Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 1 và 2

Bài 2 ( 1 tiết) CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẦM

Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và tác hại của việc mất VSATTP.

2. Kỷ năng

- Biết cách phân biệt thực phẩm sạch- bẩn, thực hiện được các thao tác trong sử dụng, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn.

3. Thái độ

- Học sinh ủng hộ, đồng tình với những người chấp hành quy định về VSATTP, lên án, phản đối những hành vi vi phạm, tẩy chay thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài (2 tiết )
HỌC SINH QUẢNG TRỊ VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được nguyên nhân và những hậu quả của tệ nạn ma túy. Biết và hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và của học sinh nói riêng trong việc tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy ở Quảng Trị.
2. Kỷ năng
- Giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, đảm nhận trách nhiệm hợp tác trong việc phòng, chống tệ nạn ma túy ở tỉnh Quảng Trị.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết các vấn đề tệ nạn ma túy ở địa phương.
3. Thái độ
- Tôn trọng và thực hiện tốt luật phòng, chống ma túy.
- Tích cực ủng hộ các hoạt động phù hợp với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết những tệ nạn ma túy nhà trường, địa phương tổ chức.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Về nội dung
- Trọng tâm của bài là trách nhiệm của công dân nói chung và của HS tỉnh Quảng Trị nói riêng trong việc phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa phương.
- Nội dung mới và khó: Để giúp học sinh nắm được tình hình phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giáo viên chú ý:
+ Nắm rõ tình hình công tác phòng, chống tệ nạn ma túy của các nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng trị nói chung và của trường mình nói riêng.
+ Hiểu rõ quy định liên quan đến học sinh trong Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và các văn bản quy định pháp luật về phòng, chống ma túy
+ Nắm nội dung Chỉ thị 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP, chương trình phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành và kế hoạch các hoạt động phòng, chống tội phạm và ma túy trong trường học của Sở GD – ĐT chỉ đạo các năm học.
- Giáo dục kỹ năng xác định giá trị của bản thân mình trong việc thực hiện phòng, chống tệ nạn ma túy. Tích hợp giáo dục pháp luật Luật phòng, chống ma túy sửa đổi năm 2008.
2. Về phương pháp
- Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn phương pháp để tiến hành dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp như điều tra, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan...
- Giáo viên có thể nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu tư liệu trước, có thể sau khi học xong bài, cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền hoặc cho học sinh tự nghĩ ra những việc làm thiết thực bằng những hành động cụ thể của mình.
3. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Tài liệu GDĐP dành cho học sinh và tài liệu dành cho giáo viên, những tài liệu thông tin về tệ nạn ma túy của tỉnh Quảng Trị hoặc địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Phương tiện: Tranh ảnh, phim, bản tin về các tệ nạn ma túy xảy ra trong thời gian gần nhất của Quảng Trị hoặc địa phương nơi các em đang sống.
- Giáo viên có thể sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ để giảng dạy như sử dụng phần mềm dạy học ( MS, PowerPoint, e-learning...) với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học ( máy vi tính, máy projector, màn chiếu... ).
III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	Do đặc trưng của bài nên giáo viên có thể tùy vào điều kiện, đặc điểm của trường hoặc của địa phương để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp. Các hoạt động dưới đây chỉ gợi ý tổ chức bài học theo hình thức bài lên lớp.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh hoặc cho học sinh xem một đoạn phim về chất gây nghiện, người nghiện ma túy hay buôn bán ma túy. Học sinh phát biểu suy nghĩ về những gì các em vừa được nhìn thấy.
Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên có thể tóm tắt chủ đề chính của bài học.
Kết luận: Về thực trạng nghiện ma tuý và tầm quan trọng của việc giáo dục phòng chống ma tuý trong nhà trường.
Hoạt động 2 : Tình hình tệ nạn ma túy ở Quảng Trị.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác.
- GV có thể cho học sinh đọc mục 1, sau đó đặt câu hỏi gợi ý:
+ Ma túy là gì?
+ Tình hình tệ nạn ma túy ở Quảng Trị như thế nào?
+ Tại sao Quảng Trị là điểm nóng của tệ nạn ma túy?
- Giáo viên đưa ra một đoạn video clip hoặc ảnh sưu tầm về tình trạng hút ma túy, ở địa phương trong thời gian gần đây nhất.
- Hoặc kể một câu chuyện có liên quan đến tình hình học sinh của địa phương nghiện ma túy ở trường, ở khu dân cư trong thời gian qua.
	Cho học sinh nhận xét, đưa ra ý kiến của mình. Giáo viên tắt tắt nội dung chính của bài học ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh ).
Hoạt động 3: Học sinh hiểu tác hại của tệ nạn ma túy.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh: Sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi: Tệ nạn ma túy gì?
- Học sinh suy nghĩ và nêu ý kiến, nhận xét của mình.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc phần tư liệu( tài liệu GDĐP dành cho học sinh ), học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
	+ Tác hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân người nghiện ma túy?
	+ Tác hại của tệ nạn ma túy đối với gia đình và xã hội?
	- Giáo viên kết luận ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh).
Hoạt động 4: Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma túy.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kỹ năng tư duy phê phán.
- Cách 1: Dựa vào tài liệu GDĐP dành cho học sinh, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 3
+ Ở địa phương em có xảy ra tình trạng thanh, thiếu niên bị lôi kéo vào tệ nạn ma túy không? Em hãy chỉ ra một số trường hợp học sinh sa vào tệ nạn ma túy.
- Cách 2: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh điều tra, tìm hiểu tình hình học sinh sa vào tệ nạn ma túy ở trong lớp, trong trường mình bằng phiếu học tập.
+ Học sinh tự điều tra vào phiếu học tập.
+ Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tranh luận và lên án các hành vi buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Giáo viên nhận xét và định hướng cho học sinh.
Hoạt động 5: Phòng, chống tệ nạn ma túy và trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa phương.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kỹ năng xác định giá trị của bản thân mình trong việc thực hiện phòng, chống tệ nạn ma túy.
- Giáo viên tích hợp giáo dục Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 và các văn bản quy định pháp luật về phòng, chống ma túy. Nắm nội dung Chỉ thị 7/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và chương trình Phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010, triển khai giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành và kế hoạch các hoạt động phòng, chống tội phạm và ma túy trong trường học của Sở GD – ĐT chỉ đạo các năm học.
- Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề hoặc liên hệ nhằm cho học sinh nêu được biện pháp phòng, chống tệ nạn ma túy và những việc làm của bản thân góp phần thực hiện phòng, chống tệ nạn ma túy.
- Học sinh liên hệ hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy trong trường.
- Giáo viên kết luận vấn đề ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh ) và nhấn mạnh: Học sinh cần tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để ứng phó kịp thời với những tình huống có thể xảy ra. Tìm hiểu về tác hại của tệ nạn ma túy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, cộng đồng để có nhận thức đúng đắn về tác hại của tệ nạn xã hội. Từ đó, trong trường hợp cụ thể có thể tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh tệ nạn ma túy.
Hoạt động 6: Củng cố, bài tập
- Tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2,3,4,5 ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh).
- GV nêu các tình huống và yêu cầu HS xử lý tình huống :
+ H và N là bạn học cùng lớp. N có hoàn cảnh là mẹ mất, nhà còn bố và em nhỏ. Bố N bị nghiện ma túy lại không có việc làm ổn định. H phát hiện N chán chừng, xấu hổ muốn bỏ học. Theo em H sẽ làm gì để giúp N ?
+ Em phát hiện trong lớp có bạn T hay ngủ gật và ngáp vặt, học hành sa sút. Trong túi bạn ấy có bật lửa ga, có giấy bạc. Em sẽ làm gì để giúp bạn ấy.
Bài 2 ( 1 tiết) CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẦM
Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu ý nghĩa của việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và tác hại của việc mất VSATTP.
2. Kỷ năng
- Biết cách phân biệt thực phẩm sạch- bẩn, thực hiện được các thao tác trong sử dụng, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn.
3. Thái độ
- Học sinh ủng hộ, đồng tình với những người chấp hành quy định về VSATTP, lên án, phản đối những hành vi vi phạm, tẩy chay thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Về nội dung
Trọng tâm của bài là giúp học sinh thấy được việc sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây nên bệnh tật và không an toàn cho tính mạng của con người. Qua đó, giáo dục các em ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân, gia đình và toàn xã hội...
2. Về phương pháp
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu tư liệu VSATTP ở nhà; có thể sau khi học xong bài, cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền hoặc cho học sinh tự làm những việc làm thiết thực bằng những hành động cụ thể.
Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp như điều tra, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan...
3. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Tài liệu GDĐP dành cho học sinh và tài liệu GDĐP dành cho giáo viên, những tài liệu thông tin về VSATTP của Quảng Trị hoặc địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Phương tiện: Bản đồ, tranh ảnh, phim liên quan đến VSATTP của Quảng Trị hoặc địa phương nơi các em đang sống.
- Giáo viên có thể sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ để giảng dạy như sử dụng phần mềm dạy học ( MS, PowerPoint, e-learning...) với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học ( máy vi tính, máy projector, màn chiếu...).
III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Do đặc trưng của bài nên giáo viên có thể tùy vào điều kiện, đặc điểm của trường hoặc của địa phương để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp. Các hoạt động dưới đây chỉ gợi ý tổ chức bài học theo hình thức bài lên lớp.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh hoặc cho học sinh xem một đoạn phim về VSATTP ở Quảng Trị. Học sinh phát biểu suy nghĩ về những gì các em vừa được nhìn thấy.
Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên có thể tóm tắt chủ đề chính của bài học.
Kết luận: Bảo đảm chất lượng VSATTP giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người, góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Song, nếu sự an toàn của cả một ngành công nghiệp sản xuất mà chỉ trông chờ vào việc kêu gọi đạo đức và ý thức cộng đồng của doanh nghiệp thì sự an toàn đó thật mong manh. Vì thế, để thấy được tầm quan trọng của nó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở Quảng trị.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác.
- GV có thể cho học sinh đọc mục 1, sau đó đặt câu hỏi gợi ý:
+ An toàn thực phẩm là gì?
+ Tình hình VSATTP hiện nay ở Quảng Trị như thế nào?
+ Tại sao phải bảo đảm ATVSTT ?
+ Các biểu hiện vi phạm VSATTP? Ví dụ?
+ Công tác chấn chỉnh VSATTP của chính quyền địa phương?
+ Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện VSATTP ở Quảng Trị.
- Giáo viên kết luận ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh).
Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kỹ năng hợp tác.
- Giáo viên chia nhóm thảo luận chủ để:
+ Thực phẩm nhiễm vi sinh vật: Thức ăn để lâu ngày, ôi thiu, vi khuẩn xâm nhập.
+ Thực phẩm có chứa độc tố: Sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, trong chế biến thực phẩm để tăng lợi nhuận.
+ Tác nhân vật lý từ môi trường xung quanh: Sử dụng các chất tẩy rửa không đúng quy định, sử dụng phẩm màu.
+ Vệ sinh cá nhân kém: không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn....
- Sau khi học sinh tranh luận và trình bày, giáo viên đứ ra một số câu hỏi:
+ Theo em để bảo quản thực phẩm, chúng ta cần phải làm gì?
+ Để mua được sản phẩm tươi, sạch, người tiêu dùng cần phải làm gì?
Hoạt động 4: Các giải pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách tiến hành:
- Tích hợp giáo dục kỹ năng xác định giá trị của bản thân mình trong việc thực hiện VSATTP.
- Để thực hiện tốt VSATTP cần có những giải pháp nào?
- Theo em, trong các trường học hiện nay có vi phạm VSATTP không? Hàng năm, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ gì đối với các căn tin ở trường học?
- Để hạn chế vi phạm VSATTP, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
- Giả sử do lợi nhuận trong kinh doanh mà gia đình em bất chấp việc vi phạm VSATTP, là người con trong gia đình, em sẽ làm gì?
- Theo em, biện pháp tuyên truyền thực hiện VSATTP trong nhân dân như thế nào là hiệu quả nhất?
- Giáo viên kết luận vấn đề ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh).
Hoạt động 5: Củng cố, bài tập.
- Tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2,3,4 ( theo tài liệu GDĐP dành cho học sinh).
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 10 lời khuyên để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Tham khảo
Những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.
Cùng với sự gia tăng các địa điểm kinh doanh ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh thì những gánh hàng rong, quán vỉa hè mà chúng ta quen gọi là thức ăn đường phố từ lâu đã đi vào nếp sống của người dân thành phố Đông Hà (Quảng Trị). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của loại hình này cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà quản lý trong việc đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội, mỹ quan đô thị cũng như vấn đề sức khỏe của cộng đồng.
            Với chủ đề “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 là an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, ngoài các hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng VSATTP, Tháng hành động còn là điểm nhấn tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vì chất lượng VSATTP và chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố. Trong đó đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng VS ATTP. Ưu điểm cơ bản của loại hình thức ăn đường phố là thuận tiện cho người tiêu dùng, giá rẻ, chủng loại thức ăn phong phú, đa dạng, đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu ăn nhanh, uống nhanh, tiết kiệm nhiều thời gian cho người tiêu dùng, tạo thêm việc làm cho người lao động. Ngoài ra, thức ăn đường phố còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi quốc gia, vùng miền.
 Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: Không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu không được lựa chọn kỹ, nơi bán hàng gần khu công cộng dễ gây ô nhiễm và có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thành phố Đông Hà là trung tâm hành chính của tỉnh cũng là nơi phát triển mạnh loại hình dịch vụ thức ăn đường phố. Các điểm bày bán thức ăn chế biến sẵn cố định, quán vỉa hè, những gánh hàng rong có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu, từ các chợ, cung đường, cổng trường học, bệnh viện, công viên và cả ở bến tàu, xe đóng trên địa bàn. Chủng loại sản phẩm thức ăn đường phố rất phong phú, tùy sở thích, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những điểm đến để thưởng thức từ chè, cháo, nước giải khát, bánh, phở, cơm, xôi, các món nhậu bình dân Được chế biến sẵn, giá cả bình dân, mùi vị thơm ngon nên dù được bày bán ở những nơi tạm bợ, hàng quán thô sơ hay phải ngồi cả trên vỉa hè, nền chợ... thì thức ăn đường phố vẫn luôn thu hút rất đông số lượng khách hàng. Trao đổi thêm với chúng tôi, bác sĩ Dương Công Vững, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 800 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, điều kiện VSATTP còn nhiều bất cập, cụ thể là nguồn nước, dụng cụ bảo quản thực phẩm... chưa đảm bảo, do đó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.
          Thực tế cho thấy, thức ăn đường phố đem lại cho người dân ở vùng đô thị khá nhiều lợi ích song bên cạnh đó nó cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ATTP. Với sự phát triển rầm rộ của loại hình thức ăn đường phố ở thành phố Đông Hà thì công tác quản lý luôn gặp nhiều khó khăn, bất cập mà tiêu biểu nhất chính là vấn đề đảm bảo chất lượng VSATTP. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở loại hình thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn khi các điểm kinh doanh dịch vụ này phần lớn không tuân thủ đầy đủ các quy định về đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm. Hàng quán tạm bợ, dụng cụ chế biến, chứa đựng thô sơ, môi trường, nguồn nước không sạch sẽ, nguồn nguyên liệu thường dễ bị nhiễm vi sinh vật, có giá rẻ và không rõ nguồn gốc.
          Bên cạnh đó là tình trạng sử dụng phụ gia, hóa chất độc hại trong quá trình chế biến, cách thức bảo quản không đảm bảo, thức ăn phần lớn không được che đậy hoặc che đậy sơ sài, người bán hàng dùng bàn tay trần để bốc thức ăn... Nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm như: tiêu chảy cấp, dịch tả từ thức ăn đường phố là điều rất dễ xảy ra, nhất là khi mùa hè đang đến gần, nếu cả người bán lẫn người ăn không nêu cao ý thức cảnh giác. Các quy định của nhà nước về loại hình này cũng đã có, song làm thế nào để đưa các quy định đó vào hiện thực cuộc sống, để những người kinh doanh thức ăn đường phố tự giác tuân thủ các quy định này? Đây là những câu hỏi lớn đang đặt ra và cũng là sự trăn trở của những người làm công tác quản lý.
          Bác sĩ Dương Công Vững cho biết thêm: “Để thực hiện tốt công tác ATTP đòi hỏi các ban, ngành cùng phối hợp với ngành y tế nâng cao trách nhiệm trong công tác VSATTP, cụ thể là tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, tổ chức các lớp truyền thông trực tiếp đến từng khu phố cho những hộ sản xuất kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đã qua tập huấn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở, hộ dân sản xuất kinh doanh thực phẩm về các mối nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, đồng thời tích cực hơn nữa trong công tác kiểm tra, giám sát để nhắc nhở người dân trong công tác VSATTP, có như vậy mới từng bước đưa công tác VSATTP, đặc biệt là thức ăn đường phố, ngày một đi vào ổn định và hạn chế tối đa các vụ ngộ độc có thể xảy ra”. 
 (Nguồn: Báo Quảng Trị)

File đính kèm:

  • docSGV_7.doc