Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14, Bài 10: Tự lập

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1:phân tích phần đặt vấn đề

-Gọi học sinh sắm vai đọc truyện

-Trả lời câu hỏi:

• Bác Hồ có ý định làm gì?( Bác muốn ra nước ngoài để đi tìm con đường cứu nước)

• Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù chỉ với hai bàn tay không? ( yêu nước, lòng quyết tâm, tin vào sức lực của mình có thể nuôi sống bản thân bằng hai bàn tay lao động để tìm đường cứu nước)

-Giáo viên cho học sinh xem hình Bác Hồ làm phụ bếp trên một con tàu của Pháp và nói sơ lược về những việc vất vả mà Bác đã trải qua khi ra nước ngoài ( tư liệu tham khảo)

-Em có suy nghĩ gì về anh Lê? (Anh Lê là người yêu nước, nhưng không tự tin, không đủ can đảm đi với Bác Hồ)

-Em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? (Bác là người yêu nước, tự tin, không ngại khó khăn, gian khổ để thực hiện hoài bão)

-Qua đó, ta thấy Bác có phẩm chất gì?( thể hiện ý chí tự lập cao)

-Giáo viên giới thiệu thêm với học sinh tấm gương về em Nguyễn Minh Phú quê ở Nghệ An (tư liệu tham khảo)

-Thế nào là tự lập?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14, Bài 10: Tự lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngỳ soạn:	Bài 10: TỰ LẬP	Tuần 14
Ngày dạy:	Tiết 14
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Hiểu thế nào là tự lập
Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập 
Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
2.Kĩ năng: Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
3.Thái độ: Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. 
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
*Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống
- Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế họach rèn luyện tính tự lập
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Chuẩn kiến thức, kĩ năng
-Tìm tư liệu về tấm gương tự lập
-Tìm ca dao, tục ngữ nói về tự lập
-Tìm ca dao, tục ngữ nói về tự lập và trái với tự lập
-Tìm tư liệu về tấm gương tự lập
III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút ( đề đính kèm)
- Dẫn vào bài mới: GV cho HS quan sát ảnh anh Nguyễn Ngọc Kí và mời HS kể về tấm gương này
? Em biết gì về anh? Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sống kiên trì, tự lập -> GV dẫn vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:phân tích phần đặt vấn đề
-Gọi học sinh sắm vai đọc truyện
-Trả lời câu hỏi:
Bác Hồ có ý định làm gì?( Bác muốn ra nước ngoài để đi tìm con đường cứu nước)
Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù chỉ với hai bàn tay không? ( yêu nước, lòng quyết tâm, tin vào sức lực của mình có thể nuôi sống bản thân bằng hai bàn tay lao động để tìm đường cứu nước)
-Giáo viên cho học sinh xem hình Bác Hồ làm phụ bếp trên một con tàu của Pháp và nói sơ lược về những việc vất vả mà Bác đã trải qua khi ra nước ngoài ( tư liệu tham khảo)
-Em có suy nghĩ gì về anh Lê? (Anh Lê là người yêu nước, nhưng không tự tin, không đủ can đảm đi với Bác Hồ)
-Em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? (Bác là người yêu nước, tự tin, không ngại khó khăn, gian khổ để thực hiện hoài bão)
-Qua đó, ta thấy Bác có phẩm chất gì?( thể hiện ý chí tự lập cao)
-Giáo viên giới thiệu thêm với học sinh tấm gương về em Nguyễn Minh Phú quê ở Nghệ An (tư liệu tham khảo)
-Thế nào là tự lập?
1.Thế nào là tự lập?
-Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình
-Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
Hoạt động 2: tìm biểu hiện của tính tự lập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Cho học sinh làm bài tập: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
1/Người tự lập không cần sự tự tin
(Không tán thành, vì nếu không có tự tin con người sẽ không tin tưởng vào khả năng của mình thì sẽ không dám làm việc một cách độc lập được)
2/Để tự lập, cần phải có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống
(Tán thành, vì tự lập thì sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách , nếu không có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống, ta sẽ dễ dàng chùn bước, đầu hàng trước khó khăn)
3/Người hay nản lòng, ngại khó thì không thể tự lập được
(Tán thành, vì họ sẽ dễ dàng chấp nhận số phận, buông xuôi khi gặp khó khăn 
Do đó muốn tự lập cần phải kiên trì)
4/Tự lập là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn
(Không tán thành, vì có những lúc ta gặp khó khăn, vượt quá khả năng của mình, ta vẫn có thể nhận sự giúp đỡ của người khác, miễn là ta không dựa dẫm, phụ thuộc vào sự giúp đỡ ấy)
-Người tự lập thì cần có những biểu hiện nào?
-Giáo viên kết luận biểu hiện của tính tự lập:
-Nêu những biểu hiện trái với tự lập ?
(- Nhút nhát, Dựa dẫm, Ỷ lại, Ngại khó, Phụ thuộc người khác)
2.Biểu hiện của người có tính tự lập:
Tự tin
Bản lĩnh 
Kiên trì
Dám đương đầu với những khó khăn
Có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống
Hoạt động 3: tìm hiểu ý nghĩa của tính tự lập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Em hãy kể lại một tấm gương tự lập trong cuộc sống mà em biết! (gọi 1-2 em)
-Giáo viên giới thiệu với học sinh về tấm gương cô bé bán khoai Trần Bình Gấm thi đỗ 3 trường đại học (tư liệu tham khảo)
-Tự lập đem lại lợi ích gì cho con người?
-Giáo viên kết luận: đó là ý nghĩa của tính tự lập
-Nêu ý nghĩa của tính tự lập?
3.Ý nghĩa của tính tự lập:
Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân
Giúp con người thành công trong cuộc sống
 Được mọi người kính trọng
Hoạt động 4: liên hệ bản thân học sinh
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập từ khi nào? (ngay từ khi còn nhỏ, còn ngồi trên ghế nhà trường)
-Thi” Ai nhanh hơn”
Đội 1: Học sinh sẽ làm gì để rèn luyện tính tự lập trong học tập?
(- Tự học bài không đợi cha mẹ nhắc nhở
- Tự đi học
-Tự làm bài kiểm tra, không quay cóp
-Tự giác học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp)
Đội 2: Học sinh sẽ làm gì để rèn luyện tính tự lập trong sinh hoạt hằng ngày?
(- Tự giặt quần áo của mình
- Tự dọn dẹp phòng
-Tự giác giúp đỡ cha mẹ công việc nhà: quét nhà, nấu cơm, rửa chén 
- Tự giác làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp)
-Giáo viên kết luận: Cần rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường,trong học tập, công việc, sinh họat hằng ngày
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lự lập hoặc không tự lập? 
-Làm bài tập 2/SGK
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Em sẽ làm gì nếu bố mẹ đi vắng 3 ngày?
- Gặp một bài toán, bài văn khó, em sẽ làm gì?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Liên hệ thực thế những tấm gương sống tự lập 
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài
-Chuẩn bị bài 11.Lao động tự giác và sáng tạo: đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi phần gợi ý
Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Minh Phú
 Em Nguyễn Minh Phú quê ở Nghệ An , được mệnh danh là Nguyễn Ngọc Ký thứ hai của Việt Nam. Phú sinh ra trong một gia đình nghèo, bẩm sinh em đã không có 2 tay như những đứa trẻ khác. Nhưng Phú rất mê học, em đã tập viết bằng 2 ngón chân . Với ý chí và sự khổ luyện đã giúp Phú viết được chữ, được đi học và còn trở thành một học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Con đường đến với tri thức của Phú như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường
Ca dao, tục ngữ nói về tự lập
-Thân tự lập thân.
- Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ.
- Có thân phải lập thân.
- Có thân thì lo.
- Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân.
- Hữu thân hữu khổ.
( Các câu trên ý nói là đã là con người phải lo lập thân, từng trải, chịu đựng mọi khó khăn và vượt qua các thử thách để thực hiện nguyện vọng, thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình).
- Có trời cũng phải có ta. 
( Việc làm thành bại có nguyên nhân bên ngoài, quy luật khách quan ( trời) nhưng phải có nguyên hân chính ở bản thân mình). 
- Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.
- Đầu người nào tóc người ấy.
- Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Làm người ăn tối lo mai
Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
- Đói thì đầu gối phải bò
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
- Giàu người ta chẳng có tham
Khó thì ta liệu ta làm ta ăn.
BÁC HỒ
Công việc đầu tiên Bác làm là làm phụ bếp trên một con tàu để sang Pháp. Mỗi ngày Bác phải làm từ 4 giờ sáng đến 9h đêm, trong khi mọi người đã đi nghỉ thì Bác vẫn thức để học tiếng Pháp đến khuya...
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Bác còn làm nhiều công việc khác: : cào tuyết, đốt lò - ở Anh, làm bánh tại một khách sạn-Mĩ
CÔ BÉ BÁN KHOAI TRẦN BÌNH GẤM
Em sinh ra trong một gia đình nghèo ở tp.HCM, từ nhỏ, ngoài giờ đi học, ngày nào em cũng phải đi bán vé số hoặc bán khoai để phụ mẹ kiếm tiền lo cho gia đình. Có những hôm em phải đi hàng chục cây số trong thành phố, bán vé số đến tận khuya. Nhà nghèo đến nỗi em chỉ có duy nhất một chiếc áo trắng đến trường, mà chiếc áo đó cũng do hàng xóm cho. Nhưng em luôn cố gắng học giỏi, thi đỗ vào trường LÊ HỒNG PHONG. Trong kì thi đại học, em đỗ cả 3 trường đại học danh tiếng của TP.HCM: ĐH y khoa, ĐH sư phạm, ĐH khoa học tự nhiên

File đính kèm:

  • docbai 10 lop 8 thi gvg năm 2012.doc