Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 8: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường (Tiết 2)

- GV giới thiệu về những con số biết nói trên slide:

160.000 học sinh Hoa Kỳ ở nhà mỗi ngày vì sợ bị bắt nạt ở trường học

Cứ 100 vụ tự tử thì 40% trong số đó có tuổi thơ từng bị bắt nạt

GV dẫn vào bài: Bắt nạt học đường không còn là vấn đề của riêng ai. Đó thực sự là tiếng lòng nhức nhối của vạn triệu học sinh ở mọi nơi trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để phòng tránh bắt nạt học đường.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 8: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết để phòng tránh bắt nạt trong trường học
+ Biết cách tuyên truyền với mọi người về kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường
- Về kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường
- Về thái độ:
+ Học sinh chủ động, bình tĩnh ứng phó với bắt nạt
+ Có trách nhiệm khi chứng kiến hành vi bắt nạt
+ Học sinh kiên quyết nói Không với bắt nạt
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Video về phòng chống bắt nạt học đường: https://www.youtube.com/watch?v=rV15iJSxRxU
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Các hình thức phổ biến của bắt nạt?
Câu 2. Những địa điểm thường xảy ra bắt nạt trong và ngoài trường học?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Thuyết giảng
- GV giới thiệu về những con số biết nói trên slide:
160.000 học sinh Hoa Kỳ ở nhà mỗi ngày vì sợ bị bắt nạt ở trường học
Cứ 100 vụ tự tử thì 40% trong số đó có tuổi thơ từng bị bắt nạt
GV dẫn vào bài: Bắt nạt học đường không còn là vấn đề của riêng ai. Đó thực sự là tiếng lòng nhức nhối của vạn triệu học sinh ở mọi nơi trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để phòng tránh bắt nạt học đường.
HS cảm thấy hào hứng khi bắt đầu tiết học.
HĐ2: Nhóm hành động vì một tương lai không có bắt nạt
- Thời gian: 50 phút
- Nội dung trọng tâm: Lên kế hoạch xây dựng nội quy lớp học để ngăn chặn tuyệt đối hành vi bắt nạt trong trường học
- Phương pháp và KTDH: Động não, làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, cả lớp
- Chuẩn bị: Clip được giải nhất của trường THCS Phan Đình Giót Hà Nội về sáng kiến phòng chống bắt nạt học đường; 
Giấy A0 và bút màu để các nhóm thiết kế nội quy
https://www.youtube.com/watch?v=rV15iJSxRxU
- GV cho hs xem video của trường THCS Phan Đình Giót Hà Nội về sáng kiến phòng chống bắt nạt học đường. Đây là một tiểu phẩm được giải nhất trong cuộc thi tuyên truyền về tác hại của bạo lực học đường.
- GV hỏi hs: Em thấy được thông điệp gì sau khi xem video trên? 
Theo em có những cách nào để tuyên truyền về tác hại của bắt nạt học đường?
- Gv tổng kết: Có rất nhiều cách khác nhau để tuyên truyền với mọi người về bắt nạt học đường. Tuy nhiên, trước khi tuyên truyền, mỗi một tập thể lớp cần có nội quy, tôn chỉ để ngăn chặn bạo lực trong chính lớp học của mình. 
Cô và các em sẽ cùng nhau xây dựng nội quy lớp học của chúng ta; cùng với nội quy của trường, đây sẽ là tôn chỉ để chúng ta làm theo khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường.
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 học sinh. 
Nhóm được phát 1 tờ giấy A0 và bút màu, bút dạ để viết nội quy lớp với chủ đề phòng tránh bắt nạt học đường.
Thời gian: 30 phút
- Các nhóm trình bày nội quy của nhóm mình.
- GV treo nội quy của các nhóm xung quanh lớp. Cô và trò cùng có hành động cam kết sẽ nghiêm túc thực hiện theo nội quy này. 
- HS biết được những cách để tuyên truyền về phòng tránh bắt nạt
HĐ3: Xử lý tình huống bắt nạt học đường
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Rèn luyện cách xử lý khi gặp tình trạng bắt nạt học đường
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, đóng kịch
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị:
Giấy A3 và bút cho thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 hs.
Mỗi nhóm chọn một tình huống liên quan tới bắt nạt học đường ở lớp/ trường mình và cách giải quyết tình huống đó.
Với những nhóm không lựa chọn được tình huống, GV có thể gợi ý một vài tình huống sau đây
+ Tình huống 1: Minh là một học sinh hiếu động và ngỗ nghịch trong lớp. Mai – một học sinh mới chuyển đến lớp thường xuyên bị Minh trêu chọc. Minh nói nếu Mai mách cô thì sẽ bị chặn đánh ở đường.
+ Tình huống 2: N hay bị các bạn cùng lớp trêu vì thấp và khá béo so với các bạn. N cảm thấy mặc cảm và xấu hổ vì ngoại hình của mình. N sợ bị cô lập nên không dám nói với cô giáo.
+ Tình huống 3: Là cán bộ lớp, H rất nghiêm khắc với các bạn và kiên quyết với những bạn cá biệt. Điều này khiến các bạn dần xa lánh H. Thậm chí nhiều lần các bạn còn hùa nhau nói xấu H với thầy cô, các bạn lấy dép, đổ sữa vào sách vở H khi em đi ăn trưa. H rất buồn và kết quả học tập dần đi xuống.
- Các nhóm đóng vai và tìm cách giải quyết tình huống trên.
- GV nhận xét cách xử lý tình huống của các nhóm.
- GV tổng kết nội dung trong chủ đề bắt nạt học đường.
HS biết cách phòng tránh ngã.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được tìm hiểu về cách tuyên truyền phòng tránh tác hại của bạo lực học đường. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ thực hành tốt nội quy lớp học mà chúng ta thống nhất ngày hôm nay, đồng thời chung tay để bảo vệ những nạn nhân bị bắt nạt trong trường học.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau: Bạo lực gia đình
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo
PHỤ LỤC 1
Bài thuyết trình của một học sinh Hà Nội khi chia sẻ bắt nạt học đường từ góc độ người chứng kiến
Bạn à, nếu bạn thờ ơ khi thấy ai đó bị bắt nạt. Bạn không vô can đâu.
Tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi ngày có hơn 160 ngàn học sinh phải ở nhà vì sợ bị bắt nạt khi đến trường và trong 100 người tự tử mỗi năm thì có 40% đã từng là nạn nhân của các vụ bắt nạt. Đến 86% học sinh cho biết “Đã từng chứng kiến các vụ bắt nạt trong trường học” nhưng. 
Có đến 90% học sinh cho biết không thích thấy người khác bị bắt nạt. Mặc dù không thích thấy nhưng có 1 sự thật đáng buồn là dưới 20% người chứng kiến cố gắng đứng ra can thiệp, bảo vệ người bị bắt nạt, trong khi các bạn đó không biết là nếu can thiệp, họ có thể ngăn chặn được trên 50% vụ bắt nạt. 
Đa phần người ta không can thiệp vì nghĩ không phải là chuyện của mình, sợ chính mình bị hại hay cũng trở thành nạn nhân ngay lúc đó hoặc bị trả thù, thấy mình bất lực vì yếu đuối hay sợ hãi. Ngoài ra còn có một số bạn vì những mối mâu thuẫn riêng với nạn nhân lại tin rằng nạn nhân đáng bị bắt nạt.
Thật ra, chỉ cần một chút can đảm, kiến thức và kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể đóng một vai trò tích cực trong việc ngăn chống một vụ bắt nạt hay xô xát. Một số bạn học sinh dũng cảm có thể trực tiếp can thiệp, bằng cách làm nhụt chí những kẻ bắt nạt như tỏ thái độ không đồng ý và phê phán hành động bắt nạt, yêu cầu hay thuyết phục kẻ bắt nạt chấm dứt hành động của mình, bảo vệ nạn nhân khi đến đứng bên cạnh hay hỏi chuyện, hô hào những người đứng xem phản đối hành động bắt nạt hay đi gọi người lớn can thiệp. Nghiên cứu của giáo sư Christina Salmivalli và đồng sự ở đại học Turku cho thấy học sinh thường hay nhìn qua bạn bè để xem phải hành động ra sao khi chứng kiến một vụ bắt nạt. Tất cả những hành động trên dù trực tiếp hay gián tiếp ngăn chặn chuyện bắt nạt đều cần sự can đảm và khảng khái tối thiểu. Điều quan trọng nhất để chuyển từ ý thức kẻ bàng quan sang kẻ can thiệp là suy nghĩ những chuyện xảy ra trước mắt cũng là một phần trách nhiệm của mình, hiểu tính chất liên đới của mọi thành viên trong một môi trường học đường và xã hội; suy nghĩ gì, nạn nhân có phạm sai lầm gì thì đó cũng là một nhân vị có nhân phẩm không thể trừng phạt bằng bạo lực bởi một cá nhân hay tập thể không có thẩm quyền nào đó.
Bạn và tôi, tất cả chúng ta hãy chung tay để có một môi trường học tập thật lành mạnh, trong lành và đầy an toàn nhé.

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 T8_12751583.doc