Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo và tự do ngôn luận - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Thúy Quỳnh

Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

• Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường;

• Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

• Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;

• Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có hành vi “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội”, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Hoặc “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo và tự do ngôn luận - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Thúy Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rời.
Cao Đài là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn, gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần Đạo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn cận đại mà họ gọi là "Tam thánh đứng đầu Bạch Vân Động", bao gồm Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm (xem Tam Thánh ký hòa ước). Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi. 
- Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước. Khác với Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.
- Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. Tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong Công giáo. Tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.
GV gợi dẫn vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (35 phút)
 I.Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .
-PP và KTDH
+ PP : nêu, giải quyết vấn đề
+ KT: đặt câu hỏi, 
-HT:cá nhân, cặp đôi, cả lớp
-NL,PC
+ NL : tự học, giao tiếp
+ PC : trung thực
Hình thành các trạm học tập, mỗi nhóm nghiên cứu thông tin hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ học tập tại trạm mà nhóm mình đảm nhận.
Cách tiến hành
GV giao nhiệm vụ
? Đọc SHD trang 53
 ? Mỗi nhóm thực hiện một trạm như SHD ?
 ( HS thảo luận )
-Các nhóm báo cáo
-Nhóm khác nhận xét
+ GV bổ sung chốt kiến thức
*Trạm số1
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
Tìm dấu hiệu chung/ cơ bản nhất của tín ngưỡng, tôn giáo
Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo
àDự kiến trả lời:
Dấu hiệu chung/ cơ bản nhất của tín ngưỡng, tôn giáo là:
Đều là thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể con người vào một thực thể siêu nhiên nào đó.
Bản chất của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là khẳng định sự tồn tại và sự cứu giúp của thần thánh đối với con người.
Cả tín ngưỡng và tôn giáo đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh thần.
Bảng so sánh những điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo là:
Tôn giáo
Tín ngưỡng
Hình thành
Hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao. 
Hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống.
Niềm tin
Được đề cao, có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách lý giải mang tính lôgic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm...
Mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng. 
Yếu tố khác
Đấng sáng tạo, kinh sách, giáo chủ, hệ thống giáo lý, tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo một hệ thống chặt chẽ.
Không có các yếu tố này hoặc có nhưng rất mờ nhạt, mang tính sơ khai.
*Trạm số 2
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
Nêu nhận xét về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (số lượng các tôn giáo, số người tham gia, mối quan hệ giữa các tôn giáo, tín ngưỡng, những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại...)
Liệt kê những tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam mà em biết?
Dự kiến trả lời:
Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay:
Việt Nam có 13 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo
Số người tham gia khoảng 24 triệu người, chiếm khoảng 27% dân số cả nước
Các tôn giáo nước ta gắn bó với nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việt Nam có 250 nghìn chức việc trông coi việc đạo ở khoảng 25 nghìn cơ sở thờ tự.
Những tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam mà em biết là:
Tôn giáo: 
Phật giáo (đạo phật)
Thiên chúa giáo (đạo thiên chúa)
Cao đài
Hòa hảo
Tin lành
Hồi giáo
Tín ngưỡng:
Thờ Mẫu
Thờ vua Hùng
Thờ Đức Thánh Trần, ...
*Trạm số 3:
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật trên?
Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
àDự kiến trả lời:
Trong các văn bản pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện:
Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
Những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật quy định:
Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường;
Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có hành vi “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội”, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Hoặc “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
*Trạm số 4
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
Sự dung hòa giữa các tôn giáo lớn ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
àDự kiến trả lời:
Sự dung hòa giữa các tôn giáo lớn ở Việt Nam được thể hiện ở chỗ mọi tôn giáo đều bình đẳng và được tôn trọng, đảm bảo.
Trách nhiệm của nhà nước đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân:
Đảm bảo quyền được lập hội và họp hội
Công nhận về mặt tổ chức theo quy định của pháp luật cho 13 tổ chức tôn giáo.
Chăm lo đến việc đào tạo các chức sắc tôn giáo để thúc đẩy tổ chức và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động tôn giáo như nhà thờ, đền, chùa, thánh thất....
Quyền tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội của các tín đồ tôn giáo được tôn trọng và đảm bảo...
*Trạm số 5
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
Nhận xét việc làm của các bạn trẻ trong những hình ảnh trên. Những việc làm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến không gian văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo?
Điền các thông tin thích hợp để hoàn thành bảng:
Khi đi vào các không gian tín ngưỡng, tôn giáo
Nên làm
Không nên làm
Về trang phục
Về giao tiếp, ứng xử
Việc thực hiện các nghi lễ (thắp hương, cầu nguyện)
àDự kiến trả lời:
Theo em, các bạn trẻ trong những hình ảnh trên rất vô văn hóa, không lịch sự trong những khu vực tâm linh, thờ cúng... Có thể nói, giới trẻ hiện nay chính là những sứ giả để truyền bá nét đẹp văn hóa của nước ta. Ấy vậy mà, những hình ảnh đó đã khiến cho người ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm và điều đó làm xấu đi nét văn hóa Việt...
Điền vào ô trống:
Khi đi vào các không gian tín ngưỡng, tôn giáo
Nên làm
Không nên làm
Về trang phục
Gọn gàng, kín đáo
Mặc đồ hở hang, màu sắc sặc sỡ
Về giao tiếp, ứng xử
Ăn nói lịch sự, đi lại nhẹ nhàng, nghiêm túc
Cười đùa, ăn nói thô lỗ, ồn ào...
Việc thực hiện các nghi lễ (thắp hương, cầu nguyện)
Thực hiện nghi lễ tuần tự, theo đúng quy định của đền thờ, chùa chiền
Làm theo cảm tính, thích cái gì làm cái đó, không quan tâm đến người xung quanh.
Kết thúc tìm hiểu tại 5 trạm học tập, các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào kết quả dưới đây: (GV cho hs ghi vào vở)
Tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
- Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều gì đó thần bí
- Tôn giáo là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức...
Nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam?
- Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Hồi giáo
- Tín ngưỡng: Thờ Mẫu, Thờ vua Hùng, Thờ Đức Thánh Trần, ...
Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
- Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
- Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ
- Không được bài kích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
-PP và KTDH
+ PP : nêu, giải quyết vấn đề
+ KT: quan sát, trình bày 1 phút
-NL,PC
+ NL : tự học, giao tiếp
+ PC :Chăm chỉ.
- Cách tiến hành
1. Ghép tranh/ ảnh
Dưới đây là một số hình ảnh tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Các nhóm hãy điền số của hình ảnh cho phù hợp với tín ngưỡng và loại hình tôn giáo để hoàn thành phiếu học tập số 4.
(Tranh trang 68 sgk)
Tín ngưỡng, tôn giáo
Ảnh số
Đạo Phật
Số 1, số 7
Đạo Thiên Chúa
Số 2, số 8, số 9
Đạo Hồi
Số 4
Đạo Hòa Hảo
Số 6
Đạo Cao Đài
Số 5
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Số 3
Tín ngưỡng, tôn giáo
Ảnh số
------------------------------------------------------------
Tiết 25
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
* PP: nêu và gqvđ
* KT: Đặt câu hỏi
* HTTC: cá nhân
* NL: giải quyết vấn đề
* PC: tự tin, trung thực
- Cách tiến hành
? Hs hoàn thành bài tập 1 sách HD trang 68
B. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
II.Tìm hiểu quyền tự do ngôn luận
-PP và KTDH
+ PP : nêu và giải quyết vấn đề
+ KT: đặt câu hỏi, trình bày
- HT:cá nhân,
-NL,PC
+ NL : tự học, giao tiếp
+ PC : trung thực
* HĐ cá nhân
- Cách tiến hành
.- Nhiệm vụ: Hoàn thành mục a
? Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?
- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân.
- GV nhận xét kết quả. 
*Dự kiến: Phương án đúng: C,D,H,K
*HĐ cặp đôi
- Cách tiến hành
.- Nhiệm vụ: Hoàn thành mục b
b. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Em hãy tìm điểm chung của các hoạt động trong những bức ảnh trên.
Theo em, tại sao các hoạt động trên cần sự góp ý từ nhiều cá nhân?
Em có thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động tập thể không? Giải thích tại sao em lại làm như vậy?
- Sản phẩm: Câu trả lời của các cặp
- GV nhận xét kết quả. 
*Dự kiến: Điểm chung của các hoạt động trong những bức ảnh trên là các buổi thảo luận, hội thảo có sự đóng góp ý kiến của nhiều người.
Các hoạt động trên cần sự góp ý của nhiều cá nhân vì đó là những vấn đề chung của tập thể, của tổ chức xã hội.
Em đã từng tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động tập thể. Em làm như vậy vì đó là quyền và nghĩa vụ của bản thân, nhằm một phần nào đó giúp cho các vấn đề của tổ chức, tập thể ngày càng đi lên.
*HĐ cặp đôi
- Cách tiến hành
.- Nhiệm vụ: Hoàn thành mục c
- Sản phẩm: Câu trả lời của các cặp
- GV nhận xét kết quả. 
 Tìm hiểu quy định của pháp luật VN về quyền tự do ngôn luận
-PP và KTDH
+ PP : nêu, giải quyết vấn đề
+ KT: đặt câu hỏi, trình bày
-HT: nhóm
-NL,PC
+ NL : tự học, hợp tác
+ PC : trung thực
- Cách tiến hành
- Nhiệm vụ: Đọc mục a, b và hoàn thành phiếu trong tài liệu HDH.
+ N1, 3: phiếu 1
+ N2,4: phiếu 2, 3
+ N5: Câu hỏi mục b
- Sản phẩm: Câu trả lời nhóm.
- GV nhận xét kết quả.
Dự kiến:
Thông tin pháp luật
Phiếu học tập số 1:
* Công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật vì:
Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh được việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi hoặc tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của cộng đồng, đất nước.
Phát huy được tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
*Pháp luật quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
*Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
*Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận, công dân phải tích cực tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Phiếu học tập số 2.
3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật
-Viết đơn khiếu nại tình trạng cán bộ của phường ăn đút lót, gây khó khăn cho nhân dân
-Tham gia bàn luận việc đóng góp và xây dựng nhà văn hóa phường
-Đóng góp ý kiến sửa đổi luật thanh niên
3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận trái pháp luật
-Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác bằng những lời nói bịa đặt trên mạng xã hội
-Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước
-Phản ánh trên phương tiện truyền thông vấn đề điện, nước không đúng sự thật.
Phiếu học tập số 3.
1.Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
->Em không đồng ý vì nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, miễn sao điều đó không vi phạm pháp luật.
2. Phải có trình độ văn hóa mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận
->Em không đồng ý vì ai cũng có quyền tự do ngôn luận, miễn sao không chống phá nhà nước, chống phá Đảng và vi phạm pháp luật.
3. Học sinh Trung học cơ sở còn nhỏ nên chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyên tự do ngôn luận
->Em không đồng ý vì học sinh Trung học cơ sở vẫn được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận, điều này đã được quy định tại Luật trẻ em năm 2016.
b. 
Các phương thức công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua các hình ảnh trên là:
Đóng góp ý kiến qua hòm thư
Thông qua buổi chất vấn cán bộ
Gọi điện đường dây nóng
Hộp thư điện tử
Báo điện tử, báo in...
Ngoài những phương thức nói trên, em còn biết thêm một số phương thức khác để thực hiện quyền tự do ngôn luận là:
Phát biểu trực tiếp trên các buổi họp, buổi thảo luận
Góp ý vào các văn bản dự thảo luật...
Em thường sử dụng phương thức đóng góp ý kiến qua hòm thư để thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Em thấy rất vui vì được thực hiện quyền này, nó giúp em trở nên có trách nhiệm và có thêm động lực để đưa ra nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho tập thể, cho xã hội.
-PP và KTDH
+ PP : nêu, giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác,..
+ KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút
-HT:cá nhân, nhóm
-NL,PC
+ NL : tự học, giao tiếp
+ PC : trung thực
- Cách tiến hành
? Xây dựng kịch bản: các nhóm nghiên cứu tình huống, xây dựng kịch bản (có nhân vật, lời thoại, cách ứng xử,), tổ chức đóng vai theo kịch bản và trình bày trước lớp.
- Sản phẩm: Câu trả lời nhóm.
- GV nhận xét kết quả.
Dự kiến: Ra sức học tập nâng cao kiến thức, tìm hiểu luật, nắm vững đường lối của Đảng chính sách PL của NN ...
II.Tìm hiểu quyền tự do ngôn luận
1.Thế nào là quyền tự do ngôn luận.
- là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của cộng đồng, đất nước, xã hội.
2. Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
- Có quyền được thông tin theo quy định của PL.
- Tự do báo chí.
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị với ĐBQH, đại biểu HĐND, góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, luật. Sử dụng quyền tự do ngôn luật phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy quyền làm chủ của CD, góp phần xây dựng NN, quản lý XH.
3.Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
- Thể hiện đúng nơi, đúng lúc, đúng quy định.
C. Hoạt động luyện tập (20 phút)
-PP và KTDH
+ PP : đóng vai theo kịch bản
+ KT: biểu diễn,
- HĐ: nhóm
-NL,PC
+ NL : tự học, giao tiếp
+ PC : trách nhiệm,
2. Đóng vai nhà tư vấn
- Cách tiến hành
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm đóng vai 1 tình huống
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất phân vai.
+ Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét, chốt.
Dự kiến sản phẩm:
Tình huống 1: Nếu em là Anh Quang, em sẽ đợi lúc bố mẹ nguôi giận, ngồi nói chuyện nhỏ nhẹ, phân tích cho bố mẹ rằng việc mình theo đạo nào đó chỉ là một hình thức tín ngưỡng và hướng tới những điều tốt đẹp cả. Vì Anh Quang cảm thấy mình phù hợp hơn với đạo B nên xin bố mẹ rút đạo A để theo là điều bình thường và cũng không bị ai nghiêm cấm hay khiển trách. Đó cũng là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi người được nhà nước bảo vệ.
Tình huống 2: Theo em, việc làm của ông An là sai vì đó là việc làm mê tín dị đoan, mâu thuẫn với tự nhiên và phản khoa học. Nếu em là anh Nam, em sẽ đưa cháu gái xuống bệnh huyện tỉnh, bệnh viện thành phố lớn để các bác sĩ thăm khám, tìm và triều trị bệnh theo khoa học.
3. Bày tỏ:
Em hãy lựa chọn biểu tượng cảm xúc (đồng ý mặt cười, không đồng ý mặt buồn) để ghép với thông tin sao cho phù hợp. Hãy giải thích cho biểu tượng cảm xúc mà em đã lựa chọn ở mỗi thông tin 
Dự kiến trả lời:
Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Dự thảo Luật đất đai
=> Đồng ý vì đó vừa là quyền và là trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước
Tết Nguyên đán năm Bính Thân nghỉ dài ngày, một số bạn đọc điện thoại đến đường dây nóng báo SGGP thắc mắc liệu việc ghi chỉ số điện kế tháng 2/2016 có khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng do giá điện tính theo bậc thang không
=> Không đồng ý vì các bạn hỏi không đúng vấn đề
Ngày chất vấn thứ hai của kì họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng ghi nhận nhiều khoảng lặng khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng về việc vay vốn ODA của Trung Quốc, đại biểu Lê Nam chất vấn về giải pháp của chính phủ trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên Biển Đông, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn Thanh tra chính phủ về tham nhũng.
=> Đồng ý vì đại biểu Lê Nam chất vấn những vấn đề được nhiều người dân quan tâm, đó là những vấn đề nóng của đất nước, cần được Quốc hội làm rõ.
Vì có mâu thuẫn với ông An - Chủ tịch huyện nên bà Lan thường xuyên nói xấu ông An với những người khác, thậm chí bà còn viết các thông tin cho rằng ông An tham nhũng và đăng lên mạng xã hội.
=> Không đồng ý vì bà Lan do tư thù cá nhân mà bôi nhọ nhân phẩm của ông An.
D. HĐ vận dụng (3 phút)
-PP và KTDH
+ PP : nêu, giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
+ KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
-NL,PC
+ NL : tự chủ và tự học,
+ PC :Chăm chỉ, trách nhiệm
Các nhóm thảo luận xây dựng mỗi nhóm một tình huống để giúp bạn Hồng và Hà hoàn thiện đoạn kịch trên (đoạn kịch trang 70 sgk)
Ví dụ: Tình huống chứng minh trong một số trường hợp, quyền tự do ngôn luận gây ra những tác hại nghiêm trọng đến không ngờ
Bạn Lan là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, một lần bạn Tâm mất chiếc ví tiền trong đó có tờ 500 nghìn mẹ bạn ấy vừa cho sáng nay để đóng tiền sách giáo khoa. Tâm tìm mãi không được và đổ lỗi cho Lan lấy, xỉ nhục bạn ấy là đồ con nhà nghèo, cha mẹ không nuôi dạy nên mới đi ăn cắp như vậy... Dù các bạn ngăn cản nhưng Tâm được đà mắng nhiếc Lan mặc dù Lan vừa khóc vừa nói cho Tâm hiểu là mình kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_9_quyen_tu_do_tin_nguong.doc