Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 4: Đọc thêm Đạo đức và kỉ luật - Năm học 2015-2016

I. Nội dung bài học

 1. Đạo đức là:

- Quy định, chuẩn mực ứng xử con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống.

- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm bị chê trách, lên án

Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ

2. Kỷ luật :

- Quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định.

- Đi học đúng giờ, an toàn lao động, chấp hành luật giao thông.

3. ý nghĩa:

- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật

- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 4: Đọc thêm Đạo đức và kỉ luật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày : 8/9/2015
Tuần 4: Tiết 4: ĐỌC THÊM: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:-Giúp học sinh hiểu thế nào là đạo đức, kỷ luật? 
-Mối quan hệ giữa đạo đức và ki luật
-Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật
2- Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật
3-Kĩ năng:- Học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân , cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật
 II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	 - KN tự nhận thức hành vi đạo đức, kỉ luật 
 - KN thể hiện sự tự tin (về giá trị, danh dự của bản thân.). 
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:	
1. Giáo viên: - Truyện kể, ca dao, danh ngôn - Bảng phụ. 
2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. - Ca dao, danh ngôn.
V. Tiến trình dạy học:	
	1Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Các hành vi sâu đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng? Giải thích vì sao?
1- Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp.
2- Dù khó khăn đến mấy cũng thực hiện bằng được lời hứa của mình.
3- Gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ phải nhờ ngay người khác giúp đỡ.
4- Nếu ai mắng khi mình mắc lỗi thì sẽ vui vẻ nhận lỗi.
Câu 2: Hãy nêu 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự trọng?
 Vì sao mỗi người cần rèn luyện tính tự trọng?
* Giới thiệu bài: GV đưa tình huống sau:
Vào lớp đã được 15 phút. Cả lớp 7A đang chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài . Bỗng bạn Nam hốt hoảng chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo . Cô giáo ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại , cô giáo yêu cầu Nam lùi lại và nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam? => Bài mới:
3. Dạy học bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
* HĐ1: Tìm hiểu truyện
GV: Giúp HS khai thác truyện đọc
HS: Theo dõi và tự đọc SGK để tìm hiểu nội dung.
Chuẩn bị: - Giấy khổ to để ghi sẵn câu hỏi:
1) Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào?
2) Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì?
3) Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người?
- Hoạt động 2: Nhóm: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Chia nhóm thảo luận (3 nhóm)
Câu hỏi: (Bảng phụ)
Nhóm 1: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
Nhóm 2: Kỉ luật là gì? 
- Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
Nhóm 3: Người sống có đạo đức và kỉ luật sẽ mang lại lợi ích gì?
GV: Yêu cầu các nhóm HS cử đại diện
 lên trình bày khi hết thời gian quy định
HS: Nhận xét, tự do trình bày ý kiến.
- Hoạt động 3: Bài tập
GV: Hướng dẫn bài tập c SGK/14
 - Nhắc nhở học sinh đọc kĩ bài tập. Đặt giả thuyết và kết luận, từ đó để đánh giá hành vi của bạn Tuấn.
- Hoàn cảnh khó khăn
- Tuần thường xuyên phải đi làm thêm
- Thỉnh thoảng nghỉ tham gia hoạt động tập thể lớp.
- Tuấn nghỉ có báo cáo
- Giải pháp giúp đỡ
( HS tự trình bày quan điểm cá nhân)
I. Nội dung bài học
 1. Đạo đức là:
- Quy định, chuẩn mực ứng xử con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống.
- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm bị chê trách, lên án
Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ
2. Kỷ luật :
- Quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định.
- Đi học đúng giờ, an toàn lao động, chấp hành luật giao thông.
3. ý nghĩa: 
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật
- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
II. Bài tập
1) Bài tập 1, trang 14, SGK
2) Bài tập c, trang 14, SGK
- Kết luận về Tuấn: Có đạo đức, có ý thức kỉ luật
4./ Đánh giá: Qua bài học em tự đánh giá mình ntn? Em cần làm gì để trở thành người có đạo đức và kỉ luật?. 
5/ Dặn dũ:
- Bài tập về nhà (các bài tập còn lại trong SGK, trang 14)
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về đạo đức, kỉ luật.
- Tự thiết lập tình huống cho bài 5.

File đính kèm:

  • docBai_4_Dao_duc_va_ki_luat.doc