sao tiếng kêu của ếch ở trong giếng lại vang động như vậy?
Theo em, giếng là một không gian như thế nào?
Em nhận xét gì về hoàn cảnh, môi trường sống của ếch?
Môi trường sống đó có ảnh hưởng gì tới tầm nhìn và sự hiểu biết của ếch không?
1. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng:
- xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc, bé nhỏ.
- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp… vang động làm các con vật rất hoảng sợ.
(Không gian chật hẹp, không thay đổi).
->Môi trường sống: nhỏ bé, chật hẹp, lại kéo dài trong nhiều ngày.
-> Tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh nó rất hạn hẹp, nhỏ bét, ít hiểu biết, kéo dài.
Trong môi trường

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 ky I.doc
Giáo án liên quan