Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 14: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

- GV kể câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu:

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.

Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.

- Thông điệp mà câu chuyện muốn nhắn gửi chúng ta là gì?

GV dẫn vào bài học: Khi chúng ta biết kiểm soát cảm xúc và mang sự vui vẻ đến cho mọi người, ta sẽ nhận được nhiều yêu thương. Trong cuộc sống ai cũng có lúc phấn khích, khó kiềm chế cảm xúc. Vậy làm thế nào để kiềm chế được sự phấn khích quá mức để không làm tổn thương người khác và chính bản thân mình là nội dung của tiết học KNS ngày hôm nay.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 14: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9
KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS nhận biết được dấu hiệu và những ảnh hưởng của sự phấn khích quá mức lên cơ thể
+ Biết được những cách khác nhau để kiểm soát sự phấn khích quá mức của bản thân
- Về kỹ năng:	
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
- Về thái độ:	
Học sinh có trách nhiệm trước những quyết định hành động của bản thân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, A4, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Video 
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Chia sẻ về cách xác định mục tiêu cá nhân?
Câu 2. Những ai có thể trợ giúp/ nguồn lực hỗ trợ trong quá trình con gặp khó khăn khi thực hiện mục tiêu?
3. Nội dung bài học mới:	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Kể chuyện
- Chuẩn bị: Câu chuyện tiếng vọng rừng sâu
- GV kể câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
- Thông điệp mà câu chuyện muốn nhắn gửi chúng ta là gì?
GV dẫn vào bài học: Khi chúng ta biết kiểm soát cảm xúc và mang sự vui vẻ đến cho mọi người, ta sẽ nhận được nhiều yêu thương. Trong cuộc sống ai cũng có lúc phấn khích, khó kiềm chế cảm xúc. Vậy làm thế nào để kiềm chế được sự phấn khích quá mức để không làm tổn thương người khác và chính bản thân mình là nội dung của tiết học KNS ngày hôm nay.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ, hứng thú.
HĐ2: Những biểu hiện của phấn khích và ảnh hưởng của phấn khích đối với con người
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp và KTDH: làm việc nhóm, cả lớp
- Chuẩn bị: giấy A0 cho làm việc nhóm
 - Hỏi HS: Chia sẻ lại một tình huống con từng cảm thấy rất phấn khích/ quá khích vì một việc gì đó? Trạng thái cơ thể của con lúc đó như thế nào?
- HS chia sẻ tình huống. GV có thể chia sẻ tình huống của bản thân khi bằng tuổi các em. Từ đó các em hiểu rằng lứa tuổi 14 – 15 như các em thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình, do đó hay phấn khích trước một sự việc nào đó.
- Gv chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 hs.
- Nhiệm vụ của các nhóm: Trình bày các biểu hiện của phấn khích và những ảnh hưởng của sự phấn khích đối với chúng ta.
Thời gian: 15 phút
- HS chia sẻ toàn lớp. GV nhận xét
- GV chốt:
* Một vài biểu hiện của phấn khích:
+ La hét
+ Cười hoặc khóc lớn
+ Lái xe với tốc độ cao
+ Ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn
+ Tim đập nhanh và mạnh
+ Sử dụng chất kích thích gây hưng phấn thần kinh
+ Phủ nhận cảm xúc của bản thân
+ Hành động thiếu kiểm soát
HS liệt kê thêm vào vở
* Ảnh hưởng của phấn khích/ thiếu kiểm soát cảm xúc lên cơ thể: 
Phấn khích có thể dẫn tới cả hành vi tích cực lẫn tiêu cực. Đôi khi phấn khích giúp chúng ta có năng lượng để tiếp tục làm việc và học tập hiệu quả hơn (Nếu phấn khích bắt nguồn từ một tình huống an toàn, vui vẻ). Tuy nhiên, việc phấn khích quá mất thường khiến chúng ta khó kiểm soát cảm xúc và hành vi, từ đó dẫn tới cảm xúc tiêu cực. Do đó, việc kiểm soát phấn khích là điều quan trọng.
HS nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi phấn khích và những ảnh hưởng của phấn khích lên con người.
HĐ3: Cách kiểm soát cảm xúc phấn khích
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm đôi
- Chuẩn bị:
Video
- Hs làm việc nhóm đôi. 
Chia sẻ một tình huống khiến em cảm thấy phấn khích trong thời gian qua. Em đã làm gì lúc đó? Việc đó có gây hậu quả gì không? Nếu được làm lại em sẽ làm như thế nào?
Từ đó liệt kê những cách để kiểm soát sự phấn khích của bản thân?
- HS chia sẻ trong nhóm và với các nhóm khác (20 phút)
- Gv nhận xét, tổng kết:
+ Xao nhãng bằng một việc nào đó: Hát, làm việc nhà, đi dạo với thú cưng
+ Giảm bớt năng lượng hào hứng bằng cách chơi thể thao hoặc tìm một người bạn để chia sẻ
+ Suy nghĩ những việc cần làm cho sự hưng phấn đó (VD: Nếu bạn quá hung phấn vì được điểm cao, hãy suy nghĩ những cách để tiếp tục được điểm cao thời gian tới; Nếu phấn khích vì được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp mới, hãy dành thời gian suy nghĩ về cách sử dụng hiệu quả chiếc xe này)
+ Thiền, yoga
+ Đốt cháy năng lượng bằng việc thay đổi không gian
..
HS biết cách kiểm soát sự phấn khích qua những hành động thường ngày
HĐ4: Cách phòng ngừa sự phấn khích
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- Chuẩn bị: Giấy A4, bút; 
- HS chia sẻ với bạn đồng hành của mình những cách để phòng ngừa sự phấn khích.
Hai học sinh cùng cam kết sẽ thực hiện trong thời gian tới.
- Gv gợi ý:
Xác định tình huống gây ra sự phấn khích
Xác định các suy nghĩ, thái độ, cảm xúc bản thân có lúc đó
Suy nghĩ về hậu quả nếu phấn khích quá mức
Mình nên thể hiện cảm xúc như thế nào là phù hợp?
Hs biết cách ngăn chặn sự phấn khích trước khi nó xảy ra với mình
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được tìm hiểu về kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ biết cách nhận ra những dấu hiệu khi cơ thể phấn khích quá mức và tìm được cách chế ngự nó. Chúc các em luôn có những hành vi tích cực trong cuộc sống!
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là các chất kích thích.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 Tuan 14_12761441.doc
Giáo án liên quan