Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53, Bài 44: Hidrosunfua - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Thúy

* Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK trang 134 và nêu TCVL của H2S, như: Trạng thái, mùi đặc trưng, tỉ khối so với không khí, khả năng tan trong nước, ?

- Lưu ý tính độc của H2S có ở khí gas, khí núi lửa, bốc ra từ xác động thực vật, nước thải nhà máy,

- Khí H2S rất độc: với nồng độ ≥ 0,05 mg/l khí H2S gây ngộ độc chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể chết nếu thở lâu trong khí H2S.

 Một nghiên cứu cụ thể :Tháng 11/1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng lớn khí hiđrosunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ trong vòng 30 phút, chất khí đó cùng với sương mù của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53, Bài 44: Hidrosunfua - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN.
Tên bài: Bài 44 : Hidrosunfua.
Chương 6: Nhóm oxi.
Tiết: 53.
Ngày soạn: 01/03/2016 
Ngày dạy: 07/03/2016
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Chinh.
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy.
I, Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
 - HS biết: 
 + CTCT, tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên của H2S.
 - HS hiểu: Vì sao H2S có tính khử mạnh; dd H2S có tính axit yếu.
 - HS vận dụng:
 + Viết PTPƯ minh hoạ cho tính chất của H2S.
 + Giải thích các hiện tượng liên quan tới H2S, như nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí,
2. Kỹ năng 
- Dựa vào độ bền của liên kết S – H trong phân tử H2S để suy ra tính axit yếu của dd H2S.
- Dựa vào số OXH của S trong H2S để dự đoán tính chất (tính khử) của H2S.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của H2S dựa vào sự thay đổi số OXH của các nguyên tố. 
- Làm các bài tập về H2S khi phản ứng với dung dich kiềm.
 - Nhận biết các chất khí (trong đó có H2S).
3. Thái độ:
 - HS có thái độ tích cực: Hứng thú ,sôi nổi , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Yêu thích khoa học.
4. Phát triển năng lực của HS:
 - Phát triển năng lực tự học
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
 - Phát triển năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
 - Giáo án. 
 - SGK.
 - Tranh ảnh.
 - Dụng cụ, hóa chất ( nếu có).
2. Học sinh: 
 - Ôn tập bài cũ.
 - Đọc trước bài mới ở nhà.
III, Phương pháp:
 - Đàm thoại gợi mở . 
 - Thuyết trình, giảng giải.
IV, Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp:
 - Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài:
 - Hôm trước chúng ta đã nghiên cứu bài xong bài Lưu huỳnh.Một bạn nhắc lại tính chất hóa học cơ bản của S.
 Trong phần tính oxi hóa của S, phản ứng giữa lưu huỳnh và hidro tạo ra sản phẩm là khí H2S, có mùi trứng thối. Vậy Hơp chất này có tính chất gì? Để biết H2S có tính chất gì thì chúng ta cùng nhau vào bài học ngay hôm nay:
Bài 44: HIDROSUNFUA.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử:
- Viết CTCT của H2S ?
- Yêu cầu HS xác định loại liên kết và số oxi hoá của S trong phân tử
- Trả lời:
+ CTCT:
 S H
 H H
- Trả lời:
- Liên kết S – H là liên kết CHT phân cực
- CTCT:
 S
 H H
 - Liên kết S – H là liên kết CHT phân cực.
- Số oxi hoá của S: -2.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí:
* Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK trang 134 và nêu TCVL của H2S, như: Trạng thái, mùi đặc trưng, tỉ khối so với không khí, khả năng tan trong nước,?
- Lưu ý tính độc của H2S có ở khí gas, khí núi lửa, bốc ra từ xác động thực vật, nước thải nhà máy,
- Khí H2S rất độc: với nồng độ ≥ 0,05 mg/l khí H2S gây ngộ độc chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể chết nếu thở lâu trong khí H2S.
 Một nghiên cứu cụ thể :Tháng 11/1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng lớn khí hiđrosunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ trong vòng 30 phút, chất khí đó cùng với sương mù của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc.
- Trả l ời:
- Chất khí, không màu, mùi trứng thối
- Nặng hơn không khí 
(dH2S/kk≈ 1,17).
- Tan ít trong nước: SH2S (20oC, 1at) = 0,38g/100g H2O.
- Rất độc
- Hoá lỏng ở - 60oC.
- Chất khí, không màu, mùi trứng thối
- Nặng hơn không khí 
(dH2S/kk≈ 1,17).
- Tan ít trong nước.
- Rất độc
- Hoá lỏng ở - 60oC.
 Jk
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
Tính axit yếu:
- Liên kết H-S là liên kết CHT phân cực về phía S, nên H dễ dàng tách ra. Vì vậy, khí H2S khi tan vào nước tạo dung dịch axit sunfuhiđric là một axit rất yếu, yếu hơn cả axit H2CO3.
- Giải thích: Do độ bền liên kết 
S – H kém hơn O – H nên liên kết S-H dễ bị cắt đứt hơn liên kết O-H, làm cho dd có tính axit , nhưng là tính axit yếu.
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của một axit ?
- GV khẳng định: Dd H2S là 1 axit, tuy nhiên nó là 1 axit yếu .Nên nó chỉ tác dụng với 1 số chất như:
+Tác dụng với 1 số muối:
H2S + Pb( NO3)2 PbS + HNO3
 PƯ dùng để nhận biết dd Pb( NO3)2 ( Dùng dd H2S) hoặc nhận biết dd H2S ( dùng Pb(NO3)2).
+ Tác dụng với bazơ:
- H2S là 1 axit 2 lần axit. Vậy, khi cho H2S tác dụng với dd NaOH sẽ tạo ra những muối nào? Viết phương trình? 
- Khi cho H2S tác dụng với NaOH thì có thể tạo ra 2 loại muối : muối axit và muối trung hòa.Vậy để xem khi nào nó tạo muối axit, khi nào tạo ra muối trung hòa , ta xét tỉ số :
T =.
- Tương tự bài toán CO2 , em hãy suy ra các giá trị của T tương ứng với muối ra những muối nào?
Ví dụ: Cho 0,2 mol khí H2S tác dụng với 0,2 mol dd NaOH. Viết PTPU xảy ra? 
Nếu thay nNaOH = 0,1 mol; 0,3 mol; 0,5 mol thì PTPU xảy ra là gì?
- HS trả lời.
- Trả lời: H2S là axit 2 lần axit nên có thể tạo ra 2 loại muối là muối trung hoà và muối axit:
H2S + NaOH → NaHS +H2O 
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
- ≤ 1 : tạo muối NaHS.
- ≥ 2 : tạo muối Na2S.
- 1<<2: tạo hỗn hợp muối
 1. Tính axit yếu
Khí H2S dd H2S: 
 Axit sunfuhidric
- H2S là 1 axit rất yếu (yếu hơn H2CO3): không làm đỏ giấy quỳ.
- Tính axit của H2S thể hiện qua 1 số phản ứng:
+ Tác dụng với 1 số muối:
H2S + Pb( NO3)2 PbS + HNO3
 PƯ dùng để nhận biết dd Pb( NO3)2 ( Dùng dd H2S) hoặc nhận biết dd H2S ( dùng Pb(NO3)2).
- H2S là axit 2 lần axit nên có thể tạo ra 2 loại muối là muối trung hoà và muối axit:
H2S + NaOH → NaHS +H2O (1)
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O (2).
- Ta xét tỉ số: T =
- ≤ 1 : tạo muối NaHS.
- ≥ 2 : tạo muối Na2S.
- 1<<2: tạo hỗn hợp muối
2. Tính khử mạnh
-Các số oxi hóa thường gặp là : -2, 0, +4 , +6. 
- Dựa vào số oxi hoá của S trong H2S, hãy dự đoán tính chất của H2S ?
 Bổ sung: Tuỳ thuộc vào điều kiện phản ứng mà H2S (S-2) có thể bị oxi hoá lên S0, S+4, S+6. 
- H2S thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất có tính oxh, như: O2, dd nước clo, dd Br2, dd KMnO4,
* Khí H2S: GV mô tả TN trong SGK, Yêu cầu HS viết PTPU và xác định vai trò của các chất trong PƯ ?
- GV nhận xét.
- Lưu ý: Khác với khí H2S , đối với dung dịch H2S dù dư hay thiếu oxi đều tạo ra sản phẩm là S và H2O. 
- Các phản ứng của H2S tác dụng với oxi giải thích 1 số hiện tượng thực tế trong đời sống:
+ DD H2S để trong không khí lâu ngày sẽ bị vẩn đục.
+ Khí H2S liên tục được tạo ra trong môi trường , tuy nhiên nồng độ H2S luôn được giữ ở mức ổn định.
+ Hiện tượng bờ tường của các trang trại có màu vàng.
 * Tác dụng với SO2
- Yêu cầu HS viết PTPU và xác định vai trò của các chất trong PƯ.
* Tác dụng với khí Cl2 :
* Tác dụng với dd nước clo, brom,.... 
H2S+ Br2 + H2O HBr + H2SO4 
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi màu sắc của dd trước và sau phản ứng?
* Tác dụng với KMnO4 :
5H2S + 2KMnO4 +3 H2SO4 K2SO4 +2MnSO4+5 S + 8H2O
- Yêu cầu HS xác định vai trò của các chất trong phản ứng ?
=> KL: H2S là 1 axit yếu, có tính khử mạnh
- Trong hợp chất H2S có số oxi hóa là -2 , là số oxi hóa thấp nhất . Vì vậy sẽ nhường electron để lên các hợp chất có số oxi hóa là 0, +4,+ 6 
 => H2S có tính khử mạnh
-HS TL:
- Cháy trong không khí ( ĐK dư oxi):
=> ngọn lửa màu xanh nhạt.
- Trong điều kiện thuờng (thiếu O2): 
c.khử C. OXH (vàng)
Trả lời :
C. oxh c.khử
-Trả lời:
Trong H2S, S có số oxh -2, là SOXH thấp nhất của S => H2S có tính khử mạnh
* Khí H2S:
- Cháy trong không khí ( ĐK dư oxi):
C.khử C. oxh
=> ngọn lửa màu xanh nhạt.
- Trong điều kiện thuờng (thiếu O2): 
c.khử C. OXH (vàng)
- Lưu ý : Khác với khí H2S , đối với dung dịch H2S dù dư hay thiếu oxi đều tạo ra sản phẩm là S và H2O
* Tác dụng với SO2
C. oxh c.khử
* Tác dụng với khí Cl2 :
 * Tác dụng với dd nước clo, brom,.... 
H2S+ Br2 + H2O HBr + H2SO4
- Tác dụng với KMnO4 :
5H2S +2 KMnO4 + 3H2SO4 K2SO4 + 2MnSO4+5 S +8 H2O
=> KL: H2S là 1 axit yếu, có tính khử mạnh.
IV, Trạng thái tự nhiên. Điều chế
1. Trạng thái tự nhiên:
- Yêu cầu HS nghien cứu SGK và cho biết trong tự nhiên H2S tồn tại ở đâu?
- Theo ước tính, các chất hữu cơ trên TĐ sản sinh 33 tấn H2S/ năm. Trong số đó có một lượng lớn từ rác do con người thải vào mội trường
- Theo các em, làm thế nào để giảm lượng H2S thải vào môi trường ?
- HS trả lời:
+ Một số suối nước nóng. 
+ Khí núi lửa.
+ Khí thoát ra từ protein bị thối rữa,....
+ Ngoài ra còn có trong các khí thải nhà máy.
- Trả lời:
Trong CN, các khí thải độc hại phải được xử lí; rác thải sinh hoạt phải được thu gom và có biện pháp xử lí giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 - SGK trang 175
2. Điều chế
a, Trong PTN
- Đi từ : FeS hoặc ZnS tác dụng với axit HCl:
Fe + 2 HCl FeCl2 + H2S
b, Trong công nghiệp:
 Không điều chế H2S vì H2S là 1 chất độc hại , không có giá trị kinh tế. Tuy nhiên trong PTN là 1 hóa chất thông dụng có tính khử mạnh.
a, Trong PTN
- Đi từ : FeS hoặc ZnS tác dụng với axit HCl:
Fe + 2 HCl FeCl2 + H2S
 b, Trong công nghiệp:
 Không điều chế H2S vì H2S là 1 chất độc hại
V. Tính chất muối sunfua
Phân loại muối sunfua thành 4 loại: 
1, Tan trong nước: Gồm các muối nhóm IA, IIA (trừ Be): Na2S, K2S,...
2, Không tan trong nước nhưng tan được trong axit thông thường: ZnS, FeS,...
3, Không tan trong nước, cũng không tan trong axit thông thường: CuS
4. Không tan trong nước, không tan trong axit thông thường, không tan trong các axit có tính oxi hóa: PbS, Ag2S.
Chú ý: Trong các bài nhận biết các hợp chất chứa ,mà được tự do lựa chọn hóa chất thì ta nên chọn các dd muối của Pb, Ag.
VD: Trong các PƯ sau, phản ứng nào xảy ra:
H2S + CuCl2 
H2S + FeCl2 
Trả lời: 
H2S + CuCl2 CuS +2HCl
Do CuS tạo ra không tan trong HCl
H2S + FeCl2 k xra 
Do FeS tao ra pu với HCl tạo ra, tạo sản phẩm quay trở lại như ban đầu => nên coi pu k xảy ra.
Phân loại muối sunfua thành 4 loại: 
1, Tan trong nước: Gồm các muối nhóm IA, IIA (trừ Be): Na2S, K2S,...
2, Không tan trong nước nhưng tan được trong axit thông thường: ZnS, FeS,...
3, Không tan trong nước, cũng không tan trong axit thông thường: CuS
4. Không tan trong nước, không tan trong axit thông thường, không tan trong các axit có tính oxi hóa: PbS, Ag2S.
V. Củng cố.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản nhất của H2S .
- Bài tập:
Dẫn 4,48 (l) H2S ( đktc) vào 300ml dung dich NaOH 1M . Viết PTPƯ xảy ra? Tính khối lượng muối tạo ra?

File đính kèm:

  • docBai_32_Hidro_sunfua_Luu_huynh_dioxit.doc