Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trường THCS Hiển Khánh
TIẾT18+ 19: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay ở quê hương địa phương mình do Đảng lãnh đạo
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương càng yêu mến làng xóm, trường lớp của mình
- Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống đó
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
1) Nội dung
- Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở địa phương
- Các truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương, nhương gương tốt bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp
- Nhưng nét thay đổi ở địa phương
hoạt động Hát tập thể : Em yêu trường em Đại diện lớp cảm ơn các đại biểu đã tới dự và hứa với các thầy cô giáo sẽ làm tốt theo lời dạy của các thầy cô V/ Rút kinh nghiệm Tuần 12 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 4: bình báo tường I/ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu biết về ý nghĩa tình thầy trò , trách nhiệm của người HS Có thái độ trân trọng , yêu thích những sáng tác thơ văn về thầy cô giáo Rèn kĩ năng cảm thụ văn học , kĩ năng sáng tác II/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện Các cá nhân chuẩn bị báo tường theo các thể loại thơ, truyện , vẽ và trình bày đẹp Tổ báo tường của lớp chuẩn bị 1tờ báo tường chung Mời các thầy cô giáo cố vấn bình chọn đánh giá bài báo hay Về tổ chức Tổ báo tường cử người điều khiển chương trình Tờ báo tường đã được treo cho HS xem trong những ngày trước đó Trang trí : tờ báo được treo trên bảng , kê bàn hình chữ U Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ III/ Tiến hành hoạt động Khởi động Hát tập thể : Vui tới trường Nêu mục đích của buổi bình luận và lựa chọn bài báo hay Bình luận và lựa chọn báo tường Người dẫn chương trình xin ý kiến của tập thẻ lớp đẻ lựa chọn khoảng 10 bài báo hay Khi bình chọn , đọc cho cả lớp nghe ( nếu là thơ có thể ngâm thơ) . Tiếp theo mời tác giả nói về tâm tư , ý tứ của mình khi sáng tác . Sau đó là phần phân tích đánh giá của các bạn và thầy cô giáo Bỏ phiếu bình chọn từ 3đến 5 bài báo hay nhất Biểu diễn văn nghệ xen kẽ Tổ báo tường mời các thầy cô giáo công bố kết quả IV/ Kết thúc hoạt động Hát tập thể : Em yêu mái trường Cảm ơn các thầy cô giáo đã đến dự Tổ báo tường nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ V/ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm 1)HS tự đánh giá a) Qua hoạt động của chủ điểm em thu hoạch được những gì ? Tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân Tốt Khá Trung bình Yếu 2)Tổ HS đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu 3) GVCN đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu VI/ Rút kinh nghiệm Chủ điểm tháng 12 : “uống nước nhớ nguồn” Tuần 13 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 1: những người con anh hùng của quê hương đất nước I/ Mục tiêu : Giúp HS Hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do độc lập dân tộc để đem lại hoà bình cho đất nước của những người con quê hương Tự hào biết ơn các anh hùng liệt sĩ , các mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội ta Tự hào học tập và rèn luyện, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa II/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện hoạt động Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ của quê hương Các bài hát ,bài thơ , chuyện kể .... về các anh hùng liệt sĩ , các chiến sĩ quân đội anh hùng , các cựu chiến binh có nhiều đóng góp cho địa phương Về tổ chức GVCN nêu yêu cầu nội ,dung hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn HS chuẩn bị các phương tiện nói trên Cả lớp thảo luận thống nhất chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể : + Cử người dẫn chương trình , thư kí + BGK, GVCN, lớp phó phụ trách học tập + Mỗi tổ cử đại diện báo cáo kết quả tìm hiểu của tổ mình : kể câu chuyện , hát , ngâm thơ, gương các anh hùng liệt sĩ + Cử nhóm trang trí , cử người mời đại biểu III/ Tiến hành hoạt dộng Hát tập thể : màu áo chú bộ đội NGười dẫn chương trình tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu , nêu chương trình hoạt động , giới thiệu BGK và thư kí Báo cáo của các tổ về những người con anh hùng của quê hương đất nước Người dẫn chương trình mời lần lượt từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm ,tìm hiểu của tổ mình BGK chấm điểm công khai vá ghi kết quả lên bảng Hát , ngâm thơ về các anh hùng liệt sĩ , thương binh Chai cả lớp thành 2đội ( mỗi đội tự đặt tên cho đội của mình theo tên của những anh hùng liệt sĩ ) Tổ chức bắt thăm cho 1 đội hát trước . Mời lần lượt mỗi đội hát một bài ( có thể hát cá nhân , hát tập thể ) hát đúng được 10 điểm , hát sai chủ đề hoặc hết giờ qui định chưa hát được thì bị 0 điểm và đến lượt đội khác . Sau 1thời gian hoặc số lượt qui định , đội nào đạt điểm cao thì đội đó thắng BGK chấm điểm công khai và ghi điểm của đội lên bảng IV/ Kết thúc hoạt động BGK công bố két quả của từng hoạt động Người dẫn chương trình nhận xét tinh thần ,ý thức tham gia của các thành viên các tổ V/ Rút kinh nghiệm Tuần 14 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 2: hát về quê hương và quân đội anh hùng Hoạt động I/ Mục tiêu : Giúp HS Biết một số bài hát , bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng Tự hào và yêu quê hương , yêu quí và biết ơn anh bộ đội cụ Hồ Mạnh dạn tự tin ,vui vẻ,sôi nổi và phát triển năng khiếu hát ngâm thơ II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Ca ngợi quê hương đất nước Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ , thương binh Ca ngợi Đảng ,Bác và quân đội anh hùng Hình thức hoạt động : Hát , ngâm thơ , kể chuyện về quê hương và quân đội anh hùng III/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện : Các bài hát ,bài thơ ,câu chuyện về quê hương ,quân đội và các anh hùng, thương binh , liệt sĩ, Đảng và Bác Hồ Về tổ chức Gv nêu nội dung yêu cầu ,kế hoạch hoạt động và hướng dẫn HS chuẩn bị các phương tiện hoạt động Lớp thảo luận để thống nhất chương trình , hình thức hoạt động và phân công cụ thể : + Người dẫn chương trình + Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ tập thể + Mỗi cá nhân một tiết mục + Cử người trang trí IV/ Tiến hành hoạt động Hát tập thể Người dẫn chương trình tuyên bố lí do , giới thiệu chương trình Biểu diễn các tiết mục tập thể: Từng tổ biểu diễn theo thứ tự . Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng nhất nhì ba Biểu diện các tiết mục cá nhân : NGười dẫn chương trình mời 1bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời bạn khác biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến khi kết thúc hoạt động Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc ngâm thơ, kể chuyện . Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng nhất nhì ba V/ Kết thúc hoạt động Người dẫn chương trình thông báo các tiết mục được giải Mời GVCN phát biểu VI/ Rút kinh nghiệm Tuần 15 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 3: thi kể chuyện lịch sử I/ Mục tiêu : Giúp HS Củng cố mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến thế kỉ XII biết ơn tổ tiên, cha anh ,các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước Biết noi gương tổ tiên , cha anh học tập tốt để xây dựng đất nước và giữ nước II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Các câu chuyện về liệt sĩ của nước ta từ thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ ý nghĩa của các câu chuyện đó Hình thức hoạt động Các tổ thi kể chuyện Trò chơi giải ô chữ và tìm ẩn số III/ Chuẩn bị Về phương tiện Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc ,về sự phát triển kinh tế ,chính trị ,văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô- Đinh – Tiền Lê( thế kỉ 10) đến thời Lê sơ( đầu thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI) Về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng Về loạn “12 sứ quân’’ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước Lí Thái Tổ định đô ở Thăng Long Về trận chiến thắng quân tống trên sông Như Nguyệt Về thành tựu văn hoá giáo dục tiêu biểu Về 3 lần chín thắng quân xâm lược Mông – Nguyên Về cải cách của Hồ Quí Ly Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi Một số ô chữ Đáp án và biểu điểm về tổ chức GVCN nêu yêu cầu nội dung kế hoạch hoạt động và hướng dẫn HS tìm hiểu, lựa chọn , chuẩn bị nội dung câu chuyện kể dự thi , liên hệ với GV lịch sử để được cố vấn thêm về nội dung Hs thảo luận để thống nhất chương trình và phân công Người dẫn chương trình : Mỗi tổ chuẩn bị 3 câu chuyện về 1 thời kì lịch sử và cử 2 đến 3 bạn dự thi , đồng thời chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ Dự kiến BGK: Mời gv môn lịch sử làm cố vấn chương trình Phân công người viết nội dung cau hỏi , câu đố vui và đáp án Cử tổ trang trí lớp Từng HS tìm hiểu ,chuẩn bị theo sự phân cong của tổ để tham gia chương trình IV/Tiến hành hoạt động Hát tập thể Người dẫn chương trình tuyên bố lí do , giới thiệu chương trình ,cố vấn chương trình , BGK Các tổ thi kể chuyện : Mời lần lượt từng học sinh đại diện cho các tổ lên kể 1câu chuyện về 1 thời kì lịch sử Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã tham gia chương trình Trò chơi dành cho cả lớp Người dẫn chương trình ưu tiên cho các bạn xung phong trước nếu không ai trả lời thì công bố đáp án V/ Kết thúc hoạt động Công bố kết quả thi giữa các đội Mời GVCN phát biểu ý kiến Người dẫn chương trình tổng kết các hoạt động , cám ơn cố vấn chương trình VI/ Rút kinh nghiệm Tuần 16 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 4: hội vui học tập I/ Mục tiêu: Giúp HS Củng cố các kiến thức đã được học ở các môn học Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống Hứng thú học tập chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Những kiến thức của các môn học được GV yêu cầu ôn tập để chuẩn bị thi học kì Những kiến thức các môn học được vạn dụng để phục vụ cuộc sống Những hiện tượng trong tự nhiên , trong cuộc sống cần được giải thích Hình thức hoạt động Thi trả lời cau hỏi giải bài toán , giải thích hiện tượng tự nhiên và xã hội Thi tìm ẩn số, tìm ẩn số của từ, tìm tên tác giả của một bài hát, bài thơ, định lí , định luật , giải ô chữ III/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện Các câu hỏi, câu đố, trò chơi, các bài toán ..., kèm theo đáp án, giấy, bút, cờ Một số tiết mục văn nghệ câu đố vui Về tổ chức GVCN nêu chủ đề hoạt động hướng dẫn HS chuẩn bị : Mỗi tổ cử 3 HS tham gia dự thi Cử người dẫn chương trình, BGK, tổ trang trí từng tổ phân cong cụ thể cho từng thành viên IV/ Tiến hành hoạt động Hát tập thể Người dẫn chương tình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động, BGK nói rõ qui tắc thi, lần lượt mỗi tổ được chọn một câu hỏi bất kì của một môn để trả lời . Chỉ được trả lời 1 lần, nếu không trả lời được thì tổ khác được quyền trả lời, không tổ nào trả lời đúng thì cổ động viên trả lời, không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu rõ đáp án Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời BGK cho điểm từng lượt và ghi công khai lên bảng Xen kẽ vào sau mỗi phần thi của các tổ là phần thi của các cổ động viên Hết thời gian qui định tổ nào có tổng số điểm cao nhất thì tổ đó thắng cuộc V/ Kết thúc hoạt động BGK công bố kết quả, sau đó người dẫn chương trình mời đại biểu danh dự lên phát phần thưởng cho các tổ đạt nhất nhì ba Người dẫn chương rình đánh giá chung về tinh thần ý thức tham gia của lớp, cá nhân VI/ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm 1)HS tự đánh giá a) Qua hoạt động của chủ điểm em thu hoạch được những gì ? Tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân Tốt Khá Trung bình Yếu 2)Tổ HS đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu 3) GVCN đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu VII/ Rút kinh nghiệm Chủ điểm tháng 1+2 : mừng đảng mừng xuân Tuần 17+18 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 1: mừng xuân và truyền thống văn hoá quê hương đất nước I/ Mục tiêu : Giúp HS Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc . Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá ở quê hương dịa phương em Tự hào và yêu mến quê hương đất nước biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón tết, mừng xuân của quê hương đất nước Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá ở quê hương Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện ....ề truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước Hình thức hoạt động : Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp về phong tục tập quán truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương đất nước III/ Chuẩn bị hoạt động 1) Về phương tiện Các tư liệu về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Những bài thơ, bài hát, câu chuyện liên quan tới chủ đề hoạt động Các câu hỏi, câu đố có đáp án và thang điểm kèm theo Về tổ chức : GVCN Nêu ý nghĩa nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan Hội ý với cán bộ lớp, cán bộ chi đọi về yêu cầu cuộc thi, phân công chuẩn bị các công việc cụ thể Cử người dẫn chương trình, BGK, phân công trang trí, mời đại biểu III/ Tiến hành hoạt động Khởi động Hát tập thể: Mùa xuân về – Hoàng Vân Người dẫn chương trình nêu lý do hoạt động,giới thiệu đại biểu,chương trình hoạt động và thể lệ cuộc thi, giới thiệu BGK Thi giữa các tổ Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi + Hãy kể về 1phong tục đón tết của 1 dân tộc mà em biết? + Hãy trình bày 1 bài hát về mùa xuân ? + ở quê bạn có những phong tục gì khi đón mừng năm mới? + Bạn hãy giải thích câu nói “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”? + Hãy kể tên những trò chơi ngày tết ở quê hương bạn ? Trò chơi nào bạn thích nhất ? Vì sao? BGK chấm điểm ghi bảng Nếu tổ nào trả lời trước mà không đúng thì các tổ khác sẽ trình bày đáp án của mình và cũng được chấm điểm Trong quá trình thi có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ để không khí sôi nổi IV/ Kết thúc hoạt động Công bố kết quả thi Nhận xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của các cá nhân, tổ trong lớp V/ Rút kinh nghiệm Ngày soạn : Ngày dạy: tiết18+ 19: truyền thống cách mạng và những thay đổi của quê hương I/ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay ở quê hương địa phương mình do Đảng lãnh đạo Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương càng yêu mến làng xóm, trường lớp của mình Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống đó II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở địa phương Các truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương, nhương gương tốt bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp Nhưng nét thay đổi ở địa phương Hình thức hoạt động Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương đồng thời có xen kẽ các tiết mục văn nghệ III/ Chuẩn bị Về phương tiện Các tư liệu : Tranh ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở địa phương, các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và bảo vệ quê hương, các thành tựu và di sản văn hoá ở địa phương Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động Về tổ chức GVCN nêu chủ đề hoạt động, nêu nội dung và hình thức tiến hành cho cả lớp Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan tới chủ đề hoạt động Hội ý với cán bộ và lực lượng cốt cán trong lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho từng hoạt động : + Xây dựng chương trình hoạt động + Cử người dẫn chương trình + Cử người phối hợp điều khiển trao đổi thảo luận +Cử người phụ trách chương trình văn nghệ xen kẽ trong quá rình toạ đàm + Mời đại diện cán bộ lão thành cách mạng ở địa phương tham gia + Cử tổ trang trí lớp IV/ Tiến hành hoạt động Khởi động Hát tập thể : Em là mâm non của Đảng Người dẫn chương rình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động Toạ đàm Người dẫn chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi: + Bạn hãy kể tên các anh hùng liệt sĩ ở địa phương em ? + Bạn hãy kể 1 câu chuyện về tấm gương hy sinh của 1 anh hùng liệt sĩ? + Em hãy kể chuyện về 1 gương sáng đảng viên ở quê em ? + Truyền thống cách mạng ở quê em là gì? Quê hương bạn có gì đổi mới? Trong quá trình toạ đàm có thể mời đại biểu giúp đỡ bổ xung những ý kiến làm sáng tỏ vấn đề Xen kẽ các tiết mục văn nghệ V/ Kết thúc hoạt động Mời đại biểu phát biểu ý kiến Nhận xét kết quả hoạt động VI/ Rút kinh nghiệm Tuần 20+21 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 3: chuẩn bị hoạt động I/ Mục tiêu: Giúp HS Hướng dẫn HS sưu tầm và tập hợp các bài thơ, bài hát câu chuyện chuẩn bị cho buổi giao lưu văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân Từ đó các em hiểu được ý nghĩa của các bài nói về cách mạng, giáo dục các em lòng biết ơn dối với các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng, với đất nước II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Những bài thơ, bài hát, câu chuyện về truyền thống cách mạng của quê hương Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, tác giả của từng bài thơ Hình thức Sưu tầm theo sự hiểu biết và học hỏi, tự chuẩn bị ở nhà sau đó tổ trưởng tập hợp kết quả sưu tầm của tổ III/ Chuẩn bị hoạt động Phương tiện Các sách báo ở trường ở thư viện Các câu hỏi Bảng cho điểm Tổ chức GVCN phân lớp thành các tổ để sưu tầm, mỗi tổ cử 1 bạn tổ trưởng để tập hợp kết quả sưu tầm của tổ mình Sau đó nêu chủ đề các em sưu tầm theo chủ đề Hội ý đội ngũ cán bộ lớp để đề ra hệ thống câu hỏi để chuẩn bị cho buổi giao lưu III/ Tiến hành hoạt động Thành viên của các tổ báo cáo kết quả sưu tầm của tổ mình với tổ trưởng Tổ trưởng tập hợp kết quả sưu tầm của tổ mình Cả tổ thảo luận, trao đổi đề ra các câu hỏi chuẩn bị cho phần chơi của khán giả Từng tổ cử ra 1 đội chơi tham gia buổi giao lưu ( gồm 4 bạn ) Cử người dẫn chương trình, thư kí, BGK, cử ngươi mời đại biểu Cử tổ trang trí V/ Kết thúc hoạt động GV: nhận xét ý thức chuẩn bị của các em VI/ Rút kinh nghiệm Tuần 22 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 3: giao lưu văn nghệ mừng đảng mừng xuân I/ Mục tiêu Giáo dục cho HS lòng biết ơn Đảng, tình yêu quê hương đất nước Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Những bài hát, bài thơ, câu chuyện,....ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước và mùa xuân Những sáng tác tự biên tự diễn của HS theo chủ đề hoạt động hình thức : Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như thi, đố.... III/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của HS( bài thơ, bài hát,câu chuyện về mùa xuân về Đảng về quê hương đất nước...) Hệ thống các câu hỏi, câu đố và đáp án kèm theo Bản qui định cho BGK Về tổ chức + GVCN làm việc với tập thể lớp : Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành . Đề nghị mỗi HS sưu tầm tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề Thành lập 2 đội ( mỗi đội gồm 10 người) để giao lưu thi đấu . Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng , đặt tên cho đội của mình Hội ý với lực lượng cốt cán trong lớp và 2 đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị cho hoạt động Cử người dẫn chương trình Yêu cầu 2 đọi trưởng cũng chuẩn bị các nội dung để giao lưu ( VD : một câu hát, một câu thơ và hỏi tên bài tên tác giả, đè nghị đội bạn hát tiếp 1 câu hát hoặc đọc tiếp 1 câu thơ.....) . Hai đọi cùng bàn bạc với độ mình để chuẩn bị Cử BGK, phân công tổ trang trí, dự kiến mời đại biểu IV/ Tiến hành hoạt động Khởi động Hát tập thể : Mùa xuân và tuổi thơ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu , giới thiệu 2 đội thi đấu, thành phần BGK. Mời 2 đội vào vị trí của mình Giao lưu Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu VD: Yêu cầu các đội lần lượt kể tên các bài hát và tác giả theo chủ đề “ ca ngợi Đảng” “ mùa xuân” “ quê hương” từ “ đất nước” “ từ mùa xuân” “ từ Đảng” Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình . Đội nào đến lượt mà bị tắc coi như thua . Lúc đó người dẫn chương trình sẽ hỏi các câu hỏi ở các cổ động viên . Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội . Điểm được cống bố và viết ngay lên bảng Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu 2 đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm ngoài ra cần dành cho cổ động viên những câu đố câu hỏi riêng tạo không khí sôi nổi phấn khởi cho cuộc chơi V/
File đính kèm:
- giao_an_HD_NGLL_7_20150727_014801.doc