Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 12, Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Hoạt động 1: phân tích phần đặt vấn đề

-Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.

-Đàm thoại:

1.Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế giới?(sgk-gv kết luận: BH là người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Nhờ vậy Bác đã thành công trong sự nghiệp cứu nước và điều đó là bài học quí giá cho các nước khác đang đấu tranh giải phóng dân tộc)

2.Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền di sản văn hoá của thế giới?(sgk- ngoài ra còn có kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán )

3.Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?(sgk)

4.Từ phần đặt vấn đề chúng ta rút ra bài học gì?(phải biết tôn trọng các dân tộc khác, học hỏi những tinh hoa, những thành tựu của các dân tộc khác để góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước).

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 12, Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Tuần: 12
Ngày dạy: Bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC	 Tiết 12
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: -HS hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
-Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
-Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2. Kĩ năng: Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
3. Thái độ:
Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác.
*Kỹ năng sống:
Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy phê phán
Kỹ năng giao tiếp/ứng xử, hợp tác
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 8
Tìm những thành tựu về kinh tế, văn hóa, các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán của một số nước mà em biết, Việt Nam đã học hỏi các nước khác những gì 
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Kiểm tra bài cũ: -Hoạt động chính trị- xã hội là gì? Cho ví dụ
-Nêu ý nghĩa của hoạt động chính trị -xã hội. Cho ví dụ
- Dẫn vào bài mới: -Gv giới thiệu tranh ảnh về những công trình vĩ đại, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của 1 số dân tộc trên thế giới.
-Yêu cầu học sinh mô tả, nhận diện.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: phân tích phần đặt vấn đề
-Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.
-Đàm thoại:
1.Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế giới?(sgk-gv kết luận: BH là người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Nhờ vậy Bác đã thành công trong sự nghiệp cứu nước và điều đó là bài học quí giá cho các nước khác đang đấu tranh giải phóng dân tộc)
2.Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền di sản văn hoá của thế giới?(sgk- ngoài ra còn có kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán)
3.Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?(sgk)
4.Từ phần đặt vấn đề chúng ta rút ra bài học gì?(phải biết tôn trọng các dân tộc khác, học hỏi những tinh hoa, những thành tựu của các dân tộc khác để góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước).
Hoạt động 2: tìm hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
-Chia lớp làm 6 nhóm thảo luận:
1.Chúng ta cần tôn trọng các dân tộc khác về những vấn đề gì? (chủ quyền lãnh thổ, lợi ích, nền văn hoá).
2.Chúng ta cần học hỏi các dân tộc khác về vấn đề gì? (những thành tựu khoa học- kĩ thuật, kinh tế, những nét đẹp văn hoá đạo đức).Cho ví dụ Việt Nam đã học hỏi các nước khác những gì?(bài tập 2-sgk)
-Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
1.Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
-Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc.
-Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.
-Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
Hoạt động 3:tìm biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Chia lớp làm 2 đội chơi trò chơi tiếp sức tìm biểu hiện:
Tôn trọng các dân tộc khác
Học hỏi các dân tộc khác
Giáo viên yêu cầu học sinh kết luận:
2.Biểu hiện:
Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán của các dân tộc khác
Tìm hiểu lịch sử, kinh tế, văn hóa của các dân tộc khác
Thừa nhận và học hỏi tinh hoa văn hóa, những thành tực các mặt của họ
Hoạt động 4: tìm hiểu ý nghĩa của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
-Thảo luận: với tinh thần ham học, dân tộc ta đã tiếp thu và ứng dụng 1 số thành tựu văn hoá, khoa học- kĩ thuật của các nước bạn. Kể 1 số vd mà em biết? (máy móc hiện đại, đóng tàu, nhiều món ăn- bánh xèo, lẩu thái, áo veston, các kiểu nhà).
-Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi của dân tộc khác?
3.Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi của dân tộc khác:
-Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất 
-Giữ gìn bản sắc dân tộc
-Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước.
Hoạt động 5: tìm hiểu yêu cầu của việc học hỏi các dân tộc khác
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
-Chúng ta học hỏi các dân tộc khác như thế nào?
-Giáo viên kết luận:
Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
Tiếp thu 1 cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
-Gv lưu ý: học hỏi nhưng không mất gốc. Liên hệ chủ trương của nhà nước ta là xây dựng 1 nền văn hoá tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Cho HS làm bài tập 4,5 SGK
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Kể những việc làm thể hiện em là người biết tôn trọng và học hỏi những nét đẹp từ người xung quanh ?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu những nét đẹp về kinh tế, văn hóa...của các dân tộc trên thế giới và học hỏi.
- Em sẽ làm gì để thế hiện tinh thần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? (học tốt lịch sử thế giới; học tốt môn ngoại ngữ; xem chương trình thế giới đó đây, hành trình văn hoá; giới thiệu về đất nước của mình với người nước ngoài; không chạy theo những cái không phù hợp với phong tục đạo đức của dân tộc ta).
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài
-Chuẩn bị 9.Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:tìm hiểu cụm từ ”nếp sống văn hóa”
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Văn hóa người Nhật Bản nhìn từ thiên tai
Đất nước Phù Tang không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thanh nhã của những cánh hoa anh đào, những bông tuyết tung bay trang hoàng cho ngọn núi Phú Sĩ hay nét e ấp của những cô gái trong trang phục Kimono truyền thống Đất nước phương Đông ấy còn được biết đến bởi sự dũng mãnh của tinh thần võ sĩ đạo – Samurai –trung thành và coi trọng danh dự
Hơn 2 năm qua, tôi đã từng cảm nhận nhiều lần động đất với cường độ nhỏ và thời gian ngắn. Và đây là lần đầu tiên, không chỉ với riêng tôi là một du học sinh tại Nhật được tận mắt chứng kiến và trải qua cảm giác đầy đủ của một trận động đất lịch sử. 
. Tôi được chứng kiến không khí phối hợp, xử lý khẩn trương và bài bản của chính quyền, truyền thông và người dân trong việc ứng phó thảm họa. Không có cảnh la lối, tranh giành. 
Mọi người đều bình tĩnh, trật tự, trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt lên xe buýt (lúc này, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất còn có thể hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn). 
Với những người dân không về nhà được, họ vẫn bình tĩnh vào trú tạm tại các địa điểm công cộng được chính quyền bố trí (như trường học, nhà thi đấu...) trong trật tự và bình thản. Không khí sơ tán tại các trường học, bệnh viện... rất gọn gàng, khẩn trương và hiệu quả. 
Tất cả các kênh truyền hình đều tạm dừng các chương trình thường lệ để liên tục đưa tin trực tiếp về trận động đất. Hình ảnh phát thanh viên ngồi trong trường quay đội mũ bảo hộ để lên sóng thế này có lẽ chỉ có thể nhìn thấy ở Nhật Bản. 
Đất nước Nhật Bản đang phải khắc phục thảm họa động đất và sóng thần các khu vui chơi giải trí tạm ngừng hoạt động (để tưởng nhớ những người chết và mất tích), không thấy có cảnh cướp bóc, chen lấn lấy đồ cứu trợ,....
HÀ LAN
Hà Lan nổi tiếng với hoa tuy-líp, những chiếc cối xay gió cùng những công trình đê biển xuyên thế kỷ. Hầu hết Vương quốc Hà Lan đều nằm ngang hoặc thấp hơn mực nước biển. Hơn một phần tư diện tích của Hà Lan ở dưới mực nước biển.. Rất nhiều đường hầm xuyên biển và luôn có cảm giác nước biển lơ lửng trên đầu.
.. Người dân Hà Lan luôn phải nghĩ cách chống lại lũ lụt và bồi đất lấn biển. Phần lớn diện tích đất ở Hà Lan hiện nay đều là vùng đất lấn biển. Hà Lan đứng đầu thế giới về xây dựng đê, đập, Một nghìn cối xay gió vẫn hiện diện ở khắp đất nước Hà Lan. để đổ nước ra sông. Trong bao năm qua, người dân Hà Lan vẫn sống bình yên nhờ những công trình chống lụt và chống sóng biển kiên cố. Ngày nay, Hà Lan là một nước đứng đầu thế giới về quản lý tài nguyên nước, công nghệ xử lý nước thải, môi trường, cũng như xây dựng các công trình dưới nước hoặc gắn liền với nước.. Khi chưa có điện, cha ông họ xây dựng hệ thống cối xay gió đưa nước ra khỏi vùng ngập lụt. Ngày nay, những công trình đê biển và thủy lợi hùng vĩ mang dấu ấn thời đại công nghiệp hóa của họ trở thành những bằng chứng sống động về khả năng trị thủy và chống chọi thiên tai khắc nghiệt.

File đính kèm:

  • docbai 8 lop 8.doc