Bài giảng Môn hóa lớp 11 - Tiết 11 - Nitơ

1. Kiến thức :

- Biết vị trí , cấu hình electron của photpho trong bảng tuần hoàn .

- Biết các dạng thù hình của photpho .

 - Biết tính vật lý của photpho ( trạng thái, màu sắc,khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng,trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp

 - Hiểu được tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá( tác dụng với kim loại Na, Ca ) và tính khử ( tác dụng với O2, Cl2) .

 

doc26 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn hóa lớp 11 - Tiết 11 - Nitơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dụng cụ : Oáng nghiệm , giá đỡ , ống nhỏ giọt , đèn cồn
Hoá chất : Axít HNO3 đặc và loãng , d2 H2SO4 loãng , d2 BaCl2 ,d2 NaNO3 , NaNO3 
 Tinh thể Cu(NO3)2 tinh thể , Cu , S .
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Kiểm tra :
 * Tính chất của muối amoni ? cho ví dụ minh hoạ ?
 * Hoàn thành chuỗi phản ứng :
 @ NH4NO3 ® N2 NH3 ® NH4Cl ® NH4NO3 ?
 @ N0 ® N-3 ® N+2 ® N+4 ® N+5 ® N+1 
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài 
Kể tên các hợp chất của N2 mà em biết ?
Hoạt động 2: 
Cấu tạo nguyên tử
- Viết CTCT , xác định số oxihóa , hóa trị của nitơ ? 
-Giáo viên nhận xét ?
Hoạt động 3:
- Cho HS quan sát lọ axít HNO3 nhận xét trạng thái vật lý của axít ?
- Gv mở nút bình đựng HNO3 đặc 
® GV nhận xét bổ sung: 
Axit HNO3 cất giữ lâu ngày có màu vàng do NO2 phân huỷ tan vào axit 
® cần cất giữ trong bình sẫm màu , bọc bằng giấy đen …
Hoạt động 4: 
Yêu cầu HS nêu tính chất chung của axit ?
Lấy VD minh họa tính axít của HNO3? 
- Gv cho học sinh làm thí nghiệm chứng minh tính axit của HNO3 
Gv nêu vấn đề : 
Tại sao HNO3 có tính oxihóa ?
 ® GV nhận xét 
- GV hướng dẫn thí nghiệm :
 * Cu +HNO3(đ) ®
 * Cu +HNO3(l) ®
- GV bổ sung :
Muối tạo thành có hóa trị cao nhất .
Gv bổ xung :
Với những kim loại :Mg , Zn , Al . . .Khi tác dụng với HNO3 loãng thì sản phẩm : N2O , N2 , NO, NH4NO3
- GV làm thí nghiệm :
Fe , Al nhúng vào dd HNO3 đặc , nguội . sau đó nhúng vào các dung dịch axit khác : HCl , H2 SO4 loãng …
- GV thông báo :Nước cường thủy hòa tan được Au và Pt :
HNO3 + 3HCl ®→ Cl2 + NOCl
 + 2H2O 
 NOCl ® NO + Cl 
® Clo nguyên tử có khả năng phản ứng rất lớn .
- Gv làm thí nghiệm :
 Tác dụng với phi kim 
* S + HNO3 đun nóng nhẹ sau đó cho vài giọt BaCl2 ?
* Tương tự viết phương trình C với HNO3 ?
® GV kết luận : Như vậy HNO3 không những tác dụng với kim loại mà còn tác dụng với một số phi kim .
- GV mô tả thí nghiệm : 
Nếu nhỏ dung dịch HNO3 vào H2S thấy xuất hiện kết tủa nàu trắng đục, có khí không màu hóa nâu , hãy viết phương trình ?
- Tương tự hãy viết phuơng trình với FeO , Fe3O4 , Fe(OH)2 HNO3 
Hoạt động 5 :
Nêu phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm ? 
Trong công nghiệp HNO3 điều chế từ nguồn nguyên liệu nào ? chia làm mấy giai đoạn ? Viết phương trình ?
- GV tóm tắt các giai đoạn bằng sơ đồ 
NH3 → NO → NO2 → HNO3
-Hs sẽ liệt kê một số chất mà các em biết : NO , NO2 , NH3, HNO3 …
HS :
 Viết công thức, trả lời 
-HS : quan sát , phát hiện tính chất vật lý của HNO3 .
- Hs theo dõi các thao tác của giáo viên , nêu được một số tính chất của axit HNO3 
-Hs liên hệ kiến thức cũ , thảo luận để tìm ra tính chất hoá học cơ bản của HNO3 . 
-HS làm thí nghiệm và viết phương trình phản ứng HNO3 tác dụng với : CaO , NaOH , CaCO3 …
- Vì HNO3 , N có số oxihóa cao nhất +5 , trong phản ứng có sự thay đổi số oxihóa , số oxihóa của nitơ giảm xuống giá trị thấp hơn .
- HS quan sát hiện tượng , màu sắc của khí bay ra và viết phương trình 
- HS viết và cân bằng các phương trình phản ứng . 
- HS lên bảng viết phương trình phản ứng .
.
- HS quan sát và nhận xét
® Fe ,Al thụ động trong HNO3 đặc nguội ( do tạo 1 lớp màng oxít bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của các axit)
- Hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl được gọi là nước cường thủy , có thể hòa tan vàng hay platin :
Au + HNO3 +3HCl ® AuCl3
 +NO +2H2O .
- HS nhận xét viết phương trình phản ứng 
- HS quan sát hiện tượng :
® Thấy thoát khí màu nâu có NO2 .Khi nhỏ dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa màu trắng có ion SO42 - 
- HS quan sát hình 3.9 và nhận xét 
- Hs viết phương trình 
-HS tìm hiểu SGK để trả lời .
-Dựa vào hình 3.10 HS nêu cách điều chế HNO3 bốc khói trong PTN .
-HS dựa vào SGK để trả lời .
-Viết Ptpư cho mỗi giai đoạn .
 A. AXIT NITRIC :
I – CẤU TẠO PHÂN TỬ :
- CTPT : HNO3
- CTCT : 
 O
 H – O – N 
 O
 - Nitơ có hóa trị IV và số oxihoá là +5 
II – TÍNH CHẤT VẬT LÝ :
- Là chất lỏng không màu 
- Bốc khói mạnh trong không khí ẩm 
- D = 1,53g/cm3 , t0s = 860C .
- Axít nitric không bền , phân hủy 1 phần 
 4HNO3 ® 4 NO2 + O2 + 2H2O 
 - Dung dịch axit có màu vàng hoặc nâu .
- Axít nitric tan vô hạn trong nước
(Thực tế dùng HNO3 68%, D=1,40g/cm3 )
III . TÍNH CHẤT HÓA HỌC :
1 . Tính axít : 
- Là một trong số các axít mạnh nhất , trong dung dịch :
 HNO3 ® H+ + NO3- 
 - Dung dịch axít HNO3 có đầy đủ tính chất của một dung dịch axít . 
Tác dụng với oxit bazơ , bazơ , muối của axit yếu hơn , kim loại 
2 .Tính oxi hóa : 
- Là một trong những axít có tính oxi hóa mạnh nhất . 
- Tuỳ vào nồng độ của axít và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến : NO2 , NO , N2O , N2 , NH4NO3 .
a. Với kim loại :
- HNO3 oxihóa hầu hết các kim loại (trừ vàng và platin ) không giải phóng khí H2 , do ion NO3 có khả năng oxi hoá mạnh hơn H+ .
* Với những kim loại có tính khử yếu : Cu , Ag . . . 
HNO3 đặc bị khử đến NO2
Cu + 4HNO3(đ)® Cu(NO3)2 
 +2NO2+2H2O
 HNO3 loãng bị khử đến NO 
3Cu + 8HNO3(l) ® 3Cu(NO3)2 
 + 2NO + 4H2O
* Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh hơn : Mg, Zn ,Al . . . 
HNO3 đặc bị khử đến NO2
- HNO3 loãng bị khử đến N2O hoặc N2 
- HNO3 rất loãng bị khử đến NH3 (NH4NO3) 
8Al + 30HNO3(l) ® 8Al(NO3)3 
 + 3N2O+15H2O
5Mg + 12HNO3(l) ® 5Mg(NO3)2 
 + N2 + 6H2O
4Zn + 10HNO3(l) ® Zn(NO3)2 
 + NH4NO3 + 3H2O
- Fe, Al bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội .
b. Tác dụng với phi kim :
- Khi đun nóng HNO3 đặc có thể tác dụng được với C, P ,S . . . 
Ví Dụ : 
C + 4HNO3(đ) ® CO2 + 4NO2 
 + 2H2O 
S + 6HNO3(đ) ® H2SO4 +6NO2
 +2H2O 
c. Tác dụng với hợp chất : 
- H2S , HI, SO2 , FeO , muối sắt (II) . . . có thể tác dụng với HNO3 - Nguyên tố bị oxihóa trong hợp chất chuyển lên mức oxi hóa cao hơn:
3FeO +10HNO3(l) ® 3 Fe(NO3)3
 + NO + 5H2O 
3H2S + 2HNO3(l) ® 3S + 2NO 
 + 4H2O .
- Nhiều hợp chất hữu cơ như giấy , vải , dầu thông . . . bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc 
® Vậy : HNO3 có tính axít mạnh và có tính oxihóa .
IV . ỨNG DỤNG :(SGK) 
V – ĐIỀU CHẾ :
 1 . Trong phòng thí nghiệm :
NaNO3(r ) + H2SO4(đ) 
 HNO3 +NaHSO4 .2. Trong công nghiệp : 
- Được sản xuất từ amoniac
- Ở nhiệt độ 850 – 9000C , xúc tác hợp kim Pt và Ir :
4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O
 ∆H = - 907kJ
- Oxi hóa NO thành NO2 :
 2NO + O2 ® 2NO2 .
- Chuyển hóa NO2 thành HNO3 :
 4NO2 +2H2O +O2 ® 4HNO3 .
- Dung dịch HNO3 thu được có nồng độ 60 - 62% . Chưng cất với H2SO4 đậm đặc thu được d2 HNO3 96 – 98 % .
	3. Củng cố :
- HNO3 có những tính chất vật lí và hoá học nào ?
- Nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của HNO3 ?
	4. Bài tập về nhà :
 1/ Bài 1 , 2 , 3 , 4 ,6,7 SGK trang 45
 2/ cho hỗn hợp gồm Cu , Mg tác dụng với dd HNO3 85 % thu được 3,36 lit khí NO2 ( đkc) . Cũng hỗn hợp trên cho tác dụng với 200 ml dd HCl thu được 1,12 lit khí H2 ( đkc) .
 a/ Xác định % mỗi kim loại trong hỗn hợp ?
 b/ Xác định kl dd HNO3 cần dùng ?
 c/ Xác định CM cùa dd HCl ?
Tiết 14:	AXIT NITRIC VA ØMUỐI NITRAT
MỤC TIÊU :
+ Kiến thức: Biết được:
- Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit
- Cách nhận biết ion NO3- bằng phương pháp hoá học.
- Chu trình của nitơ trong tự nhiên
+ Kỉ năng:
Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat
Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học
- Tính thành phần % về khối lượng muối nitrat trong hổn hợp, nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
II. PHƯƠNG PHÁP :Đàm thoại – trực quan – nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ :
các mẫu muối Nitrat : Ca(NO3)2 , NH4NO3 
Hệ thống câu hỏi và bài tập có liên quan .
Dụng cụ : ống nghiệm , đèn cồn , giá đỡ , thìa thuỷ tinh .
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Kiểm tra :
 * Hoàn thành chuỗi phản ứng :
 a) N0 ® N+2 ® N+4 ® N+5 ® N+5 ® N+1
 b) NH3 ® NO ® NO2 ® HNO3 ® NH4NO3 ® NH3
 Cu(NO3)2 ® Cu(OH)2 ® CuCl2 .
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài 
”
 ® Muối nitrat có nhiều ứng dụng với cuộc sống , vậy chúng có những tính chất gì ?
Hoạt động 2 :
- Gv nêu vấn đề : Muối nitrat là gì ? cho ví dụ ?
Cho biết về đặc điểm về tính tan của muối nitrat ?
GV làm thí nghiệm : hoà tan các muối vào nước .
 GV bổ sung : 
 Một số muối nitrat dễ bị chảy rữa , như NaNO3, NH4NO3 …. 
Hoạt động 3 :
 - Khi đun nóng muối nitrát bị phân hủy như thế nào ?
- Gv làm thí nghiệm :
NaNO3 rắn 
Cu(NO3)2 rắn 
- Đặt lên trên miệng ống nghiệm que đóm có than hồng .
® GV tổng kết 
Bổ sung :
- Ở nhiệt độ cao muối nitrat là nguồn cung cấp oxi.Cho muối nitrat vào than nóng đỏ , than bùng cháy , hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ dễ bắt cháy.
- Khi 2 ống nghiệm đã nguội 
* Oáng 1 : + H2SO4 loãng ®
* Oáng 2 + H2O , lắc 
Hoạt động 4:
Hướng dẫn thí nghiệm :
Cu + NaNO3 thêm H2SO4 vào dung dịch .
® GV kết luận 
Hoạt động 5 : 
- Muối nitrat có những ứng dụng gì ?
- Trong tự nhiên Nitơ tồn tại ở đâu ? dạng nào ? luân chuyển trong tự nhiên như thế nào ?
- Gv đặt hệ thống câu hỏi :
* Tóm tắt sơ đồ quá trình chuyển hoá Nitơ từ trạng thái tự do và dạng hợp chất .
* Sự chuyển hoá nitơ trong quá trình nhân tạo ?
Muốn giải quyết vấn đề gv đưa ra HS nghiên cứu bài mới .
Muối của axit nitric gọi là muối nitrat .
Ví dụ : NaNO3 , Cu(NO3) …
® viết phương trình điện li 
HS nghiên cứu SGK trả lời 
® Viết phương trình điện ly của một số muối : KNO3 . NH4NO3 . . 
- HS nghiên cứu SGK trả lời 
- Hs quan sát thí nghiệm và giải thích 
HS quan sát nhận xét , viết phương trình 
-Học sinh quan sát và viết phương trình phản ứng .
HS tìm hiểu thực tế , SGK để trả lời 
HS quan sát sơ đồ chu trình nitơ trong tự nhiên .
Thảo luận nhóm
B. MUỐI NITRAT :
I. TÍNH CHẤT CỦA MUỐI NITRAT :
1. Tính chất vật lý :
- Dễ tan trong nước và chất điện ly mạnh .trong dung dịch , chúng phân ly hoàn toàn thành các ion .
Ví dụ :
 Ca(NO3) ® Ca2+ + 2NO3-
 KNO3 ® K+ + NO3-
- Ion NO3–  không có màu , màu của một số muối nitrat là do màu của cation kim loại.
2 - Tính chất hóa học 
 Các muối nitrát dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng oxi
a. Muối nitrát của các kim loại hoạt động ( K, Na...)
- Bị phân hủy thành muối nitrit và khí O2
 2KNO3 ® 2KNO3 +O2 
b. Muối nitrát của các kim loại từ Mg ® Cu :
- Bị phân hủy thành 
 oxit kim loại + NO2 + O2
 2Cu(NO3)2 2CuO + 
 4NO2 + O2 
c. Muối của những kim loại kém hoạt động :
 - Bị phân hủy thành kim loại tương ứng , NO2 và O2
 2AgNO3 ® 2Ag + 2NO2 + O2 .3 Nhận biết ion nitrat :
- trong môi trường trung tính ion NO3- không thể hiện tính oxi hoá 
 -Trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3 
- Vì vậy dùng Cu + ddH2SO4 loãng để nhận biết muối nitrat 
Ví dụ :
 3Cu + 8NaNO3 + 4H2SO4(l) ® 3Cu(NO3)2+ 2NO+ 4Na2SO4 + 4H2O. 
3Cu+8H++2NO3-®3Cu2+ + 2NO
 +4H2O.
 2NO + O2 ® 2NO2 
 (nâu đỏ )
 II . ỨNG DỤNG CỦA MUỐI NITRAT :
- Dùng để làm phân bón hóa học 
- Kali nitrat còn được sử dụng để chế thuốc nổ đen ( 75%KNO3, 10% S và 15% C)
C .CHU TRÌNH CỦA NITƠ TRONG TỰ NHIÊN : 
( SGK )
Tiết 15:	PHOTPHO
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức :
- Biết vị trí , cấu hình electron của photpho trong bảng tuần hoàn .
- Biết các dạng thù hình của photpho .
 - Biết tính vật lý của photpho ( trạng thái, màu sắc,khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng,trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp
 - Hiểu được tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá( tác dụng với kim loại Na, Ca…) và tính khử ( tác dụng với O2, Cl2) .
	2. Kỹ năng :
 - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sat thí nghiệm biểu diễn của giáo viên , giải thích và rút ra nhận xét .
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất của photpho.
- Sử dụng photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế
II. PHƯƠNG PHÁP :Trực quan – đàm thoại gợi mở .
III. CHUẨN BỊ :Bảng tuần hoàn - Hệ thống câu hỏi 
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Kiểm tra 15 phút :
 Câu 1 : Hoàn thành chuỗi phản ứng :
 NH3 ® NO ® NO2 ® HNO3 ® NH4NO3 ® KNO3 ?
 Câu 2 : Bằng phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau :
 (NH4)2SO4 , NH4NO3 , NaOH , NaNO3 , NaCl
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài 
 Dạng thù hình là gì ? ngoài các chất có dạng thù hình mà các em đã học , có một chất cũng có 2 dạng thù hìng đó là P đỏ và P trắng .
Hoạt động 2 :
-GV treo BTH cho Hs xác định vị trí của P ?
Hoạt động 3 :
- Photpho có mấy dạng thù hình ?
- Gv cho học sinh quan sát 2 mẫu P đỏ và P trắng .
- Sự khác nhau về tính chất vật lý của các dạng thù hình là gì ?
- Gv làm thí nghiệm :
 Cho vào ống nghiệm 1 ít P đỏ , đậy miệng ống nghiệm bằng bông xốp .
 Đun ống nghiệm trên đèn cồn cho đến khi P đỏ chỉ còn dạng vết .
 Để nguội ống nghiệm , hơi P ® P trắng .
® Vậy : Hai dạng thù hình này có thể chuyển hoá cho nhau .
Hoạt động 4:
- Dựa vào số oxihóa có thể có của P dự đoán khả năng phản ứng ? VD ?
- Tại sao ở t0 thường P hoạt động h2 mạnh hơn N2 ?
® GV nhận xét ý kiến của HS và nhấn mạnh các đặc điểm khác với Nitơ .
- Gv đặt câu hỏi : 
* Khi nào thể hiện tính oxi hoá ?
* P thể hiện tính khử khi nào ?
-Viết các phương trình phản ứng xảy ra ?
-Viết các phương trình phản ứng xảy ra ?
-Gv bổ xung : P cũng tác dụng với một số phi kim khi đun nóng .
Hoạt động 5:
Nêu ứng dụng của P?
Hoạt động 6 :
- Trong thiên nhiên P tồn tại ở dạng nào ?
- Tại sao N2 tồn tại ở trang thái tự do còn thì không ?
- Trong công nghiệp P sản xuất bằng cách nào ?
- Hs lấy các ví dụ trong cuộc sống : diêm , thuốc nổ …
-Xác định vị trí của P .
-Viết cấu hình electron và xác định công hoá trị có thể có của P .
- Có 2 dạng thù hình : 
- HS nghiên cứu SGk trả lời .
- HS quan sát thí nghiệm , nhận xét và rút ra kết luận .
-Hs quan sát trạng thái và màu sắc của P 
-Dựa vào sgk tóm tắt tính chất vật lí .
-So sánh 2 dạng thù hình cùa P .
- P có các số oxi hoá : -3 , 0 , +3 , +5 .
® Có thể thể hiện tính khử và tính oxi hoá .
- Hs nghiên cứu sgk để trả lời .
- Hs lên bảng viết phương trình phản ứng .
- Hs lên bảng viết phương trình phản ứng .
- Hs lên bảng viết các phương trình phản ứng P tác dụng với Cl2 khi dư và thiếu Cl2 .
-Hs lên bảng viết phương trình phản ứng .
- Hs lên bảng viết các phương trình điều chế P trong công nghiệp .
I.Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
- nằm ở ô 15 trong BTH
-Chu kỳ 3 , nhóm VA
-Cấu hình electron : [Ne]3s23p3
-Có thể có cộng hoá trị là 3 hoặc 5 .
II. Tính chất vật lý :
Photpho có 2 dạng thù hình là P trắng và P đỏ
* P trắng :
- Dạng tinh thể (do phân tử P4)
- Không màu hoặc vàng nhạt giống như sáp . 
- Dễ nóng chảy bay hơi, t0 = 44,10C . 
- Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. 
- Không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ : C6H6 , ete . . 
- Oxyhoá chậm ® phát sáng 
- Kém bền tự cháy trong không khí ở 400C
- Khi đun nóng đến nhiệt độ 2500C và không có không khí, photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ 
* P đỏ 
- Chất bột màu đỏ , có cấu trúc polime, dễ hút ẩm và chãy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối
- Khó nóng chảy , khó bay hơi 
- Không độc 
- Không tan trong dung môi thông thường, chỉ cháy ở nhiệt độ 2500C 
- Khi đun nóng không có không khí P đỏ chuyểnthành hơi, khi gặp lạnh ngưng tụ thành photpho trắng
III. Tính chất hoá học :
 - Độ âm điện P < N. Nhưng P hoạt động hóa học hơn N2 vì liên kết N ≡ N bền vững
* P trắng hoạt động hơn P đỏ . 
1. Tính oxi hóa : 
Tác dụng với một số kim loại mạnh ( K, Na , Ca , Mg . . .) 
2P + 3Ca Ca3P2 
 Canxiphotphua
2 – Tính khử : 
- Tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi,halogen,lưu huỳnh và các chất oxihóa mạnh khác 
a. Tác dụng với oxi :
- Thiếu oxi : 4P + 3O2 ® 2P2O3
 Điphotpho trioxit 
- Dư oxi : 4P0 +5O2 ®→ 2P2O5 
 Điphotpho pentaoxit
b. Tác dụng với clo :
 Khi cho clo đi qua photpho -nóng chảy 
- Thiếu clo :2P0 + 3Cl2® 2PCl3
 Photpho triclorua 
- Dư clo : 2P0 + 5Cl2® 2PCl5
 Photpho pentaclorua
- P cũng tác dụng với S khi đun nóng tạo thành điphotpho trisunfua P2S3 và điphotpho pentasunfua P2S5 .
IV . ỨNG DỤNG :
- Dùng sản xuất thuốc đầu que diêm.
- Điều chế H3PO4
 P ® P2O5 ® H3PO4
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT
1 Trong tự nhiên:
- Không có P dạng tự do:
- Thường ở dạng muối của axít photphpric : có trong quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphoric Ca3(PO4)2.
- Có trong protien thực vật , trong xương , răng , bắp thịt , tế bào não , . . . của người và động vật .
2 .Sản xuất:
- Bằng cách nung hỗn hợp quặng photphoric hoặc apatit [3Ca3(PO4)2.CaF2], cát và than ở 12000C trong lò điện.
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C ® 
 3CaSiO3 + 2P + 5CO 
- Hơi P thoát ra ngưng tụ khi làm lạnh , thu đuợc P ở dạng rắn
 Bài tập ở nhà: bài 2, 5 SGK trang 49,50
Tiết 16+17	AXIT PHOTPHORIC 
 VÀ MUỐI PHOTPHAT
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức :
- Biết cấu tạo phân tử của axít photphoric .
 - Biết tính chất vật lý ( trạng thái, màu sắc, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong PTN và trong công nghiệp
 - Biết tính chất của muối photphát ( tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dd muối khác),ứng dụng
- Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.
	2. Kỹ năng :
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của H3PO4 và tính chất của các muối photphat .
- Nhận biết axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học
- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được , thành phần % về khối lượng của muối photphat trong hổn hợp
II. PHƯƠNG PHÁP :Trực quan – đàm thoại – nêu vấn đề .
III. CHUẨN BỊ :
Thí nghiệm tính tan của muối photphat 
Thí nghiệm nhận biết ion photphat .
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Kiểm tra :
 - So sánh cấu tạo và tính chất lí hóa học của P trắng và P đỏ ?
 - Nêu tính chất hóa học của P ? cho ví dụ minh hoạ ? 
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1 : vào bài 
H3PO4 có tính chất gì giống và khác HNO3 ? để biết điều đó ta nghiên cứu bài mới .
Hoạt động 2:
- Viết CTCT của H3PO4 ? 
- Bản chất lk giữa các nguyên tử trong phân tử là gì ? Xác định số oxi hóa của P ?
Hoa

File đính kèm:

  • docchuong 2 NITO PHOTPHO.doc