Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 61: Đọc văn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

HS đọc và tóm tắt phần tiểu dẫn ở sgk.

GV: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?

(Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.Ông khao khát viết những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên những vấn đề có tính triết lí về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Ông sớm tham gia cách mạng và hoạt động cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo (năm 1943, tham gia Hội văn hoá cứu quốc; tháng 8 năm 1945 , là đại biểu Văn hoá cứu quốc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào)

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 61: Đọc văn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp 11A3
Lớp 11A4
	Tiết 61: Đọc văn:
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng)
	I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
	1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
	- Nắm được đặc điểm của thể loại bi kịch.trên cơ sở đó để hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách diễn biến tâm trạng những nhân vật chính.
	- Nhận thức được quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng, thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết nhưng lại rơi vào bi kịch.
	2.Về kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản kịch.
	3. Về thái độ: Trân trọng những người tài năng.
	II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đọc sáng tạo, phát vấn, giảng bình 
	III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
	2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: (7p)
	a. Câu hỏi:
	Những yêu cầu cơ bản của hoạt động phỏng vấn là gì?
	b. Đáp án:
	* Công việc chuẩn bị phỏng vấn.
	- Phải xác định mục đích, chủ đề , đối tượng phỏng vấn.
	- Phương tiện phỏng vấn: giấy bút, máy ghi âm, ghi hình..
	- Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, hướng đến chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
	* Thực hiện phỏng vấn.
	- Ngoài câu hỏi đã chuẩn bị có thể sử dụng thêm một số câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh cuộc phỏng vấn để nó không bị khô khan.
	- Người phỏng vấn phải có thái độ thân tình, đồng cảm lắng nghe, chia sẻ...
	- Kết thúc buổi phỏng vấn phải cảm ơn.
	* Biên tập sau khi phỏng vấn.
	- Người phỏng vấn không được thay đổi nội dung thông tin nhưng có thể sửa chữa , sắp xếp lại cho dễ hiểu..
	- Có thể ghi lại điệu bộ cử chỉ...
	3. Bài mới: 	
Hoạt động 1 (2p) Khởi động
	Nguyễn Huy Tưởng cùng thế hệ với Nam Cao, Tô Hoài nhưng có thiên hướng khai thác các đề tài lịch sử và rất thành công trong hai thể loại kịch lịch sử và tiểu thuyết lịch sử như: Đêm hội Long Trì; An Tư; Lá cờ thêu sứu chữ vàng; sống mãi với thủ đô...Vũ Như Tô là vỡ kịch đầu tay- bi kịch lịch sử có giá trị nhất của ông.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 (7p)
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
HS đọc và tóm tắt phần tiểu dẫn ở sgk..
GV: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
(Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.Ông khao khát viết những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên những vấn đề có tính triết lí về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Ông sớm tham gia cách mạng và hoạt động cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo (năm 1943, tham gia Hội văn hoá cứu quốc; tháng 8 năm 1945 , là đại biểu Văn hoá cứu quốc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào)
GV: Nêu những hiểu biết của em về sự nghiệp văn học của tác giả?
GV: Nêu những hiểu biết của em về vở kịch?
Hoạt động 3 (10p)
Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, giải thích từ khó.
Gv phân vai hướng dẫn học sinh đọc.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
Hoạt động 4 (15p)
Hướng dẫn HS tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột cơ bản.
Trao đổi thảo luận nhóm.
- Nhóm 1 +2: Chỉ ra những mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng?
Mâu thuẫn thứ nhất được tác giả giải quyết dứt khoát không? cách giải quyết như thế nào?
(Nhóm 3 + 4 giờ học sau tiếp tục báo cáo kết quả)
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả (1912- 1960) 
- Quê quán: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho
- Năm 1996 được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
2. Sáng tác
- Tác phẩm chính (SGK – 184)
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch
- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
3. Tác phẩm.
- Đặc điểm bi kịch lịch sử: lấy đề tài trong lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử. Nhân vật bi kịch: anh hùng, nghệ sĩ, con người có khát vọng lớn lao, cao đẹp, cũng có khi sai lầm phải trả giá.
II. Đọc văn bản.
1. Đọc
2. Giải thích từ khó
(SGK)
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Những mâu thuẫn, xung đột cơ bản.
- Mâu thuẫn thứ nhất:
Nhân dân lao động
Bạo chúa và phe cánh
- Lầm than, làm việc cật lực, bị ăn chặn
->nghèo đói.
- Chết vì tai nạn, chết vì bị chém.
- Mất mùa-> nổi loạn
- Bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, sống xa hoa.
- Tăng sưu thuế, tróc nã, hành hạ người chống đối.
- Lôi kéo thợ làm phản.
à Trịnh Duy Sản cầm đầu phe nổi loạn chống triều đình: Giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, cung nữ, thiêu hủy Cửu Trùng Đài.
 Được giải quyết dứt khoát bằng cách quân nổi loạn phá đài, đốt đài, giết vua, giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm và các cung nữ.
Hoạt động 5 (4p)
Hướng dẫn HS củng cố, dặn dò
	4. Củng cố: Những mâu thuẩn, xung đột cơ bản.
	5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
	- Tính cách và diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô.

File đính kèm:

  • docTuan_16_Vinh_biet_Cuu_Trung_Dai.doc