Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29, Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950) - Dương Ánh Ly

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.

 - Đường lối kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến tranh nhân dân, Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Tập trung vào hai nội dung.

 + Kháng chiến toàn dân: Tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.

 + Kháng chiến toàn diện: Diễn ra trên tất cả các mặt trận, quân sự, kinh tế, ngoại giao

II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

* Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu ở phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho chiến đấu lâu dài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29, Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950) - Dương Ánh Ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lịch Sử 9
Giáo viên: Dương Ánh Ly
Các em viết bài vào tập và nhớ học bài nhé! Sau khi ghi xong vào tập nhớ chụp gởi lại cho cô kiểm tra.
TUẦN 24
TIẾT 29- BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946)
 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ 
 - Sau Hiệp Định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp liên tiếp bội ước, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn nhất là ở Hà Nội (12/1946). 
- Ngày 18/12/1946, quân Pháp gởi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu... nếu không chống sẽ hành động vào sáng ngày 20/12/1946.
- Ban Thường vụ Ban Chấp Hành TW Đảng họp từ 18 – 19/12/1946, quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tối ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. 
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.
 - Đường lối kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến tranh nhân dân, Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Tập trung vào hai nội dung.
 + Kháng chiến toàn dân: Tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
 + Kháng chiến toàn diện: Diễn ra trên tất cả các mặt trận, quân sự, kinh tế, ngoại giao
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
* Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu ở phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho chiến đấu lâu dài.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. (Giảm tải)
IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947
* Kết quả:
- Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
- Căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn.
- Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
* Ý nghĩa:
- Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài.
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. (Giảm tải)
TIẾT 30: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TÂY NINH
 BÀI 7: NHÂN DÂN TÂY NINH ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ – DIỆM 
(1954 – 1960)
I. Chế độ Mĩ - Diệm ở Tây Ninh
- 5-1955 chúng càn quét vào vào khu dân cư của tín đồ tôn giáo Cao Đài ở Hòa Thành . 20/7/1955 chúng bắn chết ông Tám Đường bí thư thị ủy
- 1956 Mĩ - Diệm tấn công vào vùng giải phóng ở Gò Dầu, Châu Thành, Dương Minh Châu để tiêu diệt lực lượng cách mạng
- 1959 Ngô Đình Diệm đưa ra luật 10/59 lê máy chém khắp nơi, giết hại những người yêu nước miền Nam, trong đó có Tây Ninh
- 12/3/1960 chúng đưa ông Hoàng Lê Kha thường vụ tỉnh ủy Tây Ninh về Tam Hạp (Châu Thành) xử bằng máy chém theo luật 10/59 
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Tây Ninh chống Mĩ - Diệm.
- Cuộc đấu tranh của 6000 tín đồ tôn giáo Cao Đài đã hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Ngô Đình Diệm”, “Hồ Chí Minh muôn năm”
- 22/2/1957 Hà Minh Trí nhận nhiệm vụ lên Buôn Ma Thuột tìm cách ám sát Ngô Đình Diệm. Tuy không thành nhưng đó là phát súng cảnh báo chính quyền Ngô Đình Diệm, thể hiện ý chí quyết tâm đánh địch của nhân dân Tây Ninh.
- 23/10/1955 Mĩ tổ chức trưng cầu dân ý (phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, quần chúng nhân dân phản đối và vạch mặt âm mưu xảo quyệt của kẻ thù.
- 10/1957 nhân dân các huyện Trảng Bảng, Gò Dầu..nổi dậy chống bắt lính làm cho trưởng quận Phước Ninh (Châu Thành) phải chạy trốn.
III. Chiến thắng Tua Hai mở đầu phong trào Đồng Khởi của Miền Đông Nam bộ.
- Đúng 0 giờ 25 phút ngày 26/1/1960 dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu Xuyến, quân ta nổ súng trận bão lửa bắt đầu. Địch bị ta đánh bất ngờ chạy tán loạn, ta làm chủ trận địa, tiêu diệt sở chỉ huy trung đoàn 32, làm tan rã 2 tiểu đoàn, thu 1500 súng các loại.
- Đến 3 giờ 30 phút 26/1/1960 ta rút khỏi Tua Hai để bảo toàn lực lượng
- Chiến thắng Tua Hai là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân tây Ninh, giáng một đòn quyết liệt vào chính quyền Mĩ - Diệm, làm cho chúng hoang mang lo sợ. Hơn 2/3 số xã trong tỉnh được giải phóng, hơn 120 tổ chức từ xã, ấp bị phá vỡ.
CÁC EM TIẾP TỤC ÔN LẠI CÁC CÂU 1,2,3,4,5,6,7,8,9 VÀ HỌC THUỘC CÁC CÂU 10,11,12,13 
Lưu ý: Các em khỏi phải ghi vào tập nhé!
Câu 10. Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19 – 12 – 1946).
- Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 – 1946).
- Ngày 18 – 12 – 1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấuNếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20 – 12 – 1946.
- Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19 – 12 – 1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19 – 12 – 1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
Câu 11. Trình bày và phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong các văn kiện: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị: “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (9 – 1947).
- Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Câu 12. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị ở vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
- Ý nghĩa: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng và Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
Câu 13. Trình bày kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông.
* Kết quả: Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn.
- Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.	
* Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài.

File đính kèm:

  • docBai 25 Nhung nam dau cua cuoc khang chien toan quoc chong thuc dan Phap 19461950_12816730.doc