Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1.Ổn định tổ chức: (1p)

 L7

 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

 H. Khái niệm tục ngữ? Nêu nội dung và nghệ thuật hai câu tục ngữ mà em đã học

3. Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

 - Thời gian : 1p

 - Điều chỉnh : .

* Giới thiệu bài mới:

 Bên cạnh kho tàng tục ngữ Việt Nam thì tục ngữ Thái Nguyên cũng vô

cùng phong phú và đa dạng. Giờ hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tục ngữ Thái Nguyên .

 

doc281 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các nhận xét, kinh nghiệm bài học của dân gian về tự nhiên, xã hội, con người.
 Bài 3:
a, Thể loại tự sự (Truyện, kí): Chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể để tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
 - Các yếu tố: Nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện.
 b, Thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút): Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
 - Thơ trữ tình: Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình.
 - Thơ tự sự: (thêm) cốt truyện.
 -> Hai thể loại này tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau (nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật, ...)
 c, Văn nghị luận: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) để trình bày ý kiến, tư tưởng thuyết phục người đọc (nghe).
- Điều chỉnh:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 - Mục tiêu:Khắc sâu nội dung bài học.
 - Phương pháp: Vấn đáp.
 - Thời gian: 2p
H.Nhắc lại tên của các văn bản nghị luận đã học?
- Điều chỉnh:
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( Về nhà)
 - Mục tiêu: Tạo lập văn bản.
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p
 H. Viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về một văn bản mà em thích.
- Điều chỉnh:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG :
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm .
- Phương pháp: Sáng tạo.
- Thời gian: 1p
 H.Sưu tầm những văn bản nghị luận trên mạng In-tơ-net
- Điều chỉnh:
* Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Học ghi nhớ (67). 
 - Chuẩn bị: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. 
Ngày soạn: 10/3/2019
Ngày dạy: 11 /3/2019 
Tiết 103 - DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
 - Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ. 
3. Thái độ: 
 - Biết vận dụng vào quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản.
4. Định hướng phát triển:
Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự học.
 - Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp,tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, CKTKN.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:(1p)
 L7........................
2. Kiểm tra bài cũ:(4p) 
 H. Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ? 
3.Bài mới:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời gian: 1p
* Giới thiệu bài mới:
Khi nói hoặc viết, nhiều khi người ta cần dùng những kiểu câu mở rộng để đảm bảo đủ thông tin..
- Điều chỉnh:...................................................................................................
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nội dung bài học
 -Mục tiêu: Hs nắm được mục đích, các trường hợp dùng cụm C-V trong câu.
- Phương pháp: Vấn đáp,quy nạp.
 - Thời gian: (21p)
- HS đọc VD: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”
H. Xác định nòng cốt câu (CN – VN)?
CN: Văn chương
VN: Gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có
H. Tìm các cụm danh từ có trong câu trên?
- 2 cụm danh từ:
+ những tình cảm ta không có.
+ những tình cảm ta sẵn có.
H. Phân tích cấu tạo của cụm danh từ?
Xác định danh từ trung tâm, những từ ngữ bổ nghĩa cho danh từ gọi là gì?
- Cụm từ Ta không có”, “Ta sẵn có” có cấu tạo giống cấu tạo của câu đơn bình thường, là một cụm C – V.
Trong đó Ta => chủ ngữ
Sẵn có => vị ngữ
Không có =>vị ngữ
H. Vậy các phụ ngữ: ta không có, ta sẵn có, được cấu tạo như thế nào?
- Câu trên là câu có cụm C – V làm phụ ngữ (định ngữ)
- Bổ sung ý nghĩa cho danh từ “tình cảm”. Như vậy cụm C – V đã được sử dụng làm thành phần của cụm từ để mở rộng câu.
GV chiếu lên máy chiếu cho học sinh quan sát
H. Trong khi nói hoặc viết ta có thể dùng cụm C- V với mục đích gì?
- Khi nói hoặc viết ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường làm thành phần câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc VD SGK.
H. Xác định nòng cốt câu?
H. Điều gì khiến tôi rất vui và vững tâm?
- Chị ba đến.
a. Chị Ba/ đến // khiến tôi/ rất vui và vững tâm. C V C V
b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta // tinh thần rất hăng hái.
c. Chúng ta // có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
d. Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng việt mới thật sự được xác định và đảm bảo //từ ngày cách mạng tháng Tám thành công
H. Qua phân tích em thấy cụm C-V có thể được sử dụng để mở rộng câu như thế nào.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
H. So với câu đơn câu mở rộng có tác dụng gì?
- Làm rõ hơn ý cần diễn đạt
- Thể hiện rõ tình cảm của người diễn đạt.
I. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
1.Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Các cụm danh từ:
+ những tình cảm ta không có.
+ những tình cảm ta sẵn có.
*Cấu tạo của cụm DT
Phụ ngữ trước
DT trung tâm
Phụ ngữ sau
Những 
Tình cảm
Ta không có
Những 
Tình cảm
Ta có sẵn
-> Phụ ngữ sau cấu tạo cụm C-V
*Ghi nhớ (SGK- 68)
II Các trường hợp dùng cụm C- V để mở rộng câu.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét: 
a. Cụm C- V làm chủ ngữ và phụ ngữ.
b. Cụm C- V làm vị ngữ để mở rộng câu.
c. Cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d. Cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
*Ghi nhớ: (SGK/ 69)
Hoạt động 2: HDHS hành.
 -Mục tiêu: Hs nắm được, làm được bài tập.
- Phương pháp: Tư duy, gợi mở.
 - Thời gian: (12p)
- HS: Đọc yêu cầu bài tập. (Thảo luận nhóm)
- GV chốt.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
--> Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d. Bỗng một bàn tay/ đập vào vai/
--> Cụm C-V làm CN.
 khiến hắn / giật mình.
--> Cụm C – V làm CN và làm bổ ngữ cho động từ.
Gv chiếu các bài tập lên máy chiếu cho học sinh dễ quan sát
III. Luyện tập.
1. Xác định các cụm C – V trong câu:
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
-> Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
b. Trung đội trưởng Bính/khuôn mặt đầy đặn.
--> Cụm C – V làm vị ngữ.
c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
--> Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d. Bỗng một bàn tay/ đập vào vai/
--> Cụm C-V làm CN.
hắn / giật mình.
--> Cụm C – V làm phụ ngữ cho động từ.
- Điều chỉnh:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 - Mục tiêu:Khắc sâu nội dung bài học.
 - Phương pháp: Vấn đáp.
 - Thời gian: 3p
H. Thế nào là dùng cụm C- V để mở rộng câu
- Điều chỉnh:
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: ( Về nhà)
 - Mục tiêu: Tạo lập văn bản.
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p
 H. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng cụm C-V để mở rộng câu.
- Điều chỉnh:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG :
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm .
- Phương pháp: Sáng tạo.
- Thời gian: 1p
 H. Sưu tầm nhữngtrường hợp sử dụng cụm C-V để mở rộng câu.
- Điều chỉnh:
* Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Học bài, làm lại các bài tập. 
- Soạn bài : TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 - Tập trả lời các câu hỏi SGK
Ngày soạn : 12 /3 /2019
Ngày giảng: 13 /3 /2019 
 Tiết 104 - TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: 
- Giúp hs nhớ lại kiến thức đã học về Tiếng Việt. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm khi trình bày bài.
Kĩ năng: 
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.
Thái độ: 
- Nhận ra ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
 4. Định hướng phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học,tư duy.
 - Năng lực chuyên biệt: Tạo lập văn bản...
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, chấm bài KT, ghi điểm.
 2. Học sinh: Nhớ lại nội dung bài kiểm tra.
 3. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình....
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định tổ chức: (1p) 
 L7 
 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ học)
 3. Bài mới:(40p)
* Giới thiệu bài mới: 1p
 Chúng ta đã làm bài kiểm tra Tiếng Việt . Để đánh giá xem bài viết đã làm được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1. Đề bài kiểm tra tiếng việt
 - Mục tiêu: Học sinh lập được dàn ý
 - Phương pháp: vấn đáp...
 - Thời gian: 13p
 - Điều chỉnh:...............
H. Nhắc lại nội dung bài kiểm tra ?
Câu 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì? Cho ví dụ? 
- Ttrạng ngữ thêm vào câu biểu thị ý nghĩa:
Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
Vd:Mùa xuân, tôi và mẹ hay đi lễ chùa 
Câu2: Điền tác dụng của các câu đặc biệt vào bảng 
Liệt kê sự tồn tại của sự vật hiện tượng. 
 Bộc lộ cảm xúc.
 Gọi đáp. 
 Xác định nơi chốn.
 5. Thời gian.
Câu 3: Tìm câu rút gọn trong các ví dụ sau và cho biết câu đã bị rút gọn thành phần nào? 
a.Rút gọn thành phần CN. (Thấy đói bụng) (Đông khách quá)
 b.Rút gọn cả thành phần CN và VN. (Chưa)
Câu 4: Viết đoạn văn từ 5 đến 8 câu nói về mùa xuân. Trong đoạn văn có dùng ít nhất hai trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó trong câu.
I. Đề bài
HOẠT ĐỘNG 2. Nhận xét - Kết quả
 - Mục tiêu: Hs nắm được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình
 - Phương pháp: Thuyết trình
 - Thời gian: 15p
 -Điều chỉnh:......................
Gv:
Ưu điểm:
- Hiểu đề xác định đúng yêu cầu, cách diễn đạt tương đối trôi chảy, một số bài vận dụng tương đối nhiều phương pháp cụ thể:
Duyên, Sơn, Hường, Lan...
Tồn tại: Một số bài chuẩn bị sơ sai, bài làm bẩn , diễn đạt không rõ ý:
Cụ thể: Quán, Trọng, Tú...
II. Nhận xét chung
HOẠT ĐỘNG 3. Trả bài
 - Mục tiêu: trả bài cho cho học sinh
 - Phương pháp: Vấn đáp
 - Thời gian: 10p
 - Điều chỉnh:..............
Gv: Thông báo kết quả chung
Hs xem bài của mình đồng thời mượn bài của các bạn khá , giỏi học tập cách viết và trình bày của bạn 
- Gv yêu cầu hs phát hiện lỗi trong bài của mình 
- Gv ghi lên bảng cách sửa một số lỗi.
III. Trả bài
4. Củng cố:(3p)
 - GV khái quát lại nội dung văn biểu cảm
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:(2p)
 - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
 - Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
 - Xem trước nội dung phần luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày soạn: 13 /3/2019
Ngày dạy: /3/2019 
Tiết 105
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện và phân tích một vb nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
3. Thái độ:
 - Hiểu mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển:
Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự học.
 - Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, CKTKN.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1p) 
 L7 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời gian: 1p
* Giới thiệu bài mới:
Khi nói hoặc viết, nhiều khi người ta cần dùng những kiểu câu mở rộng để đảm bảo đủ thông tin..
- Điều chỉnh:...................................................................................................
* Giới thiệu bài mới: 1p
Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong đời sống XH. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh? Chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
-Mục tiêu: Hs nắm được mục đích,phương pháp giải thích , làm một số bài tập
- Phương pháp: Vấn đáp,quy nạp.
- Thời gian: (34p)
*Hoạt động 1 – HDHS tìm hiểu nội dung bài học: (17p)
H. Trong cuộc sống, khi nào thì người ta cần giải thích ?
- Khi gặp 1 hiện tượng mới lạ, khó hiểu, con người cần có 1 lời giải đáp. Nói đơn giản hơn: khi nào không hiểu thì người ta cần giải thích rõ.
H. Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày?
- Vì sao có lụt? (Lụt là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên).
- Vì sao lại có nguyệt thực? 
(Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời. Trong quá trình vận hành, trái đất - mặt trăng-mặt trời có lúc cùng đứng trên một đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn ánh sáng của mặt trời và làm cho mặt trăng bị tối.)
-Vì sao nước biển mặn? (Nước sông, nước suối
 có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn các muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn).
H. Muốn giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm thế nào? 
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H. Em hiểu thế nào là giải thích trong đời sống?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
- HS đọc ghi nhớ 1 sgk
* Trong văn nghi luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. Ví dụ như: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? ...
- Hs đọc bài văn.
H. Bài văn giải thích vấn đề gì? 
- Giải thích về lòng khiêm tốn.
H. Lòng khiêm tốn đã được giải thích bằng cách nào ?
 - Giải thích bằng lí lẽ.
H. Để hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... ?
- Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản, Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao g.trị cá nhân của con người, Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, Khiêm tốn là tính nhã nhặn,...
H. Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ?
- Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng hiện tượng.
H. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
- Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn.
H. Qua tìm hiểu bài văn, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt
H. Người ta thường giải thích bằng những phương pháp nào?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt
H. Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào?
- Lời lẽ phải mạch lạc, dễ hiểu.
H. Muốn làm được bài văn giải thích cần phải làm gì?
- Phải có kiến thức.
- GV yc hs đọc ghi nhớ.
- GV chuyển ý.
 Hoạt động 2 : HDHS thực hành. (17p)
HS đọc văn bản “Lòng nhân đạo”.
H. Xác định vấn đề được giải thích trong văn bản?
- GV y/c hs đọc nội dung bài tập và làm việc tại chỗ.
- HS trình bày, nhận xét
- GV đánh giá.
I. Mục đích và phương pháp giải thích
1. Giải thích trong đời sống
=>Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức về nhiều mặt.
- Trong đời sống, giải thích là làm cho người ta hiểu những điều chưa biết.
2. Giải thích trong văn nghị luận
a. Bài văn:
 - Lòng khiêm tốn
b. Nhận xét
- Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn.
- Phương pháp giải thích.
+ Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
+ Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn.
 + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn.
c. Kết luận
- Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm.
- Phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với những hiện tượng khác, chỉ ra mặt có lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
*Ghi nhớ: sgk (71).
II. Luyện tập
Bài 1. Văn bản - Lòng nhân đạo.
- Vấn đề được giải thích: 
 Lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích: 
+ Giải thích bằng định ngĩa.
+ Liệt kê biểu hiện của lòng nhân đạo.
Bài 2
 Giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.
 Lập ý:
- Không thầy: không có người thầy.
- Đố mày: lời thách đố, khẳng định vai trò người thầy.
- Mày: người bị bậc cha chú quở trách.
- Làm nên: sự nghiệp, chuyên môn, nhân cách.
-> Vai trò quan trọng của người thầy đối với việc làm nên nhân cách, sự nghiệp cho đời mỗi con người.
- Quở trách những người nông cạn và có thái độ không tôn trọng thầy.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 - Mục tiêu:Khắc sâu nội dung bài học.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm.
 - Thời gian: 2p
H.Trình bày mục đích và phương pháp giải thích
 - Điều chỉnh:
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Mục tiêu: Khắc sâu nội dung bài học
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 3p
H. Viết phần mở bài của đề giải thích câu tuc ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
- Điều chỉnh:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG :
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm .
- Phương pháp: Sáng tạo.
- Thời gian: 1p
H.Sưu tầm những văn bản giải thích
- Điều chỉnh:
*Hướng dẫn học bài : 
- Nắm được đặc điểm kiểu bài. 
 - Chỉ ra phép lập luận giải thích trong bài đọc thêm.
 - Soạn bài: Sống chết mặc bay.
Ngày soạn: 15 /3/2019
Ngày dạy: 16 /3/2019 
 Tiết 106 - Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY
 (Phạm Duy Tốn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. 
3. Thái độ: 
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
4. Định hướng phát triển:
Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự học.
 - Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, CKTKN.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não, bình giảng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:(1p)
L7.........................
2. Kiểm tra bài cũ:(2p) 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời gian: 1p
*Giới thiệu bài mới:
 Ở lớp 6 các em đã được làm quen với 1 số truyện ngắn trung đại Việt Nam. “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại đầu tiên mà chúng ta được tìm hiểu trong chương trình. Tác phẩm được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại VN. Trong truyện, Phạm Duy Tốn đã phản ánh hiện thực của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
- Điều chỉnh:...................................................................................................
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung văn

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12747443.doc