Giáo án Luyện từ và câu 2 kì 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên

Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY

I. Mục tiêu

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các con vật sống ở dưới nước.

- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.

- Ham thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.

- HS: Vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cu (3) Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?

- GV viết sẵn bảng lớp 2 câu văn.

+ Đêm qua cây đổ vì gió to.

+ Cỏ cây héo khô vì han hán.

- Gọi HS trả lời miệng bài tập 4.

- Nhận xét, cho điểm HS.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 2 kì 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Vì chữ cái đứng sau được viết hoa.
Ví dụ:
HS 1: Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội, tớ biết bay.
HS 2: Cậu là thiên nga.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 23 Ngày dạy: / 2/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ 
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO
I. Mục tiêu
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú.
Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu:  “như thế nào”?
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp:
Thú dữ, nguy hiểm
Thú không nguy hiểm
HS:SGK. Vở
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về loài chim.
Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
HS 1 và HS 2 làm bài tập 2, sgk trang 36.
HS 3 làm bài tập 3, sgk trang 38
Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập .
MT : Giúp HS giải đúng các bài tập.
Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó đưa ra kết luận và cho điểm HS.
Bài 2
Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một lượt và hỏi:
 Các câu hỏi có điểm gì chung?
v Hoạt động 2: Giúp HS tự đặt câu hỏi.
 MT : Giúp HS tự đặt câu hỏi giải đúng bài tập 3.
 Cách tiến hành: . 
Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ.
Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm.
Để đặt câu hỏi cho bộ phận này, sgk đã dùng câu hỏi nào?
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh. 1 HS đặt câu hỏi, em kia trả lời.
Gọi 1 số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về loài thú.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.
Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm.
2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.
Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.
Đọc đề bài và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật.
Thực hành hỏi đáp về các con vật.
a) Thỏ chạy ntn?
b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác ntn?
c) Gấu đi ntn?
d) Voi kéo gỗ thế nào?
Các câu hỏi này đều có cụm từ “như thế nào?”
- Hoạt động lớp.
Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu hỏi dưới đây.
HS đọc câu văn này.
Từ ngữ: rất khoẻ.
Trâu cày ntn?
b) Ngựa chạy ntn?
c) Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm ntn?
d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười ntn?
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 24 Ngày dạy: 1/3/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY 
I. MỤC TIÊU
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến Muông thú.
Hiểu được các câu thành ngữ trong bài.
Biết dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa trong bài (phóng to, nếu có thể). Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3. 
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Gọi 6 HS lên bảng.
Thực hành hỏi đáp theo mẫu “như thế nào?”
Ví dụ:
HS 2: Con mèo nhà cậu ntn?
HS 1: Con mèo nhà tớ rất đẹp Nhận xét, cho điểm từng HS.
3.Giới thiệu: (1’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
 + MT : Giúp HS làm đúng các bài 1, 2 nêu lên từng đặc điểm của từng con vật.
 + Cách tiến hành: 
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Treo bức tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.
Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào?
Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra.
Gọi 3 HS lên bảng, nhận thẻ từ và gắn vào tên vào từng con vật với đúng đặc điểm của nó.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài.
Cho điểm từng HS.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Hỏi: Bài tập này có gì khác với bài tập 1?
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
Nhận xét và cho điểm HS.
Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật.
Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được.
à GV chúng ta vừa ôn lại các từ ngữ tả đặc điểm về muôn thú.
* Hoạt động 2 : Biết dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn.
+MT : Giúp HS ôn lại cách dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn.
+Cách tiến hành: .
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài.
Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy?
Khi nào phải dùng dấu chấm?
Cho điểm HS. 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Dặn HS về nhà làm bài. Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao.
- Hoạt động lớp, cá nhân. 
Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
HS quan sát.
Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ.
Cả lớp đọc đồng thanh.
3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra.
- Làm bài tập.
- Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó, chuyển sang câu thứ hai.
- HS hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi.
- Làm bài theo yêu cầu:
- Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
- Vì chữ đằng sau ô trống không viết hoa.
- Khi hết câu.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 25 Ngày dạy: 8/3/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - ĐẶT VÀ TLCH VÌ SAO? 
I. MỤC TIÊU
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về sông biển.
Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao?
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. 
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngử về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
Kiểm tra 4 HS.
2 HS làm bài tập 1, 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
 +MT : Giúp HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập.
 +Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập. Đáp án: sông; suối; hồ
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2 : Giúp HS trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao?
 + MT : Giúp HS trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao?
 +Cách tiến hành: .
 Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài.
Kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” thì phần được in đậm là lí do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
Bài 4 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
Nhận xét và cho điểm HS.
à GV nhạân xét chốt y.ù
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
Đọc yêu cầu.
Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm: tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, rong biển, bờ biển, ; biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ, biển biếc,
Bài yêu cầu chúng ta tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước.
HS tự làm bài sau đó phát biểu ý kiến. 
 - Hoạt động lớp, cá nhân..
Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Nghe hướng dẫn và đọc câu hỏi: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp.
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương.
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 26 Ngày dạy: 15/3/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY 
I. Mục tiêu
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các con vật sống ở dưới nước.
Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. 
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? 
GV viết sẵn bảng lớp 2 câu văn.
+ Đêm qua cây đổ vì gió to.
+ Cỏ cây héo khô vì han hán.
Gọi HS trả lời miệng bài tập 4.
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
 +MT : Giúp HS nhận biết các loài cá sống ở nước mặn, nước ngọt.
 +Cách tiến hành: 
Bài 1
Treo bức tranh về các loài cá.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh.
Cho HS suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu.
Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt.
 GV nx chốt ý.
v Hoạt động 2: Thực hành, thi đua.
 +MT : Giúp HS vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập.
 + Cách tiến hành: .
 Bài 2
Treo tranh minh hoạ.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc tên các con vật trong tranh.
Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng.
Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ và đọc đoạn văn.
Gọi HS đọc câu 1 và 4.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Gọi HS đọc lại bài làm.
Nhận xét, cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Quan sát tranh.
Đọc đề bài.
2 HS đọc.
Cá nước mặn 	Cá nước ngọt
(cá biển) (cá ở sông, hồ, ao)
cá thu	cá mè
cá chim	cá chép
cá chuồn	cá trê
cá nục cá quả (cá chuối)
Nhận xét, chữa bài.
2 HS đọc nối tiếp mỗi loài cá.
-Hoạt động lớp, cá nhân.
Quan sát tranh.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Tôm, sứa, ba ba.
HS thi tìm từ ngữ
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
2 HS đọc lại đoạn văn.
2 HS đọc câu 1 và câu 4.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều  Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
2 HS đọc lại.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 29/3/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ?
 DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. 
Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?”
Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: 
Bài tập 1 viết vào 4 tờ giấy to, bút dạ.
Cây lương thực, thực phẩm.
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây bóng mát
Cây hoa
Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
Cách tiến hành: 
Bài 1 (Thảo luận nhóm)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Phát giấy và bút cho HS.
Gọi HS lên dán phần giấy của mình.
GV chữa, chọn lấy bài đầy đủ tên các loài cây nhất giữ lại bảng.
Gọi HS đọc tên từng cây.
Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn
Bài 2 (Thực hành)
GV gọi HS đọc yêu cầu.
Gọi HS lên làm mẫu.
Gọi HS lên thực hành.
Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 
Mục tiêu: Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?”
Cách tiến hành: 
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai? 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về cây cối.
Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết.
Đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng.
1 HS đọc.
HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?
HS 2: Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho sân trường, đường phố, các khu công cộng.
10 cặp HS được thực hành.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
1 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
“Chiều qua Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
Vì câu đó chưa thành câu.
Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 29 Ngày dạy: 5/4/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH ĐỂ LÀM GÌ? 
I. MỤC TIÊU
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Cây cối.
Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?”
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh vẽ một cây ăn quả. Giấy kẻ sẵn bảng để tìm từ theo nội dung bài 2.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm gì?
Kiểm tra 4 HS.
2 HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu CH có từ “Để làm gì?”
2 HS làm bài 2, SGK trang 87.
Nhận xét, cho điểm từng HS. 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Treo tranh vẽ một cây ăn quả, yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi trên.
Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rôki to, 2 bút dạ và yêu cầu thảo luận nhóm để tìm từ tả các bộ phận của cây.
Yêu cầu các nhóm dán bảng từ của nhóm mình lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra từ bằng cách đọc đồng thanh các từ tìm được.
v Hoạt động 2: Thực hành.
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bạn gái đang làm gì?
Bạn trai đang làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi một cặp HS thực hành trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà là bài tập và đặt câu với cụm từ “để làm gì?”
Chuẩn bị: Từ ngữ về Bác Hồ.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài tập yêu cầu chúng ta kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. Trả lời: Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
Hoạt động theo nhóm: 
+ Nhóm 1: Các từ tả gốc cây: to, sần sùi, cứng, ôm không xuể,
+ Nhóm 2: Các từ tả ngọn cây: cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp, vươn cao, mập mạp, khoẻ khoắn,
+ Nhóm 3: Các từ tả thân cây: to, thô ráp, sần sùi, gai góc, bạc phếch, khẳng khiu, cao vút,
+ Nhóm 4: Các từ tả cành cây: khẳng khiu, thẳng đuột, gai góc, phân nhánh, qoắt queo, um tùm, toả rộng, cong queo,
+ Nhóm 5: Các từ tả rễ cây: cắm sâu vào lòng đất, ẩn kĩ trong đất, nổi lên mặt đất như rắn hổ mang, kì dị, sần sùi, dài, uốn lượn,
+ Nhóm 6: Tìm các từ tả hoa: rực rỡ, thắm tươi, đỏ thắm, vàng rực, khoe sắc, ngát hương,
+ Nhóm 7: Tìm các từ ngữ tả lá: mềm mại, xanh mướt, xanh non, cứng cáp, già úa, khô,
+ Nhóm 8: Tìm các từ tả quả: chín mọng, to tròn, căng mịn, dài duỗn, mọc thành chùm, chi chít, đỏ ối, ngọt lịm, ngọt ngào,
Kiểm tra từ sau đó ghi từ vào vở bài tập.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Bạn gái đang tưới nước cho cây.
Bạn trai đang bắt sâu cho cây.
HS thực hành hỏi đáp.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 30 Ngày dạy: 12/4/2007 
Môn	: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. 
I. MỤC TIÊU
Mở rộng và hệ thống hóa vốn kiến thức về Bác Hồ
Củng cố kĩ n

File đính kèm:

  • docLUYEN TU & CAU.doc
Giáo án liên quan