Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41,42: Chữ người tử tù

→ Bộc lộ lẽ sống của HC: sống phải cho xứng đáng với những tấm lòng, phụ một tấm lòng cao đẹp trong thiên hạ là không thể tha thứ.

* Huấn Cao trọn vẹn và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bút pháp lí tưởng hoá của Nguyễn Tuân: một con người vừa có tâm, vừa có tài, hiên ngang bất khuất trước cái ác, cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.

 - Đó chính là cốt cách cao đẹp: Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai.

* Quan niệm thẩm mĩ:

 + Cái đẹp và cái tài không thể tách rời nhau.

 + Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng thống nhất giữa cái tâm và cái tài.

 Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của NT.

* Tình yêu nước thầm kín: Qua HC, nhà bày tỏ thái độ trân trọng, yêu mến những giá trị truyền thống của dân tộc.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 28240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 41,42: Chữ người tử tù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41, 42 Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ 
 Ngày soạn: 07/11/11 --- Nguyễn Tuân ---
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
	2. Kĩ năng:
	 Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
	3. Thái độ:
 	Có quan điểm thẩm mĩ đúng đắn, biết trân trọng những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và tài năng phẩm giá con người.
B. Chuân bị:
	1. Chuẩn bị của thầy:
 	SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò:
	Soạn bài theo hướng dẫn của SGK, GV..
C. Hoạt động:
	1. Kiểm tra bài cũ: Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố của ngữ cảnh?
	2. Giới thiệu bài mới: 
 Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẫm mĩ”. Phong cách của Nguyễn Tuân là phong cánh tài hoa, uyên bác. Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, là nhà văn có sở trường với loại tùy bút, là nhà văn có vốn từ ngữ và kiến thức văn hóa sâu rộng. Tất cả những điều trên đã thể hiện rất rõ trong “ Chữ người tử tù” trích “ Vang bóng một thời”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản.
GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt ý chính. 
GV: Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào? 
GV: Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân?
GV: Xuất xứ của truyện “ Chữ người tử tù” ?
GV: Trình bày một vài nét về tập truyện Vang bóng một thời?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
GV: Cho HS đọc một số đoạn trong văn bản.
GV: Nhận xét giọng đọc của HS.
GV: Cho HS chú thích các từ ngữ khó.
GV: Cảm nhận chung về văn bản?
GV: Em hiểu như thế nào về tình huống truyện? Truyện ngắn Chữ người tử tù đã xây dựng được tình huống gì?
GV: Nhận xét về tình huống truyện đó?
GV: Xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù có ý nghĩa gì?
GV nêu câu hỏi khái quát: Nhân vật Huấn Cao được xây dụng với những vẻ đẹp nào?
GV: Tại sao nói HC là một nho sĩ tài hoa? Hãy chứng minh bằng những chi tiết ở trong tác phẩm?
GV: Nhận xét về nét đẹp đầu tiên của HC?
GV: Lưu ý HS về nghệ thuật thư pháp.
GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng: Huấn Cao không chỉ một nho sĩ tài hoa mà còn có khí phách hiên ngang, bất khuất của một trang anh hùng dũng liêt. Ý kiến của anh chị thế nào?
GV: Hãy chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể ở trong truyện?
GV: Hình ảnh HC xuất hiện ở ngục quan được miêu tả như thế nào? Nhận xét về hình ảnh đó?
GV: Thái độ của HC đối với viên quản ngục và tầng lớp thống trị?
GV: Hành động, cử chỉ, thái độ của HC đã dựng nên một chân dung như thế nào về HC?
GV: Là người viết chữ đẹp nhưng HC chỉ mới cho chữ những ai? Vì sao lại như vậy?
GV: Tại sao HC lại cho chữ viên quản ngục? Điều đó đã nói lên được phẩm chất gì của HC?
GV: Em có nhận xét gì về câu nói: Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ? Câu nói đó đã bộc lộ được lẽ sống nào của HC? 
GV: Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật HC và từ đó hiểu được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn?
--- Hết tiết 41, chuyển sang tiết 42 ---
GV dẫn dắt: Song song với hình tượng HC tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng là hình tượng nhân vật quản ngục có thiên lương. Chính nhân vật này đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của HC.
GV: Vậy em hãy cho biết nhân vật quản ngục có những vẻ đẹp đáng quý nào?
GV: Sự say mê quý trọng cái đẹp, cái tài của QN được thể hiện rất rõ qua tâm trạng, thái độ tình cảm đối với tử tù. Thời điểm chưa gặp HC, QN đã bộc lộ tâm trạng, thái độ, tình cảm gì?
GV: Khi gặp được HC, QN có thái độ, tình cảm gì?
GV: Vì sao bị khinh bạc đến điều mà QN chỉ nói một câu ngắn gọn: Xin lĩnh ý?
GV: Bên cạnh sự say mê, quý trọng cái đẹp, QN còn là một người có tâm hồn nghệ sĩ. Vậy tâm hồn nghệ sĩ của QN được thể hiện như thế nào?
GV: Nhận xét, đánh gia chung về nhân vật viên QN?
GV: Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? 
GV: Trong khung cảnh đó, hình ảnh con người được miêu tả như thế nào? 
GV: Đó là một cảnh tượng như thế nà0? Tại sao nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
GV: Nghệ thuật được sử dụng trong phần cuối truyện này? 
GV: Tích hợp với truyện ngắn Hai đứa trẻ.
GV: Ý nghĩa cảnh cho chữ?
GV liên hệ: Hê - minh - uê cũng đã từng phát biểu rằng: con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại.
GV: Sau khi viết xong, HC đã khuyên thầy quản điều gì? 
GV: Vì sao ông lại khuyên như thế?
GV: Ngục quan đáp lại tấm chân tình của HC như thế nào? Những biểu lộ đó đã gợi lên trong anh chị điều gì?
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
GV yêu cầu HS khái quát lại giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm?
GV: Nhận xét về mặt nghệ thuật?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả.
- Nguyễn Tuân: 1910 - 1987 - quê Hà Nội. 
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho, học hết bậc thành chung, tham gia viết văn làm báo, tham gia cách mạng, kháng chiến.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.
- Sở trường là tuỳ bút.
- Những tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940); Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972).
2. Truyện ngắn: Chữ người tử tù.
- Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện: Vang bóng một thời.
- Vang bóng một thời:
+ Được in lần đầu 1940 gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. 
+ Nhân vật chính: Phần lớn là nho sĩ cuối mùa - những con người tài hoa, bất đắc chí, dùng cái tôi tài hoa ngông nghênh và sự thiên lương để đối lập với xã hội phàm tục.
II. Đọc hiểu văn bản :
 1. Tình huống truyện:
- Cuộc kì ngộ của hai con người khác thường :
 + Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực nhưng lại khát khao cái đẹp, say mê cái đẹp.
 + Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến đại diện cho cái đẹp.
- Xét trên bình diện xã hội: họ là những kẻ đối nghịch.
- Xét trên bình diện nghệ thuật: họ là tri âm, tri kỉ, đều yêu cái đẹp.
→ Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống thật độc đáo, hấp dẫn: Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa hai con người tri âm, tri kỉ.
- Ý nghĩa: Làm nổi bật hình tượng nhân vật HC và QN; đồng thời góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
2. Nhân vật Huấn Cao:
 a/ Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa:
 + Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp... 
 + Chữ của ông vuông lắm
 + Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời...
 Nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Nét chữ là nết người.
 + Văn võ đều có tài cả. 
 HC là một người văn võ song toàn.
 b/ Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất:
- Dám chống lại triều đình mà ông căm ghét.
- Hành động dỗ gông và thái độ không thèm chấp lời dọa dẫm của tên lính áp giải.
 → Tư thế oai phong, đĩnh đạc, xiềng xích có thể khóa chặt thể xác nhưng không thể khóa được sự tự do về tinh thần.
- Thái độ đối với Quản ngục:
+ Thản nhiên nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình.
+ Đuổi thẳng Quản ngục: Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.
→ Phong thái tự do, ung dung, coi thường đòn roi tra tấn, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. 
- Dưới mắt ông, những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai nên ông tỏ ra khinh bạc đến điều
* Hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ của HC đã dựng nên một chân dung kiêu bạc, ngạo mạn, khinh thường cường quyền và vàng ngọc.
c/ Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng.
 - Nhân cách trong sáng, chính trực, trọng nghĩa khinh lợi: 
 + Coi khinh tiền bạc và quyền thế: Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối 
 - Do cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài, và hiểu được sở thích cao quý của Quản ngục, HC nhận lời cho chữ.
→ HC chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp.
 - Tỏ ra ân hận chân thành: Thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
→ Bộc lộ lẽ sống của HC: sống phải cho xứng đáng với những tấm lòng, phụ một tấm lòng cao đẹp trong thiên hạ là không thể tha thứ.
* Huấn Cao trọn vẹn và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bút pháp lí tưởng hoá của Nguyễn Tuân: một con người vừa có tâm, vừa có tài, hiên ngang bất khuất trước cái ác, cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.
 - Đó chính là cốt cách cao đẹp: Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai.
* Quan niệm thẩm mĩ: 
 + Cái đẹp và cái tài không thể tách rời nhau.
 + Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng thống nhất giữa cái tâm và cái tài.
 Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của NT.
* Tình yêu nước thầm kín: Qua HC, nhà bày tỏ thái độ trân trọng, yêu mến những giá trị truyền thống của dân tộc.
3. Nhân vật viên quản ngục:
 a/ Say mê, quý trọng cái đẹp, cái tài:
* Khi chưa gặp Huấn Cao:
- Ngợi khen tài viết chữ đẹp, chí khí ngang tàng, kiêu bạc.
- Mừng lo lẫn lộn, trằn trọc mãi tới khuya.
- Có ý muốn biệt đãi HC: có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, hành động dũng cảm chống lại cường quyền.
* Khi gặp được Huấn Cao:
- Nhìn tử tù bằng cặp mắt hiền lành, kính nể.
- Thiết đãi rượu thịt tử tế.
- Bị khinh bạc đến điều chỉ nói một câu: Xin lĩnh ý.
→ Trân trọng, kiêng nể đến cam chịu, nhẫn nhục: say mê cái tài, cái đẹp.
 b/ Tâm hồn nghệ sĩ:
- Thú chơi chữ, say mê thư pháp.
- Có sở nguyện cao quý:
 + Có được chữ của Huấn Cao.
 + Nhờ HC viết cho mấy chữ trên vuông lụa trắng
* QN chính là một tấm lòng trong thiên hạ, là một thanh âm trong trẻo trong chốn ngục tù tăm tối.
 4. Cảnh cho chữ:
 * Khung cảnh: 
- Thời gian: vào một đêm ở trại giam tỉnh Sơn.
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
- Ánh sáng: bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, vuông lụa trắng tinh.
 * Con người: 
- Huấn Cao-tử tù: cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên vuông lụa trắng tinh.
- Quản ngục: khúm núm cất những đồng tiền.
- Thơ lại: run run bưng chậu mực.
→ Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Cảnh cho chữ không phải diễn ra ở thư phòng sạch sẽ mà lại diễn ra trong ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu và ẩm ướt.
+ Người nghệ sĩ sáng tạo: cổ đeo gông, chân vướng xiềng, kẻ phản nghịch, sắp phải rơi đầu, chỉ còn lại một đêm nữa thôi.
 + Tử tù lại ở tư thế bề trên oai phong, uy nghi, lồng lộng, ung dung, đường bệ; ngược lại kẻ nắm quyền sinh, quyền sát trong tay lại khúm núm, sợ sệt.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thủ pháp tương phản: đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa tử tù và những kẻ nắm giữ quyền uy, giữa cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn với cái tinh khiết, thanh nhã….
- Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh.
 * Ý nghĩa: 
+ Khẳng định niềm tin của nhà văn về sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối; của cái đẹp với cái xấu xa, của cái thiện với cái ác.
+ Cái đẹp không thể đánh bại bởi những thế lực tàn bạo nhất. Cái đẹp có thể nảy sinh từ nơi cõi chết 
* Lời khuyên của HC đối với QN:
- Từ bỏ chốn ngục tù dơ bẩn tìm về chốn thanh cao để tiếp tục sở nguyện của mình.
- Bởi vì muốn chơi chữ phải có thiên lương, phải có cách sống, phải có văn hóa: cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.
* Hành động bái lĩnh của ngục quan: 
- Sự cảm động, chấp nhận, nghe lời lĩnh ý.
- Cái đẹp, cái thiện đã cảm hóa được con người.
- Thể hiện một nhân cách cao cả, lớn lao.
III. Tổng kết:
- Nội dung: Truyện ngắn Chữ người tử tù đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật HC - một nho sĩ tài hoa, có khí phách hiện ngang và thiên lương trong sáng. Đồng thời, qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
- Nghệ thuật:
+ Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.
+ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.
+ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
+ Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
	3. Củng cố: GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài học: Hình tượng nhân vật HC, quản ngục, khung cảnh cho chữ và nghệ thuật tạo tình huống, khắc họa nhân vật, dựng cảnh, đối lập, tương phản.
	4. Luyện tập: GV gợi ý HS làm BT SGK, T115.

File đính kèm:

  • docCHU NGUOI TU TU.doc