Giáo án Hóa học 10 nâng cao bài 44: Hiđro sunfua

IV.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, ĐIỀU CHẾ:

-Trong tự nhiên hidro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa,, khí thoát ra từ protein bị thối rữa.

-Điều chế:

+Trong công nghiệp: không sản xuất

+Trong phòng thí nghiệm:

Nguyên tắc:

Muối sunfua + HCl hoặc H2SO4 loãng

 VD: FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S

 

docx5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao bài 44: Hiđro sunfua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lương Thế Vinh
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Thanh Vân
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Dũng
Ngày soạn:06 /03/2015 Ngày dạy: 11/03/2015	
Tiết 49 Chương 6: NHÓM OXI
(Lớp 10 NC)
Bài 44 HIĐRO SUNFUA
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
Kiến thức:
 Biết được:
Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên và điều chế của hidro sunfua
Tính axit yếu của axit sunfuhidric
Tính chất của các muối sunfua
 Hiểu được: Cấu tạo phân tử, tính chất khử mạnh của hidro sunfua 
Kỹ năng:
Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận, được về tính chất hóa học của H2S
Viết PTHH minh họa tính chất của H2S
Phân biệt khí H2S với khí khác đã biết như khí oxi, hidro, clo
Giải được bài tập: Tính % thể tích hoặc khối lượng khí H2S trong hỗn hợp phản ứng hoặc sản phẩm, bài tập tổng hợp có nội dung liên quan
TRỌNG TÂM:
Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của H2S
Tính chất của muối sunfua
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp:
GV nêu vấn đề
HS tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV
Kết hợp giữa sgk và trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
Phương tiện:
Bảng tính tan, phiếu bài tập
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh. Làm bài tập 4, SGK
HS2: Nêu tính chất hóa học của lưu huỳnh, viết PTHH, làm bài tập 3, SGK
Nhận xét, cho điểm
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử
- GV yêu cầu HS viết CT e và CTCT của H2S. Từ đó xác định kiểu liên kết giữa H & S
( S có 2e độc thân, 6e lớp ngoài cùng, liên kết cộng hóa trị phân cực)
- GV thông tin thêm cho HS: H2S có cấu tạo giống với H2O
- Hãy xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong phân tử H2S
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ:
-Trong phân tử H2S, số oxi hóa của S là -2 ( là số oxi hóa thấp nhất của S)
Hoạt động 2: Tính chất vật lý
-Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu những tính chất vật lý cơ bản của H2S
- Lưu ý với HS: khí H2S rất độc, ảnh hưởng đến xấu đến con người và các loài sinh vật. Khi thực hiện thí nghiệm, cần hết sức chú ý
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
- Là chất khí không màu, mùi trứng thối, rất độc
- Hóa lỏng ở -600C, hóa rắn ở -860C
- Tan ít trong nước
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
-GV thông tin cho HS khí H2S tan trong H2O tạo thành d.d axit yếu, có tên là axit sunfuhidric. Tính axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
-GV: Trong H2S, 2 nguyên tử H có khả năng bị thay thế lần lượt bởi nguyên tử kim loại nên có thể tạo muối trung hòa và muối axit. GV yêu cầu HS thảo luận viết phương trình hoá học 
-GV hướng dẫn học sinh lập tỉ lệ số mol để xác định muối tạo thành
-GV hướng dẫn HS dựa trên bảng tính tan để viết một số PTPU khi cho H2S tác dụng với với muối tạo muối mới
- Lưu ý cho HS những PTPU này dùng để nhận biết H2S
- GV cho HS nhận xét số oxi hoá của S trong H2S và dự đoán xu hướng của cho, nhận e của H2S. H2S có tính khử hay tính oxh?
-H2S tác dụng với O2 tạo sản phẩm gì?
 S-2 àS0 àS+4
- Tại sao ở điều kiện bình thường dd H2S để lâu trong không khí thì dd dần xuất hiện vẩn đục
à Do oxi của không khí đã oxi hóa H2S thành S ( Viết PTHH)
- GV mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy H2S trong 2 trường hợp dư O2 và thiếu O2 (hình 6.4 trang 135 SGK); HS nhận xét, viết phương trình phản ứng?
-GV bổ xung H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
-GV: Nếu thiếu không khí tạo ra bột màu vàng bám trên đáy bình cầu đựng nước
-GV: vậy H2S có tồn tại lâu trong không khí không?
à Không, vì bị oxi hóa
-GV mô phỏng thí nghiệm khi cho nước brom oxi hóa H2S và hướng dẫn HS viết PTHH 
-Lưu ý với HS: mất màu nước Brom
à phản ứng nhận biết H2S
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1.Tính axit yếu:
 nước
 H2S(k) à H2S(dd)
- Axit sunfuhidric là dd axit rất yếu ( H2S < H2CO3)
a) Tác dụng với bazơ tạo muối:
- H2S tác dụng với kiềm tạo:
+ Muối axít: HS-
 H2S + NaOH " NaHS + H2O
 Natri hidrosunfua
+ Muối trung hòa: S2- 
 H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O
 Natri sunfua
- Để xác định muối tạo ra ta lập tỉ lệ mol:
 nNaOH
 T = 
 nH2S
+ Nếu T ≤ 1" muối NaHS
+ Nếu T ≥ 2" muối Na2S
+ Nếu 1 < T < 2 " muối NaHS và Na2S
 b) Tác dụng với muối tạo muối mới:
VD: 
 H2S + Pb(NO3) à PbS + HNO3
 (đen)
 H2S + CuSO4 à CuS + H2SO4
 (đen)
à Phản ứng nhận biết H2S
2.Tính khử mạnh:
- Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2) 
" H2S có tính khử mạnh.
 -2 Tính khử 0 +4 +6
 S S; S ; S
a) Tác dụng với oxi:
- Dd H2S: 
- Khí H2S:
 -2 0 0 -2
 2H2S + O2(thiếu) → 2S + 2H2O 
 -2 0 t0 +4 -2
 2H2S + 3 O2(dư) → 2SO2 + 2H2O 
b) Tác dụng với dd Br2, Cl2:
 -2 0 +6 -1
H2S+ 4Br2 + 4H2O à H2SO4 + 8HBr
àNhận biết H2S
Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên, điều chế
- GV yêu cầu HS tham khảo SGK nêu trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S
IV.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, ĐIỀU CHẾ:
-Trong tự nhiên hidro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa,, khí thoát ra từ protein bị thối rữa..
-Điều chế:
+Trong công nghiệp: không sản xuất
+Trong phòng thí nghiệm:
Nguyên tắc: 
Muối sunfua + HCl hoặc H2SO4 loãng
 VD: FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S#
Hoạt động 5: Tính chất của muối sunfua
- GV yêu cầu HS phân loại muối sunfua
- GV giới thiệu màu đặc trưng của một số muối sunfua
V.TÍNH CHẤT CỦA MUỐI SUNFUA
-Phân loại:
+Muối sunfua (KL nhóm IA) tan trong nước và tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
 Na2S + 2HCl à 2NaCl + H2S
+Muối sunfua (KL nặng PbS, CuS..) không tan trong nước, không tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng.
+Muối sunfua (ZnS, FeS..) không tan trong nước nhưng tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
 ZnS + H2SO4 à ZnSO4 + H2S
-Một số muối có màu sắc đặc trưng: CdS (vàng), ZnS( trắng), CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS.. (đen)
	Hoạt động 6: Củng cố
Cho HS làm phiếu bài tập:
Bài 1: Hidro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là:
A. Tính oxi hóa
B. Tính khử
C. Không có tính oxi hóa, không có tính khử
D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
Bài 2: ZnS là loại muối:
A.Tan trong nước, tan trong axit
B. Tan trong nước, không tan trong axit
C. Không tan trong nước, tan trong axit
D. Không tan trong nước, không tan trong axit
Bài 3: Cho 0,1 mol H2S tác dụng với 200ml dd NaOH 1M. Viết PTPU và tính lượng muối thu được?
Bài 1: Chọn D
Bài 2: Chọn C
Bài 3: nNaOH = 0,2.1= 0,2 mol
 nH2S = 0,1mol
 " T = 2 " tạo muối Na2S
H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O
0,1 mol 0,2 mol
mNa2S = 0,1. 78= 7,8 (g)
DẶN DÒ:
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
Làm bài tập SGK
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
 Ngô Thị Dũng Nguyễn Thị Thanh Vân

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hidro_sunfua_20150726_102325.docx