Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Nguyễn Văn Hùng

T. Giảng thêm: Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các Vua Hùng, được tiếp tục phát huy mạnh mẽ về sau:

· Sơn Tinh đại diện cho lực lượng nhân dân, có sức mạnh và tài năng cá nhân lại có ý chí kiên cường, bền bĩ đắp đê, ngăn lũ chống bão lụt, chống thiên tai.

· Thuỷ Tinh đại diện cho các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt như mưa gio, bão lụt là kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh nói riêng và của nhân dân ta nói chung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 3
- Tiết:CT: 12
- TIẾT 12: SƠN TINH, THỦY TINH
- ĐT: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Từ thời các Vua Hùng, nhân dân ta đã lấy nghề nông làm nghề chính để sinh sống. Với điếu kiện tự nhiên như ở nước ta, làm ruộng không chỉ có mặt thuận lợi mà nhân dân ta còn tìm cách đấu tranh chống thiên nhiên, để khắc phục hạn hán, mưa bão, lũ lụt. Với trí tưởng tượng phong phú người xưa đã sáng tạo ra câu chuyện kí thú đó là: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” mà chúng ta học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1: Đọc, giải từ.
T. Đọc, gọi 2 H đọc tiếp theo. Giải nghĩa từ: 1, 2, 3, 4. . . Tìm từ Hán Việt có yếu tố: Sơn, Thuỷ ?
Đoạn1: từ đầu -----------------> mỗi thứ một đôi.
Đoạn2: tiếp ------------------> thần nước đành rút quân.
Đoạn3: phần còn lại.
T. Văn bản thuộc thể loại nào ? Truyền thuyết là gì ?
H. . . . 
T. Truyện chia làm mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn ?
H. . . 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
T. Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật nào là nhân vật chính ? Nhân vật chính là gì ? Nhân vật phụ là gì ? Truyện gắn với thời đại nào của lịch sử ?
H. “ ST, TT” ; Mị Nương ; Vua Hùng thứ 18. Nhân vật chính là 2 vị thầntruyện gắn vơiù thời đại Vua Hùng thứ 18 trong lịch sử Việt Nam.
T. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Em hãy nêu những chi tiết tưởng tượng, kì ảo về tài phép của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ?
H. * Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. . . “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”.
* Thuỷ Tinh: Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
T. Em có nhận xét gì về tài phép của hai vị thần ?
H. Tài phép ngang nhau.
T. Món sính lễ kì lạ của Vua Hùng là gì ? Mục đích việc đưa ra món sính lễ ?
H. “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mau, mỗi thứ một đôi”. Mục đích là để kén chọn rễ.
T. Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa hai vị thần là gì ? Thuỷ Tinh thể hiện thái độ và sức mạnh ghê gớm của mình như thế nào đối với Sơn Tinh ?Ngược lại Sơn Tinh thể hiện thái độ, sức mạnh ghê gớm của mình như thế nào đối với Thuỷ Tinh ?
H. Nguyên nhân Thuỷ Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh.
T. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần dẫn đến kết quả là gì ? Người xưa đã tưởng tượng ra sức mạnh ghê gớm của Thuỷ Tinh và sự thần kì của Sơn Tinh nhằm mục đích gì ?
T. Giảng thêm: Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các Vua Hùng, được tiếp tục phát huy mạnh mẽ về sau:
Sơn Tinh đại diện cho lực lượng nhân dân, có sức mạnh và tài năng cá nhân lại có ý chí kiên cường, bền bĩ đắp đê, ngăn lũ chống bão lụt, chống thiên tai.
Thuỷ Tinh đại diện cho các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt như mưa gio,ù bão lụt là kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh nói riêng và của nhân dân ta nói chung.
HĐ3: Tổng kết.
T. Theo em, truyện có đặc điểm gì nổi bật về nghệ thuật ? Cho ví dụ minh hoạ?
H. Truyện có nhiều chi tiết tượng, kì ảo như: Hình tượng các nhân vật thần có nhiều pháp lạvẫy tay nổi cồn bãi. . . Hô mưa, gọi gió. . . Món sính lễ kì lạ. . . 
T. Qua phân tích trên, theo em câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
T. Giảng thêm:
Thần núi Tản Viên trở thành con rễ Vua Hùng, điều này có ý nghĩa đề cao quyền lực của các Vua Hùng và suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng, cũng như của người Việt Cổ trong thời đại các Vua Hùng.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4: Luyện tập.
T. Cho H đọc BT1. SGK Tr. 34. Yêu cầu kể diễn cảm, có sáng tạo bằng lời văn của mình ?
H. Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho Mị Nương. Một hôm, cả Thần núi và Thần nước đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: Hôm sau ai đem sính lễ đến trước sẽ cưới Mị Nương. . .
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Từ truyện: “ ST, TT” em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, trồng rừng, nghiêm cấm nạn phá rừng của nước ta hiện nay ?
T. Cho một số H phát biểu, lớp bổ sung, Thầy kết luận Đ – S, và cho H ghi vở.
T. Cho H đọc BT3. Kể một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các Vua Hùng ?
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
HĐ5: Đọc thêm.
T. Cho H đọc thêm bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, SGK Tr. 34.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Đọc, giải từ. SGK Tr. 31.
2. Thể loại:Truyềnthuyết.
3. Bố cục:
a)- Vua Hùng 18 kén rễ.
b)- Giao tranh hai vị thần
c)- Trả thù TT, chiến thắng ST.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Tài phép hai vị thần:
ST	 TT
* Vẫy tay * Hô mưa,
nổi cồn bãi gọi gió, làm 
,mọc núi đồi. dông bão.
=> Ngang nhau.
2. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần.
 TT ST
*TĐ: Đùng * Không hề 
nổi giận. nao núng.
*SM: Hô * Bốc đồi, 
mưa, gọi dời núi, ngăn
gió, dâng lũ. . .
nước. . .
*KQ: Kiệt * Vẫn vững 
sức, rút vàng.
quân.
*ÝN: Giải * Thể hiện 
thích hiện ước mơ, 
tượng mưa chiến thắng
bão, lũ lụt. thiên tai. . .
. . .
III. TỔNG KẾT.
+ là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo.
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 34
1. Tự tập kể.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 34
2. Chủ trương xây dựng củng cố đê điều của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là cần thiết để chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng.
Cấm phá rừng, trồng thêm rừng để ngăn lũ.
3. “ CRCT, BCBG, TG, Sự tích trầu cau, Sự tích quả dưa hấu. . .”
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 
4. Cho H đọc thêm bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, SGK Tr. 34.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
* Học bài: 
1)- Nêu ý nghĩa của truyện “ ST,TT” ? 
2)- Kể tên một số truyện dân gian có liên quan đến thời đại các Vua Hùng ?
* Soạn bài: 
1)- Làm BT 1, 2, 3, 4 SBT Tr. 15, 16.
2)- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ( SGK. Tr. 37 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
=====> Học sinh tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docSON TINH - THUY TINH.doc