Giáo án Hóa học 11 - Bùi Công Huân - Tiết 17, Bài 10: Photpho

GV: Đặt vấn đề

- Căn cứ vào số e lớp ngoài cùng và độ âm điện của P( 2.1 ) hãy dự đoán tính chất hóa học củaP.

- Giải thích tại sao điều kiện thường P hoạt động hơn N

GV: Nhận xét ý kiến của HS và nhấn mạnh đặc điểm khác với N

 

 

docx3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bùi Công Huân - Tiết 17, Bài 10: Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:9	 	 Ngày soạn:02/10/2014
Tiết:17	 	 Ngày dạy:13/10/2014
BÀI 10: PHOTPHO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.
- Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp .
Hiểu được: 
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
- Viết được PTHH minh hoạ.
- Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế 
3. Thái độ.
Học sinh học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
4.Trọng tâm:
- So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,P
 Bảng tuần hoàn ,phiếu học tập
-HS: Bài cũ và xem trước bài mới 
III.PHƯƠNG PHÁP 
	Đàm thoại gợi mở, thảo luận, thí nghiệm 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của HNO3 viết ptpư minh họa 
3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Vị trí-cấu hình e
GV: Yêu cầu hs trình bày vị trí của P trong bảng TH và nhận xét hóa trị có thể có của P trong hợp 
chất.
HS: Quan sát bảng TH, Viết cấu hình e của P và nhận xét vị trí của P trong bảng TH 
I. Vị trí của P trong bảng tuần hoàn: 
-Vị trí Ô 15
 Chu kì 3
 Nhóm VA
-Cấu hình e nguyên tử:1s22s22p63s23p3
Hoạt động 2:Tính chất vật lí của P
GV: Cho hs quan sát Pt và Pđ sau đó yêu cầu hs trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 1: 
- P có mấy dạng thù hình 
- Sự khác nhau về tính chất vật lý các dạng thù hình như thế nào?
GV: Làm thí nghiệm chứng minh sự chuyển hóa giữa 2 loại thù hình
HS: Quan sát, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên 
HS: Quan sát 
II. Tính chất vật lý của P: P có 2 dạng thù hình chính 
1. Photpho trắng: 
- Tinh thể màu trắng gồm các phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực hút Vanđevan yếu [ Tinh thể Pt mềm, thấp 
- Rất độc, không tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ 
- Phát quang trong bóng tối 
2. Photpho đỏ: 
- Chất bột màu đỏ, có cấu trúc polime(P)n bền [ Khó nóng chảy, khó bay hơi 
- Không độc.
* Sự chuyển hóa giữa 2 dạng thù hình P
 Pđ Pt
Hoạt động 3:Tính chất hoá học
GV: Đặt vấn đề
- Căn cứ vào số e lớp ngoài cùng và độ âm điện của P( 2.1 ) hãy dự đoán tính chất hóa học củaP. 
- Giải thích tại sao điều kiện thường P hoạt động hơn N 
GV: Nhận xét ý kiến của HS và nhấn mạnh đặc điểm khác với N
GV:Kết luận 
HS: 
- Nghiên cứu nội dung sgk, dẫn ra các phản ứng mà P đóng vai trò chất oxi hóa, chất khử và đk của phản ứng: 
HS: Nhận xét số oxi hóa của P và kết luận tính chất hóa học của P
II. Tính chất hóa học:
1. Tính oxi hóa: Khi tác dụng với kim loại mạnh.
2. Tính khử: Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hóa mạnh 
a. Với oxi: 
 5dư + 4 " 2
 3thiếu + 4 " 
b. Với Clo: 
 5dư + 2 " 2
 3thiếu + 2 " 
* Kết luận: 
- P hoạt động mạnh hơn N ở đkt. Do liên kết đơn trong phân tử P kém bền hơn liên kết 3 trong phân tử N.
- Pt hoạt động mạnh hơn Pđ
- P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 
Hoạt động 4:Ứng dụng-Trạng thái tự nhiên-Điều chế
GV: Cho hs n/c SGK và tóm tắt lại các ý kiến của HS có thể nói rõ hơn các phản ứng hóa học xảy ra khi lấy lửa bằng diêm.
GV: - Trong tự nhiên P tồn tại dạng nào? 
- Tại sao N tồn tại ở dạng đơn chất còn P ở dạng hợp chất? 
HS: Dựa vào SGK, tìm trong thực tế những ứng dụng của P.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV.
IV. Ứng dụng: SGK
V. Trạng thái tự nhiên: SGK
VI. Điều chế:
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3 + 2Phơi + 5CO 
4. Củng cố
GV dùng bài tập 1,2 sgk để củng cố 
5. Dặn dò:BTVN 5 SGK tr50
V.BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxTiet 17 Huan.docx