Đề thi vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Duy Tân (Đề 1)

Câu 1: Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều là bazơ tan là:

A. Ca(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2 B. Ba(OH)2, Fe(OH)3, NaOH

C. NaOH, KOH, Ba(OH)2 D. NaOH, KOH, Al(OH)3

Câu 3: Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại:

A. Có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao.

C. Độ rắn cao, khối lượng riêng lớn. D. Có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện.

Câu 4: Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế canxioxit trong công nghiệp.

 A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong lò công nghiệp hoặc lò thủ công .

 B. Nung CaSO4 trong lò công nghiệp .

 C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn.

 D. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi.

Câu 5: Dãy các chất sau là các hiđrocacbon :

A. CH4 ; C2H4 ; CH3Cl B. C6H6 ; C3H4 ; HCHO

C. C2H2 ; C2H5OH ; C6H12 D. C3H8 ; C3H4 ; C3H6

Câu 6: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là

A. 78,30C. B. 87,30C. C. 73,80C. D. 83,70C.

Câu 7: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là:

A. NaOH, Al, CuSO4, CuO B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe

C. CaO, Al2O3, Na2SO3, H2SO3 D. NaOH, CaCO3, Cu(OH)2, Al2O3

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Duy Tân (Đề 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ KINH MÔN ĐỀ THI VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS DUY TÂN MÔN: HÓA HỌC 
	NĂM HỌC: 2020 - 2021
 ĐỀ 01
Câu 1: Oxit axit là: 
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 2: Dãy gồm các chất đều là bazơ tan là:
A. Ca(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2	B. Ba(OH)2, Fe(OH)3, NaOH	
C. NaOH, KOH, Ba(OH)2	D. NaOH, KOH, Al(OH)3
Câu 3: Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại:
A. Có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao.	B. Dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao.
C. Độ rắn cao, khối lượng riêng lớn.	D. Có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 4: Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế canxioxit trong công nghiệp.
	A. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong lò công nghiệp hoặc lò thủ công .
	B. Nung CaSO4 trong lò công nghiệp .
	C. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn. 
	D. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi. 
Câu 5: Dãy các chất sau là các hiđrocacbon :
A. CH4 ; C2H4 ; CH3Cl	B. C6H6 ; C3H4 ; HCHO
C. C2H2 ; C2H5OH ; C6H12	D. C3H8 ; C3H4 ; C3H6
Câu 6: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là 
A. 78,30C. 	B. 87,30C. 	C. 73,80C. 	D. 83,70C.
Câu 7: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là:
A. NaOH, Al, CuSO4, CuO	B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe
C. CaO, Al2O3, Na2SO3, H2SO3 	D. NaOH, CaCO3, Cu(OH)2, Al2O3
Câu 8: Dãy kim loại nào dưới đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
	A. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K	B. Cu, Fe, Zn, Mg, Al, K
	C. K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu	D. Cu, Fe, Mg, Zn, Al, K
Câu 9: Dãy chất tác dụng với axit axetic là 
A. CuO; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.	B. Cu(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.
C. CuO; Cu(OH)2; Zn ; H2SO4.	D. CuO; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6.
Câu 10: Chất làm mất màu dung dịch brom là 
A. CH4.	B. CH2 = CH – CH3.	 C. CH3 – CH3.	D. CH3 – CH2 – CH3.
Câu 11: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cốc đựng mẫu đá vôi, nhỏ cho đến dư. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được .
	A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan	B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí
	C. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết	D. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan
Câu 12: Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là 
A. có bọt khí màu nâu thoát ra.	
B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra.
C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan.	
D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần.
Câu 13: Cho phản ứng của Fe với Cl2 như hình vẽ sau:
Vai trò của lớp cát khô ở đáy bình là:
A. Giúp cho phản ứng của Fe với Cl2 xảy ra dễ dàng hơn.
B. Tránh thoát khí Cl2 ra ngoài.
Hợp chất hữu cơ
Bông
dd Ca(OH)2
C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh
D. Cả 3 vai trò trên.
Câu 14: Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định nguyên tố C trong
hợp chất hữu cơ.Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm
chứa dung dịch Ca(OH)2.
A.Có kết tủa trắng xuất hiện 
B.Có kết tủa đen xuất hiện
C.Dung dịch chuyển sang màu xanh
D.Dung dịch chuyển sang màu vàng.
Câu 15: Trong các nhà máy thải ra những khí độc hại sau: H2S, CO2, SO2, Cl2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất: 
	A. Dung dịch axit HCl	B. Nước
	C. Nước vôi trong 	D. Dung dịch axit H2SO4.
Câu 16: Để phân biệt các dung dịch sau: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Ta có thể dùng 
A. giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3.	B. giấy quỳ tím và Na.
C. Na và dung dịch AgNO3/NH3.	D. Na và dung dịch HCl.
Câu 17: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 3,36 gam.	B. 2,52 gam.	C. 1,68 gam.	D. 1,44 gam.
Câu 18: Cho 4 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng.Thể tích khí thu được là 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng của Mg và MgO trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 2,2 và 1,8 gam
B. 2,4 và 1,6 gam
C. 1,2 và 2,8 gam
D. 1,8 và 1,2 gam
Câu 19: Cho 114g dung dịch H2SO4 20% vào 400g dung dịch BaCl2 5,2%. Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng là: 
	A. 1,49% và 2,65%	B. 1,6% và 2,65%
	C. 1,49% và 3%	D. 1,6% và 3%
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 14 gam khí etilen. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc và khối lượng khí CO2 sinh ra là 
A. 33,6 lít; 44 gam. 	 B. 22,4 lít; 33 gam.	 C. 11,2 lít; 22 gam. D. 5,6 lít; 11 gam.
Câu 21: Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu là:
A. 35% và 65%
B. 40% và 60%
C. 50% và 50%
D. 70% và 30%
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 10,2g một oxit kim loại hóa trị (III) cần 331,8g dung dịch H2SO4 thì vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Công thức phân tử của oxit kim loại là:
	A. Fe2O3	B. Al2O3	C. Cr2O3	D. Pb2O3
Câu 23: Khử m gam một oxit sắt chưa biết bằng CO nóng dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hòa tan hết lượng Fe trên bằng dung dịch HCl dư thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa. Công thức của oxit sắt là: 
	A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. Fe3O2
Câu 24: Cho 100 ml rượu etilic 920 tác dụng với Na lấy dư. Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml, khối lượng riêng của nước 1g/ml. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc bằng: 
A. 4,98 lít.
B. 14,98 lít.
C. 17,92 lít.
D. 22,9 lít.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 2,3g một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Biết X có tỉ khối hơi so với hiđro là 23, tác dụng với Na. X có công thức là:
	A. CH3 - O - CH3	B. C2H5OH
	C. C3H7OH	D. CH3OH.
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ KINH MÔN ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS DUY TÂN MÔN: HÓA HỌC 
	NĂM HỌC: 2020 - 2021
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
C
D
A
D
A
D
A
B
Câu
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Đáp án
B
C
D
C
A
C
A
A
B
Câu
19
20
21
22
23
24
25
Đáp án
A
A
D
B
C
D
B

File đính kèm:

  • docxde_thi_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2020_2021_truong.docx