Trắc nghiệm Anđehit – xeton – axit cacboxylic (Bài số 3)

Câu 16: Khử 1,6 gam hỗn hợp hai anđehit no bằng khí H2 thu được hỗn hợp hai rượu. Đun hai rượu này với H2SO4 đặc được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt hai olefin này được 3,52 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai anđehit đó là

A. HCHO, CH3CHO. B. CH3CHO, C2H5CHO.

C. C2H5CHO, C3H7CHO. D. C3H7CHO, C4H9CHO.

Câu 17 : Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là:

A. H2O, C2H5OH, CH3CHO B. H2O, CH3CHO, C2H5OH

C. CH3CHO, H2O, C2H5OH D. CH3CHO, C2H5OH, H2O

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Anđehit – xeton – axit cacboxylic (Bài số 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANĐEHIT–XETON–AXIT CACBOXYLIC (3)
Câu 1: Cho 10,4 gam hỗn hợp CH3CHO và HCHO tráng bạc hoàn toàn thu được 108 gam Ag. Phần trăm khối lượng HCHO trong hỗn hợp là:
A. 42,34%	B. 50%	C. 57,69%	D. 66,7%
Câu 2: Cho 1,78 gam hỗn hợp fomanđehit và axetanđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư Cu(OH)2 trong NaOH nóng, thu được 11,52 gam kết tủa. Khối lượng fomanđehit trong hỗn hợp bằng :
A. 0,88 gam. 	B. 0,45 gam. 	C. 0,60 gam.	 D. 0,90 gam.
Câu 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở, thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam kết tủa. Cho phần II tác dụng vừa đủ với 1 gam H2 (có xúc tác Ni, đun nóng) thu được hỗn hợp ancol Y. Ngưng tụ Y, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa Na dư thấy khối lượng bình tăng (0,5m + 0,7) gam. Hai anđehit đó là
A. HCHO và C2H5CHO.	B. HCHO và CH3CHO.
C. CH2=CHCHO và HCHO.	D. CH2=CHCHO và CH3CHO.
Câu 4: Dẫn 5,6 lít khí axetilen (đktc) vào dung dịch HgSO4 trong nước ở 80oC thu được hỗn hợp
khí A gồm axetilen và etanal. Cho toàn bộ khí A vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu được 56,4
gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng của phản ứng chuyển axetilen thành etanal là
A. 60%.	B. 40%.	C. 80%.	D. 50%.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, thu được 0,4
mol CO2. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,2 mol H2 (Ni, to), sau phản ứng thu được hai ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, thu được số mol H2O là
A. 0,5.	B. 0,4.	C. 0,6.	D. 0,3.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn
a mol hỗn hợp X, thu được 3a mol CO2 và 1,8a mol H2O. Mặt khác, 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với
0,14 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Công thức của anđehit trong hỗn hợp X là
A. C2H5CHO.	B. CH2(CHO)2.	C. CH≡C-CHO.	D. CH2=CH-CHO.
Câu 7: Cho 150 gam dung dịch anđehit X có nồng độ a% tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng nhẹ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 432 gam bạc và dung dịch Y. Thêm lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy có khí thoát ra. Giá trị của a là
A. 20.	B. 30.	C. 10.	D. 40.
Câu 8: Hiđro hoá hoàn toàn 0,3mol hỗn hợp X chứa hai anđehit đơn chức, hở (trong mỗi phân tử chứa không quá 2 liên kết p) cần vừa đủ 0,4 mol H2 và thu được hai ancol no Y. Đốt cháy hoàn toàn Y và sục sản phẩm cháy vào 163,6 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng nồng độ của NaOH còn lại là 12,72%. Tên gọi của hai anđehit là:
A. Anđehit fomic và anđehit acrylic	 B. Anđehit fomic và anđehit metacrylic
C. Anđehit axetic và anđehit acrylic	 D. Anđehit axetic và anđehit metacrylic
Câu 9 : Chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O và 1 loại nhóm chức. 10,8g X tác dụng với dd AgNO3 /NH3 dư, tạo ra 64,8g Ag. Mặt khác, 0,12 mol X, sau khi hyđro hóa hoàn toàn, phản ứng vừa đủ với 5,52g Na. Vậy CTCT của X là: A. CH3CHO	 B. C2H5CHO	 C. C2H3CHO	 D. OHC–CH2–CHO
Câu 10 : X là hỗn hợp gồm H2 và hơi của hai anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4), có tỉ khối so với heli là 4,7. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni), được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Thu lấy toàn bộ các ancol trong Y rồi cho tác dụng với Na (dư), được V lít H2 (đktc). Giá trị V là	A. 11,2.	B. 22,4	C. 5,6.	D. 13,44.
Câu 11: Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp qua H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 9,7 gam hỗn hợp 3 ete. Nếu oxi hoá X thành anđehit rồi cho anđehit thu được tác dụng hết với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là	A. 86,4. 	B. 64,8. 	C. 75,6. 	D. 48,6.
Câu 12: Hiđro hóa hỗn hợp X gồm hai ankanal đồng đẳng liên tiếp thu được hỗn hợp Y có khối lượng hơn hỗn hợp X là 1 gam. Đốt cháy X thu được 41,8 gam CO2. Lấy X thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn thì lượng Ag kim loại thu được là:
A. 54g	B. 118,8g	C. 108g	D. 205,2g
Câu 13: Cho hỗn hợp hơi gồm HCHO (x mol) và C2H2 (y mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Mối liên hệ giữa x, y và m:
A. m = 432x + 287y	 B. m = 432x + 143,5y	C. 216x + 143,5y	D. m = 216x + 287y
Câu 14: X là hỗn hợp đồng số mol gồm C2H2 và HCHO. Cho 2,8 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dùng dư thu được kết tủa Y. Lọc cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư có m gam chất rắn không tan, m có giá trị là
A.35,95. B. 36,35. C. 37,95. D. 38,35.
Câu 15: Cho 1,3 gam hỗn hợp X gồm một anđêhit no đơn chức mạch hở, anđehit acrylic và anđêhit fomic tác dụng vừa đủ với dung dịch brôm có chứa 0,05 mol brom thấy thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Mặt khác cũng 1,3 gam hỗn hợp X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm khối lượng của anđêhit no đơn chức trong X là 
A. 33,85%.	 B. 35,75%. C. 67,25%. D. 64,25%.
Câu 16: Khử 1,6 gam hỗn hợp hai anđehit no bằng khí H2 thu được hỗn hợp hai rượu. Đun hai rượu này với H2SO4 đặc được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt hai olefin này được 3,52 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai anđehit đó là 
A. HCHO, CH3CHO.	 B. CH3CHO, C2H5CHO.	 
C. C2H5CHO, C3H7CHO.	 	D. C3H7CHO, C4H9CHO. 
Câu 17 : Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là:
A. H2O, C2H5OH, CH3CHO	B. H2O, CH3CHO, C2H5OH
C. CH3CHO, H2O, C2H5OH	D. CH3CHO, C2H5OH, H2O
Câu 18 Xitronelol (citronellol), xitronelal (citronellal) có trong tinh dầu sả, được dùng làm hương liệu cho xà phòng, mỹ phẩm. Công thức của hai chất này được viết dưới đây, trong cách viết này một đỉnh là một nguyên tử cacbon.
(1) Xitronelol là 3,7-đimetyloct-6-en-1-ol 	
(2) Xitronelal có tỉ khối hơi so với không khí là 5,31 
(3) Nhiệt độ sôi của xitronelal cao hơn so với xitronelol 
(4) Tỉ khối hơi của xitronelol so với etan bằng 5 
(5) Đem oxi hóa nhẹ xitronelol sẽ thu được xitronelal 
Các ý đúng trong 5 ý trên là: A. Tất cả các ý trên B. (1), (2), (3), (5) C. (1), (4), (5) D. (1), (2), (5)
Câu 19 : Tiến hành phản ứng tráng gương của 1,624 gam một anđehit đơn chức X với dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 6,048 gam bạc tách ra. X có công thức là
A. C2H5CHO.	B. C3H6O.	C. CH2=CH-CHO.	D. C2H2O2
Câu 20 : Có sơ đồ sau :
Các kí hiệu X, X1, X2 tương ứng với các chất
A. CH CH ; CH2 = CHCl ; CH3 – CHCl2.
B. CH CH ; CH2 = CCl2 ; CH2 = CH2.
C. CH CH ; C2H6 ; CH2 = CH–OOC–CH3.
D. CH CH ; CH2 = CH–OOC–H ; CH2 = CH–C CH.
Câu 21: Cho ancol hai chức X tác dụng với lượng dư chất rắn CuO (nung nóng) đến phản ứng xong thu được 9,36 gam một chất hữu cơ đa chức Y, đồng thời thấy lượng chất rắn giảm 4,16 gam. Chất Y có công thức cấu tạo là (Cho C = 12; O = 16; H = 1)
A. OHC–CHO.	B. OHC–CH2–CHO.	C. CH3–CO–CHO.	 D. CH3–CO–CO–CH3.
Câu 22 : Trong phân tử xeton X đơn chức, phần trăm khối lượng oxi bằng 27,586%. Khi tác dụng với brom có mặt photpho thu được
A. một dẫn xuất monobrom duy nhất.	B. hai dẫn xuất monobrom.
C. ba dẫn xuất đibrom.	D. một dẫn xuất đibrom.
Câu 23 : Cho 2,28 gam hỗn hợp hơi gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 13,44 gam kết tủa. Hòa tan kết tủa vào dung dịch HCl dư , còn lại m gam chất rắn không tan. Hỏi m có giá trị nào sau đây?
A. 13,44 gam	B. 14,38 gam	C. 26,88 gam	 D. 18,76 gam
Câu 24 : X là 1 anđehit mạch hở, 1 thể tích hơi của X cộng được với tối đa 3 thể tích H2 sinh ra ancol Y. Y tác dụng với Na dư được thể tích H2 đúng bằng thể tích của X ban đầu (các thể tích đo cùng điều kiện). X có công thức tổng quát là :
A. CnH2n–3CHO	 B. CnH2n(CHO)2	 C. CnH2n–1CHO	 D. CnH2n–2(CHO)2
Câu 25 : Oxi hoá 32 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O, CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, được 304,128 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
A. 76,6%	B. 80,0%	C. 65,5%	D. 70,4%
Câu 26 : Oxi hoá 10,2 gam hỗn hợp andehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được hỗn hợp 2 axit no đơn chức . Để trung hoà 2 axit đó cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M . Hai anđehit là:
A. CH3CHO và C2H5CHO	B. HCHO và CH3CHO
C. CH3CHO và C2H3CHO	D. C2H5CHO và C3H7CHO
Câu 27 : Cho 28 gam anđehit A mạch hở C3H4O tác dụng với hiđro dư vừa hết V1lít đktc sinh ra ancol B . Cho B tác dụng với Na dư thu được V2 lit H2 đktc . V1 và V2 có mối quan hệ là:
A. V1= 2 V2	B. V1=4V2	C. V1= 3 V2	D. V1= V2
Câu 28 : Cho m gam hỗn hợp X gồm anđehit axetic, anđehit acrylic và anđehit oxalic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 69,12 gam Ag. Mặt khác đốt cháy hết m gam hỗn hợp X thu được 37,86 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước có tỉ khối so với H2 là 16,46. m có giá trị là :
A. 17,22 gam	B. 14,02 gam	C. 19,42 gam	D. 13,62 gam
Câu 29 : Cho m gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic CH2=CH-CH=O và một anđehit no đơn chức Y, Hidro hóa hoàn toàn 11,4 gam hỗn hợp X thì cần 0,3 mol hidro. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam hỗn hợp X thì thu được 6,72 lít CO2 (đkc). Vậy công thức cấu tạo của Y là: 
A. HCH=O	 	B. CH3-CH=O	C. C2H5-CH=O	D. CH3-CH2-CH2-CH=O
Câu 30 : Cho các chất sau: 	
1) CH3-CC-CH2-CH3 	2) C6H5CH(CH3)2 	3) CHCH
4) Butan-2-ol 	5) Pent-2-en 	6) 2,2-Điclopropan 	
Chất không thể điều chế trực tiếp được xeton là: 
A. 2, 3, 4 và 6. 	B. 1, 2, 4, 5 và 6. 	C. 1, 2, 3, 4 và 5. 	D. 3 và 5. 
Câu 31 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:	
A + H2 B (xúc tác: t0)	
B C (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C)	
C + H2O D	
Biết: A mạch hở, không cùng loại chức với D, có công thức phân tử C3H6O. Công thức cấu tạo của A là A. CH2=CH-CH2OH 	 B. CH3COCH3 	 C. CH3-O-CH=CH2 D. CH3CH2CHO 
Câu 32 : Khi thêm một lượng dư dung dịch AgNO3 trong nước amoniac vào 1,46g hỗn hợp anđehit axetic và anđehit propionic thu được 6,48g kết tủa. Xác định khối lượng các chất trong hỗn hợp.
A. 0,66g và 0,87g. 	B. 0,88g và 0,58g. 	C. 0,7g và 0,76g. 	D. 0,8g và 0,66g. 
Câu 33 : Khi tách 2 phân tử H2O (bằng KHSO4 đặc, nhiệt độ) từ glixerol ta được một chất phản ứng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol là 1 : 2. Chất đó là chất nào dưới đây?
A. Propinol. (3) 	B. Propanol. (1) 	C. Propađienol. (2) 	 D. Cả (1), (2), (3) đều sai. 
Câu 34 : Hiđrat hoá hoàn toàn m gam một ankin (A/) thu được một anđehit (B/). Trộn (B/) với m’ gam một anđehit đơn chức (C/) được hỗn hợp (D). Thêm nước để được một 0,1 lit dd (D/) chứa (B/) và (C/) với nồng độ mol tổng cộng là 0,8M. Thêm từ từ vào dd (D/) vào dd chứa AgNO3 /NH3 dư thu được 21,6g Ag kết tủa. Khối lượng hỗn hợp (D) là :
A. 3,24 gam	B. 4,34 gam	C. 2,16 gam	D. 3,70 gam
Câu 35 : Lấy 1,17 gam hỗn hợp propan–1–ol và một anđehit chưa biết, cho thêm vào đó dung dịch 
AgNO3/NH3 (tạo thành bằng cách hòa tan 8,5 gam AgNO3 trong nước amoniac) và đun nóng nhẹ. Lọc kết tủa lắng xuống còn AgNO3 chưa phản ứng được chuyển thành bạc clorua khối lượng 2,87g. Xác định cấu tạo của anđehit chưa biết nếu tỉ lệ mol anđehit và ancol trong hỗn hợp ban đầu là 3 : 1.
A. CH3CH2CH2CHO 	B. HCHO 	C. CH3CHO 	D. CH3CH2CHO 
Câu 36 : Khi oxi hóa (có xúc tác) m gam hỗn hợp Y gồm HCHO và CH3CHO bằng oxi ta thu được (m+1,6) gam hỗn hợp Z. Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%. Còn nếu cho m gam hỗn họp Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong dung dịch amoniac thì thu được 25,92 gam Ag. Thành phần % khối lượng của 2 axit trong hỗn hợp Z tương ứng là :
A. 25% và 75%	B. 40% và 60%	 C. 16% và 84%	 D. 14% và 86%
Câu 37 : Cho sơ đồ: . B là
A. Axit fomic.	B. Axit axetic.	 C. anhiđrit phtalic.	 D. Axit phtalic.
Câu 38: Khi so sánh axit acrylic và axit propionic một học sinh đã phát biểu:
1) 2 axit trên đều tác dụng với Mg, Na2CO3, Ca(OH)2, KOH
2) Axit propionic làm mất màu dd Brom còn axit acrylic thì không
3) Axit propionic mạnh hơn axit acrylic
4) 2 axit trên có thể được điều chế từ glixerol bằng 2 hoặc 3 phương trình phản ứng.
Phát biểu đúng là:
A. 1, 2	B. 1, 3	C. 1, 4	D. 1, 2, 4
Câu 39 : 50 ml dung dịch A gồm một axit hữu cơ đơn chức và một muối của nó với một kim loại kiềm, cho tác dụng với 12 ml dung dịch Ba(OH)2 1,25M. Sau phản ứng để trung hoà dung dịch cần thêm 3,75 gam dung dịch HCl 14,6 %. Mặt khác cho 50 ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư rồi đun nóng thì thu được 0,784 lít hơi axit ở điều kiện 54,60C và P = 1,2 atm. Nồng độ mol muối của axit hữu cơ trong dung dịch A là	A. 0,2M.	B. 0,3M.	C. 0,6M.	D. 0,4M.
Câu 40 : Cho 3,456 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 4,368 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3COOH. 	B. CH2=CH-COOH. 	C. HC≡C-COOH. 	D. CH3-CH2-COOH. 	
Câu 7 : Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml
 dung dịch NaOH có pH=13. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là 
A. 3,52 gam	B. 6,45 gam	C. 8,42 gam	D. 3,34 gam
Câu 41 : Cho hỗn hợp 2 axit hữu cơ no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với 16,8 gam NaHCO3 thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 21,75 gam muối. Xác định hai axit?
A. HCOOH và CH3COOH	B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH	D. C3H7COOH và C4H9COOH
Câu 42 : Một hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no A, B hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Nếu trung hoà 14,64g X bằng một luợng NaOH vừa đủ thì thu được 20,36g hỗn hợp gồm hai muối. Còn nếu làm bay hơi 14,64g X thì chiếm thể tích là 8,96 lít (đo ở 2730C, 1atm). Trong hai axit A, B phải có: 
A. Hai axit đều đơn chức. 	B. Hai axit đều đa chức.
C. Một axit đơn chức, một axit đa chức.	D. Chưa khẳng định được
Câu 43 : Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (C, H, O) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch AgNO3 2M trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 2,125. Công thức phân tử của X là. A. C3H6O	B. C4H6	C. C4H4O	D. C3H2O2
Câu 44 : Mệnh đề nào đúng?
A. Có thể phân biệt CH3CHO và HCHO bằng dung dịch AgNO3/NH3.
B. CH3–CH2–O–CHO là hợp chất thuần chức.
C. Các dẫn xuất halogen khi cháy sinh ra đơn chất halogen
D. Một chất phản ứng với NaOH ở nhiệt độ thường chứng tỏ có nhóm chức axit.
Câu 45 : Để phân biệt anđehit axetic, axit acrylic, axit axetic, etanol, cần dùng (tối thiểu) các thuốc thử nào trong các chất sau: dung dịch Br2 (1), dung dịch AgNO3/NH3 (2), giấy quỳ (3), dung dịch H2SO4 (4)
A. 1, 2 và 3	B. 2, 3	C. 3, 4	D. 1, 2 và 4
Câu 46 : Để phân biệt anđehit axetic, anđehit acrylic, axit axetic, etanol không cần dùng thuốc thử nào sau đây?
1. Dung dịch Br2/CCl4	3. Dung dịch AgNO3/NH3
2. Giấy quỳ	4. Dung dịch NaOH
A. 1 và 3	B. 2 và 3	C. 4	D. 1 và 4
Câu 47 : Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tốn gấp 4 lần số mol của Y. Y phản ứng với hiđro thu được ancol đơn chức. Công thức cấu tạo mạch hở của Y là:
A. CH3CHO	B. CH2=CH–CH2–CHO
C. CH3–CH=CH–CH2–OH	D. CH2=CH–CH2–OH
Câu 48 : Đốt cháy hoàn toàn 1V hơi của axit A mạch hở cần 0,5V oxi ở cùng điều kiện. A chỉ có thể là:
A. CH3COOH	B. HCOOH
C. HOOC–COOH	D. HCOOH hoặc HOOC–COOH
Câu 49: Cho 16,82 gam hỗn hợp hai axit no đơn chức mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH1M cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,32 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của 2 axit trên là 
A. C3H6O2 và C4H8O2. B. CH2O2 và C2H4O2	C. C2H4O2 và C3H6O2. D. C4H8O2 và C5H10O2
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 25 ml hơi axit hữu cơ đơn chức X cần vừa đủ 187,5 ml oxi, sinh ra khí cacbonic và 75 ml hơi nước (thể tích đo ở cùng nhiệt độ và áp suất). X không làm mất màu dung dịch KMnO4. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2COOH.
B. CH C–C C–CH2CH2COOH.
C. 
D. CH2 = CH – CH2 – COOH.
Câu 51 : Trong các đồng phân có công thức phân tử C4H8O2, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3COOCH2CH3.	B. HOCH2CH2CH2CHO.
C. CH3 – CH – COOH.	D. CH3CH2CH2COOH.
 CH3
Câu 52 : Hỗn hợp Z gồm 1 anđehit no đơn chức mạch hở (X) và 1 axit cacboxylic không no đơn chức mạch hở có 1 nối đôi C=C (Y) và glixerol. Chia hỗn hợp Z làm 3 phần bằng nhau.
–Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được hỗn hợp CO2 và H2O có số mol bằng nhau. 
–Cho phần 2 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag.
–Cho phần 3 tác dụng với Na dư thu được 5,376 lít H2 (đktc).
Phần trăm số mol X trong hỗn hợp Z là :
A. 29,41% hoặc 33,33%	B. 17,24% hoặc 29,41%
C. 17,24% hoặc 38,46%	D. 33,33% hoặc 38,46%
Câu 53 : Đốt cháy hòan tòan 24,12 gam hỗn hợp X gồm HCHO, HCOOH và 1 anđehit không no 2 lần anđehit mạch hở có 1 nối đôi C=C thu được 44 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Mặt khác để hiđro hóa hòan tòan 24,12 gam hỗn hợp X (xúc tác Ni,t0) cần 12,992 lít H2(đktc). Nếu cho 24,12 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong dung dịch amoniac thu được bao nhiêu gam Ag?
A. 151,2 gam.	B. 146,88 gam.	C. 142,56 gam.	D. 138,24 gam.
Câu 54 : Lấy 11,55 gam muối CH3COONH4 cho vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Đun nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn , cô cạn thu được chất rắn. Nung chất rắn có khí X bay ra. Nung khí X ở 15000C, sau đó làm lạnh nhanh thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất khí có thể tích 5,6 lít (đktc). Tính % X bị nhiệt phân?	A. 33,33%	B. 66,67%	C. 75%	D. 80%
Câu 55 : Cho 9,3 gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 1680 ml khí (ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y1. Khối lượng Y1 là
A.6,0g.	B.12,6 g.	C.12,75g.	D.10,95g.
Câu 56 : Chia m gam anđehit X thành 2 phần bằng nhau. 
Phần 1 : đốt cháy hoàn toàn, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. 
Phần 2 : tác dụng hoàn toàn với AgNO3/ NH3 dư tạo ra 4 mol Ag/1 mol anđehit. X là :
A. anđehit no đơn chức (1)	B. anđehit no 2 chức (2)
C. anđehit fomic(3)	D. (1) và (2)
Câu 57 : Cho 11,1 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,08M và NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được 12,64 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là	A. C2H5COOH.	B. CH3COOH.	 C. HCOOH. 	D C3H7COOH
Câu 58 : Hợp chất hữu cơ X (CxHyOz) có phân tử khối nhỏ hơn 90. X tham gia phản ứng tráng gương và có thể tác dụng với H2/Ni,t0 sinh ra một ancol có cacbon bậc 4 trong phân tử. Công thức của X là :
A. (CH3)3CCHO	B. (CH3)2CHCHO
C. (CH3)3CCH2CHO	D. (CH3)2CHCH2CHO
Câu 59 : Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một axit cacboxylic X không no, đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Số mol của X là bao nhiêu?
A. 0,01 mol	B. 0,02 mol	C. 0,04 mol	D. 0,05 mol
Câu 60 : Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với Na2CO3 sinh ra 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối thu được là bao nhiêu? 
A. 19,2 g	B. 20,2 g	C. 21,2 g	D. 23,2 g

File đính kèm:

  • docandehit_xeton_axit_3.doc
Giáo án liên quan