Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 12: Kỹ năng tư duy sáng tạo

- GV hỏi hs: Các em có mong muốn có điểm 10 không?

Theo các em làm thế nào để luôn được điểm 10 trong mọi môn học.

GV chấp nhận tất cả những câu trả lời của học sinh.

- Bài học hôm nay sẽ chia sẻ về “Bí quyết để luôn có điểm 10” của rất nhiều học sinh trên thế giới.

Một nghiên cứu của Tony Buzan về những học sinh được điểm cao là họ luôn chủ động ghi chép lại môn học theo những cách ghi chú riêng phù hợp với cá nhân. Những học sinh này nói rằng việc ghi chép và hệ thống kiến thức theo cách riêng giúp họ dễ nhớ và dễ hiểu khi xem lại bài hơn.

Việc ghi chú cũng giúp học sinh giảm bớt thời gian ôn bài vì trong đó chỉ chứa những thông tin quan trọng mà họ cần nhớ tới.

Tóm lại: tại sao bạn phải ghi chú:

1. Ghi chú giúp bạn tiết tiệm thời gian

2. Ghi chú giúp bạn tăng khả năng nhớ bài

3. Ghi chú giúp bạn hiểu bài tốt hơn

GV dẫn vào bài: Có nhiều kiểu ghi chú khác nhau, trong đó sơ đồ tư duy được coi là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì tận dụng được sức mạnh của cả hai bán cầu não. Vậy sơ đồ tư duy là gì và nguyên tắc nào để tạo lập sơ đồ tư duy?

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 12: Kỹ năng tư duy sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Phân tích được các nguyên tắc tạo lập sơ đồ tư duy
+ Lập được sơ đồ tư duy trong môn học
- Về kỹ năng:	
Học sinh có kỹ năng tư duy sáng tạo trong quá trình tạo lập sơ đồ tư duy
- Về thái độ:	
Học sinh chủ động trong việc học tập và ghi nhớ, tổng hợp kiến thức môn học
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Kể tên sáu chiếc mũ tư duy? Nội dung của từng chiếc mũ?
Câu 2. Chia sẻ lại một tình huống khó khăn mà em gặp phải trong thời gian qua. Em sẽ sử dụng công cụ sáu mũ tư duy để giải quyết vấn đề này như thế nào?
3. Nội dung bài học mới:	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức: Thuyết giảng
- Chuẩn bị: “Bí quyết của những điểm 10”
- GV hỏi hs: Các em có mong muốn có điểm 10 không?
Theo các em làm thế nào để luôn được điểm 10 trong mọi môn học.
GV chấp nhận tất cả những câu trả lời của học sinh.
- Bài học hôm nay sẽ chia sẻ về “Bí quyết để luôn có điểm 10” của rất nhiều học sinh trên thế giới.
Một nghiên cứu của Tony Buzan về những học sinh được điểm cao là họ luôn chủ động ghi chép lại môn học theo những cách ghi chú riêng phù hợp với cá nhân. Những học sinh này nói rằng việc ghi chép và hệ thống kiến thức theo cách riêng giúp họ dễ nhớ và dễ hiểu khi xem lại bài hơn.
Việc ghi chú cũng giúp học sinh giảm bớt thời gian ôn bài vì trong đó chỉ chứa những thông tin quan trọng mà họ cần nhớ tới. 
Tóm lại: tại sao bạn phải ghi chú:
1. Ghi chú giúp bạn tiết tiệm thời gian
2. Ghi chú giúp bạn tăng khả năng nhớ bài
3. Ghi chú giúp bạn hiểu bài tốt hơn
GV dẫn vào bài: Có nhiều kiểu ghi chú khác nhau, trong đó sơ đồ tư duy được coi là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì tận dụng được sức mạnh của cả hai bán cầu não. Vậy sơ đồ tư duy là gì và nguyên tắc nào để tạo lập sơ đồ tư duy?
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HS tò mò với kỹ thuật tạo lập sơ đồ tư duy.
HĐ2: Khái niệm và lợi ích của sơ đồ tư duy
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp và KTDH: Thuyết giảng, hỏi đáp
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Em biết gì về sơ đồ tư duy? 
GV chốt: Bản đồ tư duy (Mindmap) là một phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề cách tối ưu.
- Vậy lợi ích của sơ đồ tư duy là gì? Ưu điểm của cách ghi chép bằng sơ đồ tư duy so với cách ghi chép truyền thống là gì?
- HS trả lời, sau đó GV chốt:
Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.
Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
- HS biết được khái niệm ban đầu cơ bản và lợi ích của sơ đồ tư duy trong việc khởi tạo ý tưởng và ghi chép lại môn học.
HĐ3: Các nguyên tắc tạo lập sơ đồ tư duy
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo lớp
- Chuẩn bị:
Một số sơ đồ tư duy mẫu (GV có thể down trên mạng hoặc giới thiệu bằng slide cho hs)
- GV cho hs xem một số sơ đồ tư duy mẫu và hỏi hs: Vậy nguyên tắc để tạo lập nên sơ đồ tư duy là gì? (Các bước để vẽ sơ đồ tư duy?)
GV ghi các câu trả lời của hs lên bảng và chốt như sau:
Có 4 bước để tạo lập một sơ đồ tư duy. Ví dụ, với mục tiêu giới thiệu về bản thân bạn, và bạn tên là Nam, ta sẽ có 4 bước lần lượt như sau:
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).
Quy tắc vẽ chủ đề:
1. Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
2. Bạn có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
3. Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
4. Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
5. Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu “5000 đồng”. Trong ví dụ này, chủ đề là “Nam”, nên bạn có thể vẽ một hình ảnh đại diện “Nam”.
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
1. Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
2. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
3. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
Trong ví dụ này, chúng ta có thể vẽ thêm bốn tiêu đề phụ như “Tính cách”, “Gia đình”, “Trường học” và “Mục tiêu”.
Bước 3: trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết
hỗ trợ
Trong ví dụ này, chúng ta thêm các ý chính vào các tiêu đề phụ như sau:
Ví dụ, trong tiêu đề phụ “Tính cách”, bốn ý chính được thêm vào là “Rộng rãi”, “Hóm hỉnh”, “Bướng bỉnh” và “Kiên quyết”.
Một điều quan trọng cần nhớ là Sơ Đồ Tư Duy không phải dùng để tóm tắt một chương sách. Sơ Đồ Tư Duy không chỉ bao hàm những ý chính mà còn chứa đựng tất cả những chi tiết hỗ trợ quan trọng khác. Thêm các chi tiết hỗ trợ phụ, bạn sẽ thấy:
Ví dụ, ý chính “Rộng rãi” có nhiều chi tiết hỗ trợ như “Cứu giúp”, “Người tình nguyện”.
Ghi chú: Bạn sẽ thấy Sơ Đồ Tư Duy được phát triển theo hướng đọc từ trong ra ngoài. Nói cách khác, các ý tưởng được phân tán từ trung tâm. Theo cách này, các ý tưởng và từ khóa nằm bên trái của Sơ Đồ Tư Duy được viết và đọc từ phải sang trái.
Bước 4: ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng. Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
GV chốt: Các em hãy nhớ kỹ bốn bước này để thực hành các bài tập cần ghi nhớ kiến thức. 
HS biết 4 bước lập sơ đồ tư duy:
- Vẽ chủ đề ở trung tâm
- Vẽ thêm các tiêu đề phụ
- Trong tiêu đề phụ, hãy vẽ thêm ý chính và chi tiết
- Sáng tạo thêm hình ảnh
HĐ4: Thực hành cách ghi chép với sơ đồ tư duy
- Thời gian: 35 phút
- Nội dung trọng tâm: Hs được thực hành tóm tắt một môn học hoặc lên kế hoạch ôn tập bằng sơ đồ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: Giấy A0, bút; 
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn: Một nhóm chọn tóm tắt nội dung môn học bất kì dưới dạng sơ đồ tư duy. Nhóm còn lại tổng kết nội dung ôn thi học kì I dưới dạng sơ đồ tư duy.
Với mỗi nhóm lớn, học sinh lại ngồi theo nhóm nhỏ, khoảng 3 – 4 học sinh/1 nhóm để cùng chọn 1 chủ để và hoàn thiện sơ đồ tư duy trong 15 phút.
- Thời gian trình bày ý tưởng của mỗi nhóm: 3 phút.
- GV nhận xét cách tạo lập sơ đồ tư duy của các nhóm và cách trình bày sơ đồ tư duy.
- GV chốt: Sơ đồ tư duy đã tối ưu hóa não bộ của mỗi chúng ta. Hãy cùng tham khảo về Những lời khuyên khi sử dụng sơ đồ tư duy (Phần phụ lục) để tạo nên những bản đồ tư duy đẹp và hiệu quả nhất nhé!
Hs có cơ hội thực hành kiến thức vừa được học để ghi chép, tóm tắt, ôn tập môn học.
Đồng thời, hs cũng được rèn luyện kỹ năng thuyết trình với sơ đồ tư duy vừa hoàn thành.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được tìm hiểu về các nguyên tắc tạo lập sơ đồ tư duy. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ áp dụng nguyên tắc này trong việc ôn tập cho quá trình thi học kì sắp tới. Chúc các em luôn đạt điểm cao!
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là KN xác định mục tiêu.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo
PHỤ LỤC
Những lời khuyên khi sử dụng Sơ đồ tư duy
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? - Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.
Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi. Sơ đồ tư duy cũng giúp các bạn và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các bạn có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.
Cuối cùng, nếu bạn chỉ mới đọc để biết về sơ đồ tư duy thôi thì chưa đủ. Hãy thực hành sơ đồ tư duy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó
Sơ đồ tư duy là gì? 
Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua (vòi) xung quanh. Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc. Sơ đồ tư duy gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh.
Chúng ta thường gặp sơ đồ tư duy ở đâu?
Sơ đồ tư duy có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta chú ý. 
Một bông hoa với nhuỵ ở trung tâm và rất nhiều cánh vòng quanh. Một cây gỗ có những cành và lá tạo thành tán rộng.
Bản thân thiên nhiên đã phát triển thật hoàn hảo: cân đối, vững vàng, đa dạng. Một sơ đồ tư duy cho phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ trước khi đi đến một quyết định. Nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc, phân tích một vấn đề v.v...thì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị lớn hơn nhiều việc bạn đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy:
* Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).
* Toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh
* Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật.
* Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện.
Tạo sơ đồ tư duy như thế nào, có khó không?
Trước hết, hãy tin rằng bất cứ ai cũng có thể tạo ra và sử dụng sơ đồ tư duy. Bạn chỉ cần cầm bút vẽ, viết vấn đề cần suy nghĩ ở giữa ở giấy (có thể thêm hình ảnh nào đó mà bạn thấy phù hợp). Tiếp đến, bạn hãy suy nghĩ thật thoải mái, cứ có một ý nghĩ nảy ra, bạn lại vẽ một nhánh đi từ trung tâm ra. Và cứ như vậy, hãy viết, vẽ, tưởng tượng không hạn chế, không cần chú ý đến trình tự, cũng không cần quan tâm xem một ý nào đó đã đầy đủ chưa (vì bạn có thể bổ sung bất cứ lúc nào mà chẳng sợ thiếu giấy)!
Để có một sơ đồ tư duy hiệu quả, bạn nên: 
* Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.
* Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.
* Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map.
* Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
* Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.
* In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọ và dễ nhớ hơn.
* Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.
* Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.
* Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mind map.
* Tư duy hai chiều (phản biện)
* Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.
* Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác
* Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự.
* Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.
* Hãy sáng tạo.

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 Tuan 12_12761439.doc