Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực môn Giáo dục công dân 7

 9. Em hiểu thế nào là tự lực? Tự lập? Nêu mối quan hệ giữa tự tin, tự lực và tự lập.

 - Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không hoang mang, dao động.

 - Tự lực: tự giải quyết và tự làm lấy công việc của bản thân

 - Tự lập: tự xây dựng cuộc sống cho bản thân, không sống dựa dẫm vào người khác.

 - Mối quan hệ: Giữa tự lập, tự lực và tự tin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, người có tự tin mới có tự lực tự lập trong cuộc sống.

 10. Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

 - Vì HS cũng là một thành viên của gia đình nên cũng có trách nhiệm góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa

 - Học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách:

 + Chăm học, chăm làm

 + Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ

 + Thương yêu anh chị em

 + Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình

 → Có như vậy thì cha mẹ vui lòng, gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực môn Giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN GDCD 7
I. Thông hiểu:
 1. Nêu 4 biểu hiện của lòng tự trọng và 4 biểu hiện thiếu tự trọng.
 - Biểu hiện của lòng tự trọng: cư xử đúng mực, giao tiếp lễ độ, biết giữ lời hứa, ăn mặc sạch sẽ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tác phong đi đứng nghiêm trang đàng hoàng, nếp sống gọn gàng....
 - Biểu hiện thiếu tự trọng: hay để người khác nhắc nhở, gian lận trong kiểm tra thi cử, dối trá, khi làm điều sai trái không thấy xấu hổ hoặc ân hận, thái độ khúm núm, nịnh nọt để lấy lòng người khác, nói xấu người khác khi không có mặt họ.... 
 2. Theo em con cái có vai trò như thế nào trong việc xây dựng gia đình văn hóa? 
 - Trong gia đình nếu con cái ngoan ngoãn, chăm học chăm làm, giúp đỡ cha mẹ, không làm điều gì xấu thì cha mẹ vui lòng, gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
 - Trong gia đình con cái hư hỏng, lười nhác,ăn chơi quậy phá làm mất danh dự gia đình thì gia đình không hạnh phúc. 
 3. Thế nào là yêu thương con người? Ý nghĩa của lòng yêu thương con người 
 - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 - Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho họ.
 4. Em hãy cho biết thế nào là tôn sư trọng đạo? Nêu biểu hiện của tôn sư trọng đạo.(2đ).
 - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. Coi trọng và làm theo những điều mà thầy cô đã dạy bảo. Có hành động đền đáp công ơn thầy cô
 - Biểu hiện của tôn sư trọng đạo:
 + Làm tròn bổn phận của người HS: chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời và thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô, làm vui lòng thầy cô.
 + Thể hiện lòng biết ơn thầy cô: thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết, làm những điều tốt đẹp để xứng với thầy cô.
 5. Cho tình huống: Hiền và quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý biết nhưng không nói gì.
 Việc làm của 2 bạn có phải là đoàn kết tương trợ không? Em có tán thành việc làm của 2 bạn không? Vì sao? (2đ)
 - 2 bạn làm như vậy không phải là đoàn kết tương trợ, không tán thành việc làm của 2 bạn
 - Vì: đoàn kết tương trợ theo đúng nghĩa của nó là phải giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ. Trong trường hợp này Hiền đã lợi dụng tình bạn để làm điều xấu, còn Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ được.
 II. VẬN DỤNG THẤP:
 6. Theo em HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa? 
 - Chăm ngoan, học giỏi, làm tốt bổn phận đối với gia đình, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình→ làm cha mẹ vui lòng, gia đình hòa thuận hạnh phúc.
 - HS có thể tham gia những công việc vừa sức trong gia đình, giúp đỡ cha mẹ, giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh) góp phần làm cho gia đình no ấm.
 7. Chúng ta phải làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 
- Tôn trọng, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
 - Sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.
 - HS phải tích cực tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ thực hiện tốt bổn phận của bản thân trong gia đình và ở trường lớp.
 8. Có trường hợp không nói lên sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực. Ý kiến của em như thế nào? Cho ví dụ minh họa. 
 - Có trường hợp không nói lên sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực vì điều đó không dẫn đến những hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người xung quanh.
 - Vd: Đối với bệnh nhân, trong một số trường hợp, thầy thuốc không thể nói hết sự thật về tình trạng bệnh tật cho họ biết. Điều đó thể hiện lòng nhân đạo, tình nhân ái của con người với nhau.
 9. Em hiểu thế nào là tự lực? Tự lập? Nêu mối quan hệ giữa tự tin, tự lực và tự lập. 
 - Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không hoang mang, dao động.
 - Tự lực: tự giải quyết và tự làm lấy công việc của bản thân
 - Tự lập: tự xây dựng cuộc sống cho bản thân, không sống dựa dẫm vào người khác.
 - Mối quan hệ: Giữa tự lập, tự lực và tự tin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, người có tự tin mới có tự lực tự lập trong cuộc sống.
 10. Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa? 
 - Vì HS cũng là một thành viên của gia đình nên cũng có trách nhiệm góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa
 - Học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách: 
 + Chăm học, chăm làm 
 + Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ
 + Thương yêu anh chị em
 + Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình
 → Có như vậy thì cha mẹ vui lòng, gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
III. VẬN DỤNG CAO:
 1. Cho tình huống: Tổ em có bạn Nga học yếu môn toán, bạn lại đang phải nghỉ học vì bị ngã gãy chân.
 Nếu là tổ trưởng, em sẽ làm gì để giúp đỡ Nga?
→ - Kèm thêm cho bạn môn toán (nếu em hoạc khá môn toán) hoặc phân công các bạn học khá toán kèm cặp cho bạn.
 - Phân công các bạn trong tổ thay phiên nhau chép bài và hàng ngày đến giảng bài cho Nga khi bạn chưa đi học được.
2. Cho tình huống: Em sẽ xử sự như thế nào trong các tình huống sau đây?
 a. Trong lớp em có một bạn nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập.
 b. Một bạn ở tổ của em bị ốm, phải nghỉ học.
 c. Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau. 
→ a. Em không coi thường bạn, gần gũi bạn, giúp đỡ bạn trong khả năng của mình và vận động các bạn trong lớp cùng làm như mình. 
 b. Em sẽ chép bài và giảng lại bài cho bạn (nếu có thể), đến thăm và động viên bạn. 
 c. Em sẽ khuyên 2 bạn gặp nhau để trò chuyện, trao đổi, giúp 2 bạn hiểu và thông cảm cho nhau, không giận nhau nữa. 
 3. Cho tình huống: Trong dòng họ của Hòa chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hòa xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè.
 1. Em có đồng tình với Hòa không? Vì sao?
 2. Em sẽ góp ý gì cho Hòa? 
 → - Không đồng tình với suy nghĩ của Hòa. 
 - Vì: Dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết, trong gia đình hòa thuận, trên kính dưới nhường Ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình. 
 - Góp ý cho Hòa: 
 + Cần tìm hiểu để biết rõ về truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình.
 + Không nên xấu hổ, tự ti mà hãy tự hào giới thiệu dòng họ với bạn
 + Bản thân luôn cố gắng học tập tốt để làm vẻ vang dòng họ
 4. Cho tình huống: Trong lớp Vũ có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp.
 Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn đó. Nếu là bạn học cùng lớp với Vũ, em sẽ làm gì?
 → - Nhận xét: + Hành vi của 1 số bạn trong lớp Vũ là không đúng, đáng phê phán.
 + Đó là việc làm gây chia rẽ, mất đoàn kết, vì có sự phân biệt đối xử, thiếu sự cảm thông, chia sẻ và do đó khó hòa nhập, hợp tác giúp đỡ nhau
 + Việc làm đó sẽ cản trở sự tiến bộ của chính các bạn ấy và của tập thể lớp.
 - Dự kiến việc làm:
 + Góp ý cho các bạn ấy: không nên chia thành bè nhóm mà nên hòa đồng với các bạn trong lớp; không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác
 + Chủ động gần gũi các bạn ấy, tạo sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ các bạn ấy những gì có thể giúp được.
 + Vận động các bạn khác trong lớp cùng làm như mình.
 5. Giả sử trong lớp em có một bạn học sinh học giỏi nhưng có tính kiêu căng hay coi thường những bạn học yếu hơn mình, em sẽ làm gì?
 → Góp ý với bạn đó:
 - Không nên kiêu căng, xa lánh bạn bè, không nên phân biệt đối xử, phải tôn trọng và đoàn kết với tất cả các bạn trong lớp.
 - Nên giúp đỡ các bạn học kém hơn mình trong học tập, làm như vậy là góp phần vào sự tiến bộ của tập thể và sẽ được các bạn quý mến.
 - Giúp bạn đó hòa nhập với các bạn trong lớp. 

File đính kèm:

  • docCHPTNL-GDCD7.doc