Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 32: Thao tác lập luận so sánh

 -Nguyễn Tuân đã so sánh với hai quan niệm:

 +Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao.

 +Loại người hoài cổ: Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch ngày xưa thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.

 -Căn cứ để so sánh: trên cơ sở cùng nói về “dân cày”.

 -Mục đích của sự so sánh: Chỉ ra ảo tượng của hai loại người trên, khẳng định cái đúng của Ngô Tất Tố: người nông dân phải đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 32: Thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 16 -10 -2008
Tiết: 32	THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH	 	
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được mục đích, yêu cầu và cách so sánh trong văn nghị luận.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học về thao tác lập luận so sánh để viết một đoạn văn trong bài văn nghị luận.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận so sánh khi làm văn. 
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tư duy logic, ý thức vận dụng thao tác lập luận so sánh để tăng hiệu quả khi giao tiếp.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, Thiết kế giáo án.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, Trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số.
 	2- Kiểm tra bài cũ: Mới trả bài số 2, không kiểm tra bài cũ.
 	3- Giảng bài mới: 
-Vào bài: Khi làm văn, cạnh thao tác lập luận phân tích, cần sử dụng thao tác lập luận so sánh làm nổi bật đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng, giúp bài văn ấn tượng hơn.
- Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12’
15’
15’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
 GV gọi 1 HS đọc ngữ liệu SGK
 Hỏi: Chế Lan Viên muốn đề cập đến đối tượng nào? Ông đã dùng đối tượng nào để so sánh?
 Chỉ rõ điểm giống nhau và khác nhau và khác nhau giữa các đối tượng?
 GV nhận xét, khái quát, treo bảng phụ.
 Hỏi: Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?
 Hỏi: Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?
 GV nhận xét, khái quát vấn đề.
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu cách so so sánh.
 GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn SGK (trang 80).
 Hỏi: 
 -Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn” với những quan niệm nào?
 -Căn cứ để so sánh?
 -Mục đích của so sánh?
 GV nhận xét, khái quát, treo bảng phụ.
 Hỏi: Từ hai ví dụ trên, chúng ta hãy nêu rõ:
 -Đối tượng đưa ra so sánh có mối liên quan như thế nào?
 -Tiêu chí để so sánh (so sánh mặt nào, điểm nào)?
 -Nhận xét về kết luận rút ra từ so sánh đó?
 Hỏi: Từ việc phân tích ví dụ trên, hãy nêu cách so sánh?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Hãy nêu mục đích, yêu cầu của lập luận so sánh và cách so sánh?
 GV nhận xét, khái quát vấn đề.
 GV yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ.
 GV đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập.
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trình bày ra giấy, đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 Yêu cầu:
 - Đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc”, “Nam” về những mặt nào?
 -Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
 -Sức thuyết phục của đoạn trích?
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
 HS đọc ngữ liệu SGK (trang 79).
 -HS thảo luận, ghi ra giấy (6’).
 -Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HĐ2: Tìm hiểu cách so so sánh.
 HS đọc ngữ liệu SGK (trang 80).
 -HS thảo luận, ghi ra giấy (6’).
 -Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
 HS trả lời.
 -Quan hệ:
 +Vd1): Các tác phẩm văn học cùng nói đến con người; 
 +Vd2): Cùng nói những quan niệm về “làng xóm, dân cày”.
 -Tiêu chí: 
 +Vd1: cùng đánh giá nội dung của các tác phẩm.
 +Vd2): cùng nói về tư tưởng.
 -Kết luận rút ra từ so sánh cho ta hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng.
 HS trả lời.
HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS trả lời.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
 HS đọc ghi nhớ.
 HS theo dõi.
 HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
 I - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
 1- Tìm hiểu ngữ liệu:
 -Đối tượng được so sánh: tác phẩm “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du: cả loài người được bàn đến.
 -Đối tượng so sánh: “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” bàn đến một hạng người. “Truyện Kiều” nói đến cả xã hội người .
 -Điểm giống: đều nói tới con người.
 -Điểm khác: Con người trong Văn chiêu hồn rộng hơn (từng giới, từng loài), sâu hơn (phổ biến, điển hình), mới, có một không hai (con người trong cõi chết).
 “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, “Chiêu hồn” mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết.
 -Qua một loạt so sánh, ta thấy đối tượng được ra so sánh cụ thể, sinh động hơn. Do đó, bài văn mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
 2- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
 So sánh để thấy rõ đặc điểm và giá trị của sự vật, hiện tượng; nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình.
 II- Cách so sánh:
 1- Phân tích ngữ liệu:
 -Nguyễn Tuân đã so sánh với hai quan niệm:
 +Loại chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao.
 +Loại người hoài cổ: Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch ngày xưa thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
 -Căn cứ để so sánh: trên cơ sở cùng nói về “dân cày”.
 -Mục đích của sự so sánh: Chỉ ra ảo tượng của hai loại người trên, khẳng định cái đúng của Ngô Tất Tố: người nông dân phải đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột.
 2- Cách so sánh:
 - Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
 - Kết luận rút ra từ so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc chính xác, sâu sắc hơn.
 -Phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK, trang 80).
 2- Luyện tập:
 -So sánh trên những mặt: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.
 -So sánh đã chỉ ra:
 +Sự giống nhau: nước Đại Việt có tất cả những điều mà nước Trung Quốc có.
 +Sự khác nhau: văn hoá, lãnh thổ, phong tục, triều đại, hào kiệt,…
 - Kết luận: Đại Việt có chủ quyền, ý đồ muốn thôn tính Đại Việt của Trung Quốc là trái đạo lí, là không thể chấp nhận được
 -Đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục mạnh mẽ, đem đến cho người nghe niềm tin và niềm tự hào dân tộc.
 2’	4- Dặn dò:
- Tìm thêm ví dụ để luyện tập.
- Đọc-soạn: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phân tích đoạn văn sau:
	-Xác định đối tượng so sánh.
	-Căn cứ để so sánh.
	-Mục đích so sánh
	-Từ sự so sánh đó có thể rút ra kết luận gì?
	-Sức thuyết phục của đoạn trích?
	Đỗ là bạn thân của Lý, cả hai đều được người đương thời và hậu thế suy tôn là minh tinh rực rỡ nhất trên thi đàn Thịnh Đường. Lý là Thi tiên, Đỗ là Thi thánh, mặc dầu tính tình và sự nghiệp khác nhau rất xa.
	Lý lãng mạn, Đỗ trọng thực tế; Lý theo Phạt, Lão; Đỗ thờ Khổng, Mạnh. Lý muốn ẩn dật trong cảnh núi xanh, mây trắng; Đỗ thì lăn lóc giữa đời cùng khổ, trầm luân. Lý kiêu ngạo nhìn đời:
	“Xử thế nhược đại mộng,
	Hồ vi lao kì sinh”. 	(Ở đời tựa giấc chiêm bao,
	Làm chi mà phải lao đao nhọc mình)
	Đỗ nhiệt tâm cứu quốc:	“Cùng niên ưu lệ nguyên,
	Thán tức trường nội nhiệt”	(Suốt năm lo dân đen,
	Than thở ruột sôi nóng)
	Lý say sưa trong tháp ngà, theo chủ nghĩa hưởng lạc, Đỗ rên rỉ trên thập ác, cầu cứu sinh linh; Lý tả cái ảo tưởng của chính mình, Đỗ tả cái chân tướng của xã hội; tài của Lý do thiên tư nhiều, tài của Đỗ có kinh nghiệm nhiều; khi nhậu say hướng tới, Lý múa bút tới đâu thì gấm hoa hiện tới đó; khi nhìn cảnh động lòng, Đỗ hạ bút chữ nào thì nước mắt rơi theo chữ ấy; đọc thơ Lý ta muốn phiêu diêu lên tiên thì đọc thơ Đỗ, ta muốn sụt sùi nhăn mặt.
	Lý hay hơn Đỗ hay Đỗ hay hơn Lý? Ta không thể quyết đoán được. Cả hai đều là kỳ hoa, đều là quốc sắc thiên hương, mỗi người một vẻ.
	Nhưng có điều ai cũng nhận là thơ của Lý có người “kính nhi viễn chi”, còn thơ của Đỗ ai cũng “kính nhi ái chi”. Lý còn có kẻ chê là đồi phế, Đỗ thì thời nào cũng khâm phục.
	Tuy nhiên nếu tôi là thi sĩ, tôi chẳng được thành thi tiên hoặc thi thánh, chỉ xin một chức Thi sử như Bạch Cư Dị.
	(Đại cương Văn học sử Trung Quốc – Nguyễn Hiến Lê)
Bảng phụ 1: (Ngữ liệu SGK, trang 79).
	Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả lời người được bàn đến [....]. “Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “Chiêu hồn”, trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một”.
	Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn” [....]. Nếu “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động đến: cõi chết.
Bảng phụ 2: (Ngữ liệu SGK, trang 80).
	Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về làn xóm, dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!
Bảng phụ 3:
	Mục đích so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
	Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).

File đính kèm:

  • docT32.doc