Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 28: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 2)

* HĐ 1: tìm hiểu ý nghĩa của DSVH:

- DSVH là tài sản của ai?

- Các lễ hội thể hiện điều gì?

- Những di tích lịch sử gợi nhớ đến điều gì?

- Những câu ca dao, tục ngữ: “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa ”nói lên điều gì?

- Trước những giá trị của DSVH, chúng ta phải làm gì?

- GDBVMT: DSVH vật thể là một bộ phận của môi trường. Bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường

- Đối với thế giới DSVH của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

- Kể tên những DSVH của Việt Nam được thế giới công nhận là di sản thế giới? ( tư liệu tham khảo)

- -Việc được công nhận là di sản thế giới sẽ giúp ích gì cho DSVH của Việt Nam?

- Ghi:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 28: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ Tiết 2	 Tuần 28
Ngày dạy:	 Tiết 28
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa. 
-Biết được một số quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa
- Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa liên quan đến vấn đề BVMT.
2 Kỹ năng: 
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lý.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp lứa tuổi.
3.Thái độ - Tôn trọng, tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước
*Kĩ năng sống:
Kĩ năng phân tích, so sánh
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng hợp tác, đảm nhận trách nhiệm
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: 
-DSVH vật thể là một bộ phận của môi trường. Bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường (tiết 2)
-Điều cấm có liên quan đến bảo vệ môi trường: huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại DSVH, đào bới trái phép địa điểm khảo cổ (tiết 2)
- Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể góp phần bảo vệ DSVH(t2)
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 7
 -Luật Bảo vệ di sản văn hóa năm 2001: điều 4,9,13
-Tìm hiểu luật Bảo vệ di sản văn hóa năm 2001
-Tìm những DSVH của VN được UNESCO được công nhận là DSVH của thế giới
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-.Kiểm tra bài cũ:
-Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa vật thể bao gồm những gì, cho ví dụ?
-Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những gì, cho ví dụ?
Dẫn vào bài mới: Giáo viên nhắc lại bài cũ để vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KT
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ 1: tìm hiểu ý nghĩa của DSVH:
DSVH là tài sản của ai?
Các lễ hội thể hiện điều gì?
Những di tích lịch sử gợi nhớ đến điều gì?
Những câu ca dao, tục ngữ: “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa”nói lên điều gì?
Trước những giá trị của DSVH, chúng ta phải làm gì? 
- GDBVMT: DSVH vật thể là một bộ phận của môi trường. Bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường
Đối với thế giới DSVH của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?
Kể tên những DSVH của Việt Nam được thế giới công nhận là di sản thế giới? ( tư liệu tham khảo)
-Việc được công nhận là di sản thế giới sẽ giúp ích gì cho DSVH của Việt Nam?
Ghi: 
3.Ý nghĩa của DSVH:
Đối với sự phát triển nền văn hóa Việt nam: DSVH là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc
Đối với thế giới: DSVH của Việt Nam đóng góp vào kho tàng DSVH thế giới. một số DSVH của Việt Nam được công nhận là di dản thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại
* HĐ 2: Tìm hiểu qui định của PL về bảo vệ DSVH.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Thảo luận đôi 3 phút tình huống: Chị A sở hữu một chiếc bình cổ rất quý, vừa được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa. Chị A băn khoăn: không biết khi được công nhận là di sản văn hóa rồi thì chị A sẽ có quyền và nghĩa vụ gì đối với chiếc bình cổ đó? Em hãy giải đáp thắc mắc của chị A nhé!
-Học sinh trả lời
-Giáo viên cho hs đọc điều 9 luật DSVH năm 2001.
-Đối với những DSVH thuộc sở hữu cá nhân thì nhà nước quy định như thế nào?
-Cho học sinh chơi trò chơi đọ sức bài tập a/sgk
-Giáo viên cho học sinh đọc điều 13 luật DSVH năm 2001.
-Để bảo vệ DSVH nhà nước nghiêm cấm những hành vi nào?
-Thế nào là lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH để thực hiện hành vi trái pháp luật ( mê tín dị đoan, buôn bán trái phép)
-Cho học sinh đối chiếu những hành vi phá hoại di sản văn hóa vi phạm quy định nào của điều 13
-Ghi:
-Trong những điều cấm trên điều cấm nào có liên quan đến bảo vệ môi trường?
-GDBVMT: Điều cấm có liên quan đến bảo vệ môi trường: huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại DSVH, đào bới trái phép địa điểm khảo cổ
GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể góp phần bảo vệ DSVH
* HĐ 2: 
* 
4.Quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH:
Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu DSVH. Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị DSVH đó.
-Cấm:
Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH.
Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại DSVH.
Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài
Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH để thực hiện hành vi trái pháp luật.
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP:
cho học sinh chơi trò chơi sắm vai bài tập b /SGK
Em hãy làm một thầy giáo hoặc cô giáo có mặt hôm đó để giải quyết tình huống trên? ( Đồng tình với bạn nào? Vì sao?)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Học sinh làm gì để góp phần bảo vệ DSVH (Khi phát hiện di tích lịch sử hư hỏng; khi phát hiện hành vi xâm hại di sản văn hóa; khi đến thăm viện bảo tàng)
? Giới thiệu cho bạn em nghe về di sản văn hóa ở địa phương mà em biết?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
* Tìm hiểu và sưu tầm thêm những di sản văn hóa của nước ta.
 - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài-Làm bài tập đ/sgk
-Chuẩn bị phần tiếp theo bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: tìm hiểu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương em
Rút kinh nghiệm: 
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Di sản đã được công nhận
Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
2 Di sản thiên nhiên thế giới:
Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III).
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
5 Di sản văn hóa thế giới gồm:
Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV).
Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V).
Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III).
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III) và (VI).
Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (I)
Các danh hiệu được UNESCO công nhận khác đôi khi cũng được xếp vào di sản thế giới gồm
Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại.
Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Mộc bản triều Nguyễn, năm 2009 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, năm 2010 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu do unesco công nhận.
Hát xoan, Ngày 24/11/2011, hát xoan của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) Đúng 12h10 (giờ Paris, tức 18h10 giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
LUẬT BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA NĂM 2001
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 
1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 
3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Điều 9
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
3. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Điều 13
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá;
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

File đính kèm:

  • docBài 15-T2.doc