Đề kiểm tra lần 4 môn: Hóa học 10

Câu 14: Ở nhiệt độ thường, công thức phân tử của lưu huỳnh là

A. S2. B. S. C. Sn. D. S8.

Câu 15: Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat ( SO42-) trong dung dịch, người ta thường dùng

A. quỳ tím.

B. dung dịch muối Mg2+.

C. dung dịch chứa muối bari hoặc dung dịch Ba(OH)2

D. phenophatlein.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra lần 4 môn: Hóa học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO .
TRƯỜNG PTTH
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 4
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 45phút; 
Mã đề thi 209
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây:
A. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
B. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.
C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 2: Chọn phát biểu sai
A. O2 và O3 đều có thể oxi hóa Ag thành Ag2O.
B. O2 và O3 là hai dạng thù hình của oxi.
C. Tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.
D. Thù hình là 2 dạng đơn chất của cùng 1 nguyên tố.
Câu 3: Lưu huỳnh có các số oxi hóa sau :
A. -2 ; -4 ; +6 ; +8.	B. -1 ; 0 ; +4 ; +2	C. -2 ; +6 ; +4 ; 0	D. -2 ; -4 ; +6 ; 0.
Câu 4: SO2 và SO3 đều thuộc loại oxit :
A. bazơ	B. axit	C. trung tính	D. lưỡng tính
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Phân huỷ ozon.	B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
C. Điện phân H2O	D. Nhiệt phân KMnO4, KClO3
Câu 6: Cho các phản ứng sau:
 1. 2SO2 + O2  ↔  2SO3                                           2. SO2 + 2H2S  →3S + 2H2O
 3. SO2 + Br2 + 2H2O  →H2SO4 + 2HBr             4. SO2 +NaOH  →NaHSO3.  
 Các phản ứng mà SO2 có tính khử là
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 4.	D. 1, 3.
Câu 7: Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VI (VIA) có cấu hình e ngoài cùng là
A. ns2np3	B. ns2np5	C. ns2np4	D. ns2
Câu 8: để phân biệt oxi và ozon, người ta có thể dùng:
A. dd KI.	B. dd H2SO4.	C. Ag.	D. dd NaOH.
Câu 9: Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S:
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
C. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
D. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
Câu 10:  Phản ứng hóa học nào sau đây sai :
A. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O, thừa oxi	B. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl.
C. 2H2S + O2 → 2S + 2H2O. thiếu oxi	D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu 11: Lưu hunh tà phương (Sa) và lưu hunh đơn tà (Sb) là
A. hai hợp chất của lưu huỳnh.	B. hai đồng vị của lưu huỳnh.
C. hai dạng thù hình của lưu huỳnh.	D. hai đồng phân của lưu huỳnh.
Câu 12: Oxi không phản ứng trực tiếp với :
A. Cl2.	B. P.	C. Cu.	D. S.
Câu 13: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 50 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X cha
A. NaHSO3.	B. Na2SO3 và NaOH.	C. Na2SO3.	D. Na2SO3 và NaHSO3.
Câu 14: Ở nhiệt độ thường, công thức phân tử của lưu huỳnh là
A. S2.	B. S.	C. Sn.	D. S8.
Câu 15: Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat ( SO42-) trong dung dịch, người ta thường dùng
A. quỳ tím.
B. dung dịch muối Mg2+.
C. dung dịch chứa muối bari hoặc dung dịch Ba(OH)2
D. phenophatlein.
Câu 16: Có thể tạo thành H2S khi cho
A. FeS tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.	B. FeS tác dụng với H2SO4 loãng.
C. Khí H2 tác dụng với SO2.	D. CuS vào dung dịch HCl.
Câu 17: Kim loại bị thụ động trong dd H2SO4 đặc, nguội là
A. Cu, Ag	B. Fe, Ag	C. Al, Fe.	D. Au, Pt
Câu 18: Axit sunfuric loãng có những tính chất : 
1) Phản ứng với một số muối. 2) Phản ứng với đồng. 
3) Phản ứng với nhôm. 4) Phản ứng với tất cả các oxit. 
5) Làm mất màu các thuốc thử. 6) Tạo thành muối axit. 
Những ý đúng là :
A. 1, 3, 6	B. 1, 2, 3, 4, 5	C. 1, 2, 3, 5.	D. 2, 3, 5, 6
Câu 19: Lưu huỳnh tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng theo sơ đồ phản ứng : S + H2SO4 đặc nóng → SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là :
A. 1, 2, 2, 3.	B. 1, 2, 3, 2	C. 2, 1, 4, 3	D. 1, 2, 3, 4
Câu 20: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số của H2SO4 và SO2 trong phản ứng trên (theo thứ tự) là :
A. 1, 1.	B. 3, 3 .	C. 6, 3.	D. 4, 1.
- II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nhận biết 5 lọ dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: 
NaNO3, NaOH, Na2SO4, H2SO4, KCl 
Câu 2: hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.
 a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra.
 b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Câu 3. Cho 8,3 g hỗn hợp gồm Fe, Al tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc).
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại
---------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_chuong_oxi_luu_huynh_209_20150726_102544.doc