Đề cương ôn tập Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 12+14

Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Câu 2: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực .

D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 3: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A,B,C.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 12+14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC SINH CHÉP BÀI VÀ LÀM BÀI TẬP VÀO VỞ
Bài 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I.NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA BÀI HS CẦN NẮM:
Biết xác định nhiệm vụ
Thế nào là làm việc có kế hoạch?
Làm việc có kế hoạch
Sắp xếp những công việc hằng ngày
Một cách hợp lý
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch:
Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
Chủ động tiết kiệm thời gian công sức
Lợi ích của làm việc có kế hoạch:
Làm việc có kế hoạch giúp ta:
Đạt hiệu quả cao trong công việc
II. Các em dựa vào phần nội dung kiến thức để làm một số bài tập thực hành sau đây:
Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?
A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.
B. D là người có kế hoạch.
C. D là người khoa học.
D. D là người có học.
Câu 2: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?
A. Khoa học.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực .
D. Sống và làm việc khoa học.
Câu 3: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp chúng ta chủ động.
B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.
C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.
D. Cả A,B,C.
Câu 4: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?
A. Học tập, lao động.
B. Vui chơi, giải trí.
C. Giúp đỡ gia đình.
D. Cả A,B,C.
Bài 5: Trong những ý kiến sau đây, ý kiến nào đúng nhất?
A. Chỉ cần xây dimg kế hoạch làm việc theo hằng tuần là đủ.
B. Mỗi tháng nên thay đổi kế hoạch sống và làm việc một lần.
C. Nên xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc theo từng giờ, từng ngày trong tuần.
D. Nên xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi chi tiết đến từng phút.
Tình huống: Vào đầu năm học, Phong lập xong cho mình một bảng kế hoạch làm việc chi tiết các ngày trong tuần. Khi lập bảng kế hoạch này, Phong đã hỏi ý kiến của bố mẹ và đã được bố mẹ nhất trí. Mới thực hiện được hơn 2 tuần Phong đã cảm thấy gò bó nên đã quyết định thay bằng bảng kế hoạch mới. Tưởng đâu đã xong, nào ngờ được 2 tuần Phong lại cảm thấy chán và lại muốn thay đổi.
Câu hỏi: 
1. Em nhận xét thế nào về việc làm của bạn Phong ?
2. Theo em, khi kế hoạch làm việc đã được lập thì có thể thay đổi được không ? Vì sao ?
BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.NỘI DUNG KIẾN THỨC HỌC SINH CẦN NẮM:
Môi trường là gì?
Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên , nhân tạo bao quanh con người có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường gồm Môi trường tự nhiên: có sẵn trong thiên nhiên
 Môi trường nhân tạo: do con người tạo ra
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên, con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống.
Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Tầm quan trọng: Là cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
 Là phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức tinh thần của con người.
Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường
 Ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu
Khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Các em dựa vào phần nội dung kiến thức để làm một số bài tập thực hành sau đây:
Câu 1: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây?
A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 3: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 4: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?
A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Hành động nào là bảo vệ môi trường?
A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
B. Trồng cây xanh.
C. Không sử dụng túi nilong.
D. Cả A, B, C.
 Tình huống: Một lần dọn vườn T thấy một con chuột trong góc vườn liền vứt ra đường vì  T nghĩ rằng “ Vứt ra đường cho đỡ thối nhà, với lại đằng nào cũng có công nhân quét rác đấy là công việc của họ”
Câu hỏi:
 Em thấy việc làm của T là đúng hay sai? vì sao?
 Nếu là em em sẽ xử lí con chuột đó như thế nào?

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1214.docx
Giáo án liên quan