Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 13: Xác định mục tiêu

- GV phát cho mỗi học sinh một mảnh giấy nhỏ và yêu cầu học sinh viết mục tiêu cá nhân trong thời gian tới vào giấy.

HS gấp giấy và gắn lên khiên.

GV phát phi tiêu để hs phi mục tiêu vào khiên

GV phát phần thưởng cho hs phi thẳng mục tiêu.

- Bạn nào đoán được chủ đề của bài học hôm nay?

GV dẫn vào bài: Việc xác định mục tiêu cá nhân rất quan trọng trong việc tạo lập những bước đi nhỏ để tiến tới thành công. Bài học hôm nay giúp chúng ta xác định được mục tiêu cá nhân và kêu gọi những nguồn lực hỗ trợ để hiện thực hóa mục tiêu này

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 13: Xác định mục tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Biết cách xác định mục tiêu cá nhân và các bước để đạt được tới mục tiêu
+ Phân tích được những thuận lợi và khó khăn với mục tiêu cá nhân
+ Biết cách tìm kiếm/ kêu gọi nguồn lực hỗ trợ cần thiết với mục tiêu cá nhân
- Về kỹ năng:	
Kỹ năng tự nhận thức để biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Học sinh có kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài trong quá trình thực hiện mục tiêu
- Về thái độ:	
Học sinh có trách nhiệm trước những quyết định hành động của bản thân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Phi tiêu và khiên để tham dự trò chơi khởi động Ném phi tiêu
Khoảng 5 – 7 món quà nhỏ cho trò chơi khởi động
Video về Chia nhỏ mục tiêu: https://www.youtube.com/watch?v=78ga9QgwYhw
https://www.youtube.com/watch?v=3Q2xZs-Occw
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Sơ đồ tư duy là gì? Lợi ích của sơ đồ tư duy
Câu 2. Kể tên các bước để khởi tạo một bản đồ tư duy?
3. Nội dung bài học mới:	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức: Trò chơi
- Chuẩn bị: Phi tiêu và khiên; mảnh giấy nhỏ cho mỗi học sinh ;
Quà cho hs phi tiêu trúng
- GV phát cho mỗi học sinh một mảnh giấy nhỏ và yêu cầu học sinh viết mục tiêu cá nhân trong thời gian tới vào giấy.
HS gấp giấy và gắn lên khiên.
GV phát phi tiêu để hs phi mục tiêu vào khiên
GV phát phần thưởng cho hs phi thẳng mục tiêu.
- Bạn nào đoán được chủ đề của bài học hôm nay?
GV dẫn vào bài: Việc xác định mục tiêu cá nhân rất quan trọng trong việc tạo lập những bước đi nhỏ để tiến tới thành công. Bài học hôm nay giúp chúng ta xác định được mục tiêu cá nhân và kêu gọi những nguồn lực hỗ trợ để hiện thực hóa mục tiêu này.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp và KTDH: Thuyết giảng, động não, kể chuyện
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Câu chuyện
- GV mời 1 hs trong lớp kể lại câu chuyện Khỉ, bò tót đại bàng (slide).
Vì sao chú khỉ lại có kết cục như vậy?
Câu chuyện trên làm cho em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc đặt mục tiêu?
- GV giới thiệu về cuộc khảo sát tại đại học Yale Mỹ giữa hai nhóm Sinh viên – biết đặt mục tiêu và không biết đặt mục tiêu.
GV chốt: Đặt mục tiêu quan trọng nhưng việc ghi lại mục tiêu đó còn quan trọng hơn. Các em cần nhớ cách đặt mục tiêu theo tiêu chí SMART để có những mục tiêu thông minh nhất.
(GV có thể nhắc lại mục tiêu SMART nếu hs không biết hoặc không nhớ).
- HS biết được lí do vì sao cần xác định mục tiêu từ sớm và lợi ích của việc có mục tiêu và ghi mục tiêu ra giấy
HĐ3: Viên đá mục tiêu
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo lớp
- Chuẩn bị:
Video
- GV cho hs xem video: Trí tuệ của Sơn Điền
https://www.youtube.com/watch?v=78ga9QgwYhw
Video trên muốn nói với chúng ta điều gì?
GV: Đặt mục tiêu cũng cần có “trí thông minh”. Vậy bạn đặt mục tiêu như thế nào?
- GV cho hs xem 4 hình ảnh trên slide: Cát, đá, sỏi, nước.
Làm thế nào để có thể cho 4 vật trên vào nhiều tối đa trong 1 chiếc bình?
GV ghi những câu trả lời của hs lên bảng. GV thưởng quà cho hs có câu trả lời chính xác sớm đầu tiên và đưa ra giải thích phù hợp nhất:
Đá – sỏi – cát – nước.
Gv: Mỗi hs cần xác định được những viên đá lớn trong từng chặng của cuộc đời trước khi xác định viên sỏi nhỏ. Việc xác định viên đá này giúp chúng ta thấy được tầm nhìn của mình rõ nét hơn.
- Gv cho hs xác định viên đá trong các chặng của cuộc đời theo gợi ý (Slide).
- GV cho hs tập trung vào mục tiêu năm học lớp 9 và đặt câu hỏi cho hs:
+ Hãy xác định những thuận lợi trong việc đạt được mục tiêu này? Những nguồn lực có sẵn của bản thân là gì? (Năng lực cá nhân; gia đình, bạn bè)
+ Những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình đạt được mục tiêu?
HS biết được nguyên tắc trong việc đặt mục tiêu
Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tiến tới mục tiêu.
HĐ4: Nguồn lực hỗ trợ
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Hs biết những nguồn lực có thể giúp đỡ mình trong quá trình thực hiện mục tiêu
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, lớp, nhóm đôi
- Chuẩn bị: Giấy A4, bút; 
- GV tiếp tục đặt câu hỏi để kích thích tiến trình tư duy của hs:
Với những khó khăn gặp phải, em có những cách nào để vượt qua.
Từ đó GV hướng dẫn cách tận dụng nguồn lực:
+ Nguồn lực bên trong: là những phẩm chất, tính cách, nội lực mà hs vốn sẵn có. Đây là yếu tố quan trọng giúp hs có sức mạnh vượt qua những rào cản trong tiến trình hướng tới mục tiêu. 
Hs cần luôn trau dồi nguồn lực này.
+ Nguồn lực bên ngoài: HS cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ của thầy cô, gia đình, bạn bè trong quá trình thực hiện kế hoạch. Sự cố vấn của người thân đóng vai trò cực kì quan trọng. 
- Thực hành: GV cho hs làm việc nhóm đôi. 
Mỗi hs chia sẻ về một mục tiêu cá nhân của bản thân trong năm học lớp 9. HS đóng vai đang trong một cuộc nói chuyện với bố mẹ/ thầy cô để nhờ giúp đỡ. 
VD: 
HS học kém toán chủ động nói chuyện với GV toán và bạn học giỏi toán trong lớp
HS hay dậy muộn nói chuyện với mẹ, anh chị để nhờ gọi dậy, nhắc nhở mỗi ngày.
HS cần thi IELTS 7.5 nhờ gia sư hoặc bạn kèm.
GV nhận xét lời nói, cử chỉ, quyết tâm của người đóng vai.
GV đưa ra lời khuyên hợp lý trong các tình huống.
- GV tổng kết bài học bằng video Kiên định với mục tiêu
https://www.youtube.com/watch?v=3Q2xZs-Occw
Hs biết sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài để đạt được mục tiêu đã đề ra.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được tìm hiểu về kỹ năng xác định mục tiêu. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ biết cách xác định mục tiêu phù hợp với từng chặng trong cuộc đời, đồng thời vượt qua khó khăn bằng cách kêu gọi sự hỗ trợ khi cần thiết. Chúc các em hoàn thành mục tiêu đã đề ra!
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Kiểm soát cảm xúc.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 Tuan 13_12761440.doc