Giáo án Hóa học 11 - Tiết 55, Bài 40: Ancol - Năm học 2015-2016 - Lê Quán Đông
Hoạt động 1: (5’)Giáo viên: Cho học sinh biết công thức một vài chất ancol , yêu cầu HS nhận xét
VD: C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH2=CHCH2OH từ đó suy ra khái niệm ancol
Giáo viên hỏi: Em thấy có điểm gì giống nhau về cấu tạo trong phân tử các hợp chất hữu cơ trên
Hs nhận xét, suy ra khái niệm
Giáo viên ghi nhận các phát biểu của học sinh, chỉnh lí lại để dẫn đến định nghĩa
Trong các định nghĩa giáo viên lưu ý đặc điểm: nhóm hiđoxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no
Hoạt động 2: (10’)
Giáo viên đàm thoại gợi mở về cách phân loại ancol
Gv giới thiệu cho HS một số cách phận loại như sau:
Gv phân loại theo gốc hidrocacbon
Phân loại thao số nhóm OH
Phân loại thao bậc ancol
Gv lưu ý bậc ancol cho HS
HS nghe và ghi bài
Gv giới thiệu cho HS một số loại ancol tiêu biểu
HS nghe, ghi bài
GV lưu ý trong bài này chúng ta chỉ xét ancol no, đơn chức, mạch hở.
Tổ: Hóa - Tin Ngày soạn: 10.03.16 Tuần: 27 Tiết : 55 Chương VIII: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL Bài 40: ANCOL I. Mục tiêu bài học : Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C). - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. Trọng tâm: - Đặc điểm cấu tạo của ancol - Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan) - Tính chất hoá học - Phương pháp điều chế ancol Phát triển năng lực HS Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực vận dụng kiên thức vào cuộc sống ( yêu bản thân, biết bảo vệ sức khỏe) - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học II. Chuẩn bị : 1.GV: Đồ dùng dạy học: Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh hoạ phần định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol, so sánh mô hình phân tử H2O và C2H5OH Dung dịch ancol etylic 2. HS: xem bài trước ở nhà III. Tiến trình lên lớp: TIẾT 55 Ổn định lớp – KTSS (1’) Ngày dạy Lớp HS vắng / 3 / 2016 11A1 12 / 3 / 2016 11A2 2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3. Bài mới : (3’) GV vào bài bằng clip tác hại của rựu bia. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5’)Giáo viên: Cho học sinh biết công thức một vài chất ancol , yêu cầu HS nhận xét VD: C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH2=CHCH2OH từ đó suy ra khái niệm ancol Giáo viên hỏi: Em thấy có điểm gì giống nhau về cấu tạo trong phân tử các hợp chất hữu cơ trên Hs nhận xét, suy ra khái niệm Giáo viên ghi nhận các phát biểu của học sinh, chỉnh lí lại để dẫn đến định nghĩa Trong các định nghĩa giáo viên lưu ý đặc điểm: nhóm hiđoxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no Hoạt động 2: (10’) Giáo viên đàm thoại gợi mở về cách phân loại ancol Gv giới thiệu cho HS một số cách phận loại như sau: Gv phân loại theo gốc hidrocacbon Phân loại thao số nhóm OH Phân loại thao bậc ancol Gv lưu ý bậc ancol cho HS HS nghe và ghi bài Gv giới thiệu cho HS một số loại ancol tiêu biểu HS nghe, ghi bài GV lưu ý trong bài này chúng ta chỉ xét ancol no, đơn chức, mạch hở. Hoạt động 3: (8’) Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với cách viết đồng phân của hiđrocacbon và viết các đồng phân của C4H9OH HS viết đồng phân GV từ các đồng phân của C4H9OH yêu cầu HS rút ra kết luận các loại đồng phân ancol HS rút ra kết luận Hoạt động 4:(10’) Gv giới thiệu cho HS một số tên thường của một số ancol HS nghe, quan sát GV từ các ví dụ yêu cầu HS rút ra cách gọi tên thường ancol HS rút ra cách gọi tên thường ancol GV cho tên một vài ancol HS nghe, quan sát GV từ các ví dụ yêu cầu HS rút ra cách gọi tên thay thế ancol HS rút ra cách gọi tên thay thế ancol Hoạt động 5:(5’) GV cho HS quan sát dung dịch ancol etylic và từ thực tế cuộc sống thường gặp yêu cầu HS nhận xét về tính chất vật lí của ancol HS quan sát, đưa ra nhận xét trạng thái.. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu các hằng số vật lí của một số ancol thường gặp được ghi trong bảng 9.3 SGK để trả lời các câu hỏi sau: GV giới thiệu cho HS liên kết hidro trong ancol HS nghe, ghi nhớ Định nghĩa, phân loại: Định nghĩa: ancol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon CH3OH, C2H5OH CH3CH2CH2OH CH2 = CHCH2OH C6H5CH2OH 2. Phân loại a) phân loại ancol */ Phân loại theo gốc hidrocacbon - Ancol no - Ancol không no - Ancol thơm */ Phân loại theo số nhóm OH - Ancol đơn chức - Ancol đa chức */ Phân loại thao bậc ancol - Ancol bậc I - Ancol bậc II - Ancol bậc III b) một số loại ancol tiêu biểu */ Ancol no mạch hở, đơn chức: có nhóm -OH liên kết trực tiếp với gốc ankyl VD: CH3OH, C2H5OH,...,CnH2n - OH */ Ancol không no, mạch hở, đơn chức: có nhóm: -OH liên kết với nguyên tử cacbon của gốc hiđrocacbon không no: VD: CH2 = CH - CH2 - OH */ Ancol thơm đơn chức: có nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng Benzen D: C6H5 - CH2 - OH: ancolbenzylic */ Ancol vòng no, đơn chức: có nhóm -OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc hiđrocacbon vòng no VD: xiclohaxannol */ ancol đa chức: phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH CH2 - CH2 CH2 - CH2 - CH2 OH OH OH OH OH Etilen glicol glixeron II. Đồng phân danh pháp: 1. Đồng phân: Có 2 loại: - Đồng phân về vị trí nhóm chức - Đồng phân về mạch cacbon VD: Viết các đồng phân ancol có công thức: C4H9OH CH3 –CH2 CH2 –CH2 OH CH3- CH2- CH(OH)- CH3 CH3 – CH(CH3) CH2OH 2. Danh pháp: a) Tên thông thường (gốc - chức) CH3 - OH Ancol metylic CH3 - CH2 - OH ancol etilic CH3 - CH2 - CH2 - OH: ancol propylic + Nguyên tắc: Ancol + tên gốc ankyl + ic b) Tên thay thế: VD: CH3 - OH: metanol CH3 - CH2 - OH: Etanol CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH: butan-1-ol CH3 CH CH2 OH CH3 2-metylpropan-1-ol Quy tắc: Mạch chính được quy định là mạch cacbon dài nhất chứa nhóm OH Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm -OH hơn. + Nguyên tắc: Tên hidrocacbon tương ứng mạch chính+ số chỉ vị trí nhóm OH(nếu có) + ol II. Tính chất vật lí: SGK Ancol là chất lỏng hoặc rắn, tan được trong nước Độ tan tỉ lệ nghịch vơi phân tử khối Nhiệt độ sôi tỉ lệ thuận với phân tử khối. Liên kết hiđro Nguyên tử H mang một phần điện tích dương d+ của nhóm -OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích d- của nhóm -OH kia thì tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn bằng dấu...như hình 8.1 SGK - ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí - liên kết hidro làm cho ancol có nhiệt độ sôi cao hơn, tan nhiều trong nước hơn. Hoạt động6: (4’) 3.Củng cố. GV: Hệ thống nội dung kiến thức tiết 1. GV Yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 186 SGK. Để củng cố bài. 4. Dặn dò GV yêu cầu HS về nhà học kĩ bài và làm BT 8 trang 187 SGK. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- GIAO_AN_BAI_ANCOL_RAT_HAY.doc