Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: Anken - Ankin

Phương pháp: Từ phản ứng đốt cháy :

• Anken:

• Ankin:

 và

 Trong bài toán phức tạp thì đề sẽ cho hỗn hợp nhiều hidrocacbon khác nhau, nhưng khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thì ta luôn có và

 Khi giải bài tập liên quan đến phản ứng đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon ta nên sử dụng phương pháp trung bình để chuyển bài toán hỗn hợp nhiều chất về một chất, nếu số ẩn lớn hơn số giả thiết thì ta dùng quy đổi trong hữu cơ ngoài ra ta phải vận dụng các phương pháp khác (như bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, ) để giải quyết bài toán.

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập môn Hóa học Lớp 11 - Chủ đề: Anken - Ankin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
CHỦ ĐỀ ANKEN- ANKIN
Dạng 2: Viết CTCT và gọi tên.
Ví dụ 1: Viết CTCT và gọi tên các anken đồng phân có công thức phân tử C5H10. 
Giải
Ví dụ 2: Viết CTCT và gọi tên các ankin đồng phân có công thức phân tử C5H8.
Giải
Bài tập tương tự: 
1.) Viết CTCT và gọi tên thay thế của các anken có công thức phân tử sau: C4H8; C3H6.
2.) Viết CTCT và gọi tên thay thế của các ankin có công thức phân tử sau: C4H6; C3H4.
Dạng 3: Phản ứng đốt cháy Anken, Ankin.
 Phương pháp: Từ phản ứng đốt cháy :
Anken: 
Ankin: 
 và 
Trong bài toán phức tạp thì đề sẽ cho hỗn hợp nhiều hidrocacbon khác nhau, nhưng khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thì ta luôn có và 
Khi giải bài tập liên quan đến phản ứng đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon ta nên sử dụng phương pháp trung bình để chuyển bài toán hỗn hợp nhiều chất về một chất, nếu số ẩn lớn hơn số giả thiết thì ta dùng quy đổi trong hữu cơ ngoài ra ta phải vận dụng các phương pháp khác (như bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng,) để giải quyết bài toán. 
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon A thu được 33g CO2 và 13.5g H2O. Tìm CTPT của A biết rằng ở đktc, DA= 1.875g/l.
Giải
DA= mAV =n.MAn.22.4 =MA22.4 =1.875( g/l )
= >MA= 42
Vì đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A mà 
 A có công thức chung là CnH2n
 MA=12n+2n =14n = 42 = > n = 3
 Vậy CTPT của A là: C3H6. 
 Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 Ankin A thu được 19,8g CO2 và 5,4g H2O. Hãy xác định CTPT của A là gì?
Giải
t°
 CnH2n-2 + 3n-12 O2 	 n CO2 + (n-1)H2O
 n : (n-1) (mol)
 0,45 : 0,3 (mol)
 => n= 3
 CTPT của A là: C3H4.
 Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp hai Anken đồng đẳng liên tiếp thu được m gam H2O và (m+39) gam CO2. Xác định CTPT của hai Anken đó.
Giải
Gọi là công thức chung của hai anken
 nAnken = = 0,4 (mol) 
 0,4 0,4 0,4 (mol)
Ta có:
 Vì 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau nên n1 < 3,75 < n2
=> Hai anken đó là C3H6 và C4H8.
Bài tập tương tự: 
1) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken X thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Công thức phân tử đúng của X là gì?
 2) Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) 1 hiđrocacbon X mạch hở, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua dung dịch H2SO4 và dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình đựng dung dịch axit tăng 5,4g; bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có 30g kết tủa. Tìm CTPT của X.
3) Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2g CO2 và 23,4g H2O. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y bằng bao nhiêu ?
4) Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76g.
a. Tìm công thức phân tử của 2 anken đó?
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi anken trong hỗn hợp X.
5)  Đốt cháy 8g ankin X, rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 60g kết tủa.Hãy tìm CTPT của X.
6) Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 23g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40g kết tủa. Hãy xác định CTPT của X.
7) Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượng là 25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45g kết tủa.Tìm công thức phân tử của X.
8) Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và H2O có khối lượng hơn kém nhau 6,76g. Hãy xác định CTPT của hai anken đó.
9) Đốt cháy hết 13,44 lít hỗn hợp X gồm hai anken A, B (đktc) đồng đẳng kế tiếp thì thấy sinh ra một lượng CO2 lớn hơn lượng H2O sinh ra là 58,5g. 
 a) Hãy xác định CTPT, CTCT của 2 anken (biết chúng đều có mạch cacbon không nhánh).
b) Tính phần trăm theo thể tích hỗn hợp X.
Dạng 4: Phản ứng cộng X2, HX ( X là: Br, Cl, OH, )
Phương pháp: 
1. Phản ứng cộng H2
Phương trình phản ứng tổng quát : 
Đối với Anken: 
Đối với Ankin: 
2. Phản ứng cộng X2 (X là Cl, Br, I)
Phương trình phản ứng tổng quát : 
Đối với Anken: 
Đối với Ankin: 
3. Phản ứng cộng HX (X là Cl, Br, I)
Phương trình tổng quát: 
Đối với Anken: 
Đối với Ankin: 
4. Phản ứng cộng H2O
Đối với Anken: 
 Đối với Anken đối xứng sẽ tạo ra 1 sản phẩm cộng, đối với anken bất đối xứng sẽ tạo ra 2 sản phẩm. Ví dụ:
Đối với Ankin: 
Phản ứng cộng H2O của Ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1.
Ví dụ 1: Cho 2,8g Anken A mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8g Br2. Xác định CTPT của A.
Giải
 0,05 : 0,05	(mol)
 MAnken = 12n+2n
CTPT của A là: C4H8.
Ví dụ 2: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước Brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Hãy tính giá trị của m là bao nhiêu?
Giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mX = mZ + mbình tăng
mbình tăng = (0,02 . 26) + (0,03 . 2) – 0,252= 0,328(g)
Bài tập tương tự: 
1) Cho 0,74 gam hỗn hợp X gồm metan và anken A loại từ từ qua bình đựng nước brom dư thấy khối lượng bình tăng thêm 0,42 g đồng thời thể tích hỗn hợp khí X giảm 1/3 xác định công thức phân tử và gọi tên A. Tính tỉ khối của hỗn hợp X đối với không khí.
2) Cho 11,2 lít hỗn hợp X ở (đktc) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 100 g Brom. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 22 g hỗn hợp X thì thu được 25,2 g H2O. Biết X gồm Axetilen, Propilen, Metan. Hãy xác định phần trăm theo thể tích hỗn hợp này.
3) Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở T và G. Hấp thụ 3,36 lít X vào dung dịch Br2 dư thấy có 16g Br2 phản ứng, đồng thời thấy thoát ra 1,12 lít khí không màu. Mặt khác, nếu đốt cháy toàn bộ lượng khí X trên, sau phản ứng thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Tìm CTPT của T và G.
4) Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước Brom (dư) thì thấy thoát ra 0,448 lít hỗn hợp khí Z có = 0,5. Hỏi tăng bao nhiêu gam?
5) Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính thành phần phần trăm thể tích của khí metan trong hỗn hợp trên. 
6*) Hỗn hợp A gồm 2 chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen .Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa brom tăng thêm 7,7 g.
a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó. 
b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A. 
c) Viết công thức cấu tạo của các Anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.
7*) Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí M gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư ,thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,6 gam và còn lại 1,12 lít một chất khí thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,36l hỗn hợp M trên rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng giảm m gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon và tính giá trị của m.
8*) Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí M gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch Brom dư, thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,6 gam và còn lại được 1,12 lít một chất khí thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít M trên rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M tạo ra 29,55 gam kết tủa ,dung dịch thu được sau phản ứng có khối lượng giảm m gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính giá trị m.
Dạng 4: Phản ứng thế
Phản ứng của C2H2 với AgNO3/NH3
Phản ứng của với AgNO3/NH3
 (kết tủa vàng nhạt)
Khi Ankin phản ứng với AgNO3 trong một số trường hợp ta nên sử dụng tăng giảm khối lượng để tính toán, vì ta nhận thấy cứ 1 nguyên tử H bị thay thế bởi 1 nguyên tử Ag thì khối lượng tăng lên 107.
Ví dụ 1: Cho một Ankin (ở thể lỏng trong điều kiện thường) phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng thấy khối lượng bình chứa tăng 2,05g và xuất hiện 4,725 gam kết tủa màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu xám. Xác định CTPT của Ankin. 
Giải
Gọi CTPT của Ankin là CnH2n-2
 M M+107	
 2,05 4,725
Ta có tỉ lệ: 
 Lại có: M= 14n - 2n = 82
n = 6
CTPT của Ankin cần tìm là C6H10.
Ví dụ 2: Cho 14,8 gam hỗn hợp hidrocacbon có công thức phân tử là C3H4 và C4H6 lội qua một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 46,9 gam kết tủa (không thấy khí thoát ra khỏi dung dịch). Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng các khí trên.
Giải
Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol của C3H4 và C4H6
 x x (mol)
 y y (mol)
Ta có hpt :
Bài tập tương tự: 
1) Dẫn 3,36 lít hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc .
a) Tính phần trăm thể tích êtilen trong A
b) Tính m. 
2) Dẫn 17,4 g hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Hãy tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi khi trong X.
3) Hỗn hợp X gồm hai ankin đồng đẳng liên tiếp. Cho 1,72 g hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 16 gam Br2 trong CCl4 (sản phẩm cộng là các dẫn xuất tetrabrom). Nếu cho 1,72 g hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được m gam chất rắn không tan có màu vàng nhạt. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
4) Cho 17,92 lít hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1:1:2 lội qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư thu được 96 g kết tủa và hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Y thu được 13,44l CO2 (đo ở đktc). Hãy xác định 3 hiđrocacbon.
5) Hỗn hợp X gồm một anken và một ankin. Cho X sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy tạo ra 7,2 gam kết tủa. Nếu đốt cháy hỗn hợp X rồi hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,34 g. Hãy xác định công thức phân tử của Ankin.
6) Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí X trên vào dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 24,24 gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Viết các phương trình hóa học để giải thích quá trình thí nghiệm trên 
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khi trong hỗn hợp.

File đính kèm:

  • docxcac_dang_bai_tap_va_phuong_phap_giai_bai_tap_mon_hoa_hoc_lop.docx
Giáo án liên quan