Giáo án Ngữ văn 11 tiết 113+ 114: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích “ Những người khốn khổ ") V.Huy-Gô

A.Giới thiệu chung

1. Tác giả

*Cuộc đời:

- Vích - to Huy-gô (1802-1885) là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch của nước Pháp thế kỉ XIX

-Thời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm, là người thông minh, tài năng.

-Sáng tác của Huy-Gô gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão táp cách mạng , đó là đó là 1 tiếng vọng âm vang của 1 thời đại.

-Ông suốt đời hoạt động vì sự tiến bộ của nhân loại.

*Sự nghiệp sáng tác :

-Đa dạng , phong phú :

+Tiểu thuyết : “Nhà thờ Đức Bà Pa-Ri”, “Những người khốn khổ”

+Thơ: “Trừng phạt “, “Tia sáng và bóng tối “

+Kịch : “héc – na –ni”

 Đại văn hào của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung

 

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 15157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 113+ 114: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích “ Những người khốn khổ ") V.Huy-Gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :04/03/2015 
Người soạn: Nguyễn Thị Linh 
GV hướng dẫn : Lê Thị Thuý 
Tiết 113-114: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
 V.Huy-Gô
Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh thấy được ý tưởng tiến bộ được thể hiện qua sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, cường quyền và nạn nhân.
-Đoạn trích không chỉ có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy với đồng cảm với những người khốn khổ, mà vẫn còn khẳng định lí tưởng đem lại hạnh phúc cho con người khốn khổ.
-Giúp học sinh thấy được nét đặc trưng của bút pháp Huy-Gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện.
2.Kĩ năng:
-Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại : tiểu thuyết lãng mạng.
-Phân tích tâm lí tính cách và xung đột nhân vật.
3. Thái độ:
-Giáo dục lòng trân trọng, yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ , bất hạnh.
B- Chuẩn bị bài học 
1.Phương pháp:
-Nêu vấn đề hỏi đáp, hoạt động nhóm ,giảng bình 
2.Phương tiện:
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng 11, Giáo án 
HS:SGK, Vở bài soạn, Vở ghi văn 
C-Lên Lớp 
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ 
3.Lời vào bài:
_ Giờ học trước chúng ta được tiếp cận với nền văn học Nga-Xô Viết . Bây giờ, cô trò chúng ta tiếp tục sẽ đến với nền văn học của nước Pháp , nơi đây ta có thể bắt gặp những tác phẩm đậm chất lãng mạng nhưng mang trong mình giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc . Khi nói đến văn học lãng mạng Pháp thì không thể bỏ qua tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”. Và bây giờ , chúng ta cùng đi vào tìm hiểu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền “ trích trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ “ của V.Huy-Gô để có thể hiểu rõ hơn về nền văn học Pháp.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
 ? Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho cô biết đôi nét về văn học Pháp thế kỉ XIX?
GV: Thế kỉ XIX, văn học Pháp phát triển song song hai khuynh hướng sáng tác : Lãng mạng và Hiện thực 
+ Ở văn học hiện thực nổi bật với các tác giả như : Banzac 
+ Ở dòng văn học lãng mạng phải nhắc đến cây đại thụ V.Huy-gô, ông là người tiên phong và đạt nhiều thành tựu to lớn ở dòng văn học này.
 Vậy bây giờ, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu mục 1: tác giả 
Thao tác 1:Tìm hiểu tác giả 
? Các em hãy cho cô biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của V.Huy-Gô 
GV nói : tên tuổi của Huy-Gô được cả thế giới ngưỡng mộ. Ông là người đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa vào chon cất tại điện Băng-tê-ông 
Và đặc biệt đến 1985, ông được tôn vinh là “Danh nhân văn hoá thế giới”
Thao tác 2 : tìm hiểu tác phẩm 
*yêu cầu HS đọc tóm tắt SGK
Cho biết kết cấu của tác phẩm 
GV: Bộ tiểu thuyết không chỉ nói về bản chất của xã hội Pháp lúc bấy giờ mà còn là cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ của nước Pháp thế kỉ XIX
Thao tác 3: Tìm hiểu đoạn trich 
? Dựa vào SGK, hãy cho cô biết đôi nét về đoạn trích này ? 
-Phăng-tin vốn là cô gái xinh đẹp nhưng bị một tay sở khanh lừa cô đã mang bầu đứa con là Cô-dét. Cô bị xã hội lên án,ruồng bỏ , cô phải 1 mình trật vật nuôi con để có thể tiếp tục sống , cô phải gửi con vào nhà thenardier. Sau đó , cô muốn chuộc con ra nhưng phải mất 1 khoản tiền rất lớn cô phải bán răng bán tóc và cả bản than mình cũng không đủ. Trong 1 tai nạn. Phăng tin đã bị Giave bắt giữ trong lúc cả XH quay lưng lại với mình, GVG đã giang tay cưu mang, cứu vớt cô trong hoàn cảnh khốn cùng nhất và hứa tìm lại đứa con gái cho cô. Nhưng khi chưa thực hiện được lời hứa thì 1 tai hoạ ập đến: muốn cứu một nạn nhân do Gia-ve bắt oan GVG buộc phải tự thú mình là ai, và Ma-Đơ-Len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản 
Thao tác 1 : Nhân vật Gia-ve:
? Dựa vào SGK, bạn nào cho cô biết Huy -gô đã miêu tả Gia-ve ntn? (Bộ mặt, điệu cười, cặp mắt, giọng nói )
? Với tất cả những hình ảnh trên em có nhận xét gì về ngoại hình của Giave ?
Với ngoại hình như 1 con ác thú như vậy? Giave có hành động ntn?
? Khi nhìn thấy GVG Giave có những hành động gì?
Em có nhận xét gì về những hành động đó?
Bình : Gia-ve như 1 con ác thú khi nhìn thấy con mồi thì gầm lên, sau đó im lặng thăm dò rồi lao thẳng vào tấn công đối phương, khi đạt được mục tiêu hắn cười ha hả.
Đối với GVG, Giave tỏ ra rất cao ngạo còn với Phăng-tin một người đang mắc bệnh nặng thì hành động thái độ của hắn cũng không kém bạo tàn 
?Giave đã có thái độ ,xử xự ntn đối với Phăng- tin?
-Lời nói :
+Đồ khỉ , có câm họng không?
+Lũ gái điếm giờ được chữa chạy như bà hoàng 
+Con đĩ
-Trong bệnh viện hắn vẫn quát tháo ầm ĩ, hết lời miệt thị , vùi lấp đi tia hi vọng cuối cùng của người phụ nữ khốn khổ này.
? Như vậy, từ ngoại hình đến hành động em có nhận xét gì về con người Giave
? Huy-gô đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để xây dựng nên hình tượng nhân vật Gia-ve?
Thao tác 2: Nhân vật Giăng Van-giăng: 
Yêu cầu HS nhắc lại đôi nét về nhân vật Giăng Van-giăng( nguyên nhân vào tù, ra tù ra sao?)
Lúc này tình thế của GVG như thế nào? 
Tl: vì muốn cứa một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, GVG đã phải tự thú mình là ai trong khi chưa thực hiện được lời hứa với Phăng-tin.
Hoạt động nhóm:
- nhóm 1,3: Lời nói và hành động của GVG với P?
- nhóm 2,4: Lời nói và hành động của GVG với Gia-ve? 
Mỗi nhóm rút ra nhận xét về con người GVG
(5 phút) 
Huy-gô đã sử dụng một loạt biện pháp tu từ để khắc hoạ lên nv Gia-ve, còn GVG được ông khắc hoạ ntn? 
Tl: nếu như Huy-gô đi sâu vào miêu tả vẻ bề ngoài của Gia-ve thì GVG lại được hiện lên qua cái nhìn của Gia-ve và Phăng-tin, qua những lời nói và hành động cụ thể. Bằng cách xây dựng hệ thống nhân vật đối lập càng làm rõ hơn tính cách của các nhân vật Gia-ve đại diện cho bọn tư sản khát tiền, hành động vì lợi ích của mình mà quên đi sự khốn khổ của những người dân nghèo( GVG, Phăng-tin). 
-> thế kỉ 19 ở Pháp đã diễn ra nhiêu cuộc đấu tranh của nông dân chống lại tầng lớp tư sản. 
Lời chuyển: ngòi bút lãng mạn của Huy-gô được thể hiện rõ nét nhất ở đoạn trữ tình ngoại đề phần cuối đoạn trích. ( lời của tác giả) 
Yêu cầu HS đọc lại phần cuối, hãy nêu cách hiểu của em về đoạn trữ tình ngoại đề đó?
Thao tác 3: Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn.
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích cũng chính là bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu để có thể biết rõ hơn về chủ nghĩa lãng mạn của văn học Pháp.
? Em hãy cho biết những đặc sắc nghệ thuật mà Huy-gô sử dụng trong đoạn trích? 
Hoạt động 3: tổng kết 
? theo em ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền? 
? qua đoạn trích này em có suy nghĩ gì về lẽ sống tình thương? 
Theo em muốn có 1 xã hội tốt đẹp con người cần làm gì? Có phải cứ hành động theo tình cảm là đúng không? 
A.Giới thiệu chung 
1. Tác giả 
*Cuộc đời:
- Vích - to Huy-gô (1802-1885) là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch của nước Pháp thế kỉ XIX
-Thời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm, là người thông minh, tài năng.
-Sáng tác của Huy-Gô gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão táp cách mạng , đó là đó là 1 tiếng vọng âm vang của 1 thời đại.
-Ông suốt đời hoạt động vì sự tiến bộ của nhân loại.
*Sự nghiệp sáng tác : 
-Đa dạng , phong phú : 
+Tiểu thuyết : “Nhà thờ Đức Bà Pa-Ri”, “Những người khốn khổ” 
+Thơ: “Trừng phạt “, “Tia sáng và bóng tối “
+Kịch : “héc – na –ni”
Đại văn hào của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung
2.Tác phẩm “Những người khốn khổ”
-Vị trí : là tiểu thuyết nổi tiếng của thế giới 
-Tóm tắt 
-Cấu trúc SGK
3.Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền “
-Vị trí: nằm ở phần cuối của phần 1(Phăng-tin)
-Nội dung: Đoạn trích là cuộc gặp gỡ đầy bi kịch giữa : GVG và Giave, cái thiện và cái ác , cường quyền và nạn nhân -> dẫn đến cái chết đầy thương cảm của Phăngtin.Từ đó , khẳng định lẽ sống tình thương : “trên đời này chỉ có 1 điều ấy thôi , đó là yêu thương nhau “
-Đọc 
B.Đọc – hiểu văn bản:
1.Hình tượng nhân vật Gia-ve 
a. Ngoại hình 
-Bộ mặt : gớm ghiếc 
-Giọng nói: man rợ , điên cuồng 
-Điệu cười: phô ra cả 2 hàm răng 
-Cặp mắt: như cái móc sắt
->Hình ảnh của 1 con ác thú.
b.Hành động 
*Đối với Giăng Van-giăng:
+Thét lên : “mau lên “
+Đứng lì 1 chỗ, phóng cặp mắt nhìn như cái móc sắt 
+Tiến vào giữa phòng,túm lấy cổ áo GVG, phá lên cười 
+Không nghe lời cầu xin của GVG
->ngang tàn, cao ngạo. 
*Đối với Phăng- tin:
-Không để ý , không quan tâm , nói lời cay nghiệt 
->thái độ miệt thị khiếm nhã 
-Hắn đã quát nạt chà đạp phăng tin ->cái chết Phăng tin 
->kẻ tàn nhẫn vô cảm.
=> Hình ảnh của con ác thú thô bạo và tàn nhẫn hành động theo quyền lực.
-Nghệ thuật : so sánh , phóng đại -> ẩn dụ. Gia-ve chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp tư sản Pháp thế kỉ 19, luôn dùng quyền lực của mình để bóc lột, áp bức người nghèo khổ.
2. Nhân vật Giăng Van-giăng:
-Tình thế: éo le, ngặt nghèo.
- Lời nói và hành động của GVG: 
Đối với Phăng-tin
Đối với Gia-ve
-Lời nói: 
+ nhẹ nhàng, điềm tĩnh: “ cứ yên tâm”
+ khi Phăng-tin chết: thì thầm, nói nhỏ, cầu chúc linh hồn Phăng-tin được siêu thoát và hứa sẽ tìm đứa con Cô-dét cho P.
Hành động: 
+ cứu giúp, cưu mang P rất tận tình.
+ khi P chết: nâng đầu, sửa áo, vén tóc, hôn tay
Con người nhân từ, cao thượng
Lời nói: 
+ điềm tĩnh, nhã nhạn, không hề run sợ: “thua ông”, 
+ hạ giọng, nhún mình cầu xin: “ tôi cầu xin ông một điều”
Hành động: 
+ rất bình tĩnh
+ khi P chết: hành động quyết liệt, mạnh mẽ hơn -> Gia-ve run sợ. 
+ sẵn sàng chịu bắt. 
Đĩnh đạc, uy nghiêm. 
GVG chính là vị cứu tinh, đấng cứu thế.
Nt: xây dựng nhân vật đối lập:
+ GVG >< ác.
+Gia-ve >< nạn nhân.
+ Phăng-tin>< vị cứu tinh.
Trữ tình ngoại đề: 
Sử dụng 1 loạt câu hỏi -> nhấn mạnh sự nhân từ của GVG. 
Ý nghĩ nụ cười P: ảo ảnh -> ánh sáng tình thương.
“Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” -> niềm tin vào ánh sáng của tôn giáo. 
Ngòi bút lãng mạn rất đặc sắc của Huy-gô.
3. Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn:
 - Kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn. 
- Xây dựng hệ thống nhân vật đối lập.
- Xây dựng tình huống giàu tính kịch.
- kết hợp biện pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại
III. Tổng kết: 
Nhan đề: 
“ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” 
+ Gia-ve: là người cầm quyền nhưng hành động cứng nhắc, giáo điều không có tình thương người và cuối cùng hắn ta bị chính quyền lực ấy giết chết.
+ GVG: hành động theo lẽ sống tình thương chính điều này đã giúp GVG vượt qua mọi khó khăn và thể hiện được uy quyền của mình trước người cầm quyền. 
Ý nghĩa đoạn trích: 
Ca ngợi lẽ sống tình thương “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. 
Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện. 
VI. Củng cố, dặn dò.

File đính kèm:

  • docxTuan_28_Nguoi_cam_quyen_khoi_phuc_uy_quyen_20150725_040551.docx