Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bình

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Nêu được thế nào là tiết kiệm

 - Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm

2. Kỹ năng

 - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của của bản thân và người khác.

 - Biết đưa ra cách xử lý phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

 - Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lý, tiết kiệm.

3. Thái độ

 - Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

* Trọng tâm: Học sinh hiểu được thế nào là tiết kiệm.

* Tích hợp nội dung cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “ vào bài học.

* Tích hợp nội dung “ phổ biến, giáo dục pháp luật” vào bài học.

4. Các năng lực cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

 - Bảng phụ, phiếu học tập

 - Những mẩu chuyện về tấm gương tiết kiệm.

 - Ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tiết kiệm.

2. Học sinh

 - Sưu tầm những tấm gương tiết kiệm xung quanh chúng ta.

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tiết kiệm

III. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc71 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận: Thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với con người, nó cung cấp nguồn không khí và các nhu cầu vật chất cho con người sinh sống.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế và chỉ ra các hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên:
- HS hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV cho học sinh nhận xét bổ sung lẫn nhau và treo bảng phụ vè một số hoạt động cụ thể cho học sinh tham khảo.
 + Trồng cây gây rừng.
 + Phủ xanh đồi trọc.
 + Tích cực tham gia tết trồng cây.
 + Không bẻ cành cây để lấy lộc.
 + Không vứt rác bừa bãi
 + Không gây ô nhiễm môi trường.
I. Đặt vấn đề
1. Truyện đọc: 
“Một ngày chủ nhật bổ ích”
2. Tìm hiểu truyện đọc
a. Cảnh thiên nhiên được miêu tả rất đẹp và hùng vĩ:
- Đồng ruộng xanh ngắt màu xanh.
- Tia nắng vàng
- Vùng đất xanh mướt ngô, khoai, sắn.
- Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương.
- Mây trắng như khói
b. Suy nghĩ về trách nhiệm phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên- bảo vệ chính cuộc sống của con người.
c. Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, cung cấp nguồn không khí, vất chất cho con người
II. Nội dung bài học
1.Thiên nhiên bao gồm:
Không khí, rừng cây, nguồn nước, bầu trời, động thực vật
2. Vai trò của thiên nhiên
- Cung cấp nguồn không khí.
- Cung cấp các nhu cầu vật chất của con người.
3. Trách nhiệm của công dân
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi với thiên nhiên.
- Đấu tranh với các hành vi phá hoại môi trường thiên nhiên.
4. Củng cố: 
Bài a
Các hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên:
- Cả nhà Thủy
- Lớp Tuấn đi cắm trại
- Trường Kiên đi tham quan
- Lớp Hương chăm sóc hoa
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Em hãy phân tích câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: 
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
- Học bài và hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa
- Ôn lại các nội dung đã học để chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết.
Tuần
Ngày soạn:
 / /2019
Tiết
10
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
 / /2019
TIẾT 10: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh từ đầu học kỳ
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra độc lập, sáng tạo cho học sinh. 
3. Thái độ 
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: Giấy kiểm tra, đồ dùng học tập
III.Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thực hiện luật lệ an toàn giao thông
Nhận biết được các hành vi thực hiện tốt luật an toàn giao thông
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
0.75
10%
3
0
10%
Tiết kiệm
Nhận biết được các hành vi thể hiện sự tiết kiệm
Liên hệ thực tế về các biểu hiện của tiết kiệm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
1
10%
1/2
1
10%
1
2
20%
Lễ độ
Nhận biết được các biểu hiện của lễ độ
Hiểu được lễ độ là gì.
Hiểu được ý nghĩa của lễ độ trong 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
2
20%
2
3
30%
Biết ơn
Hiểu được ý nghĩa của lòng biết ơn
Biết liên hệ bản thân về lòng biết ơn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
1
10%
1/2
1
10%
1
2
20%
Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với con người
Liên hệ bản thân về trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
2
2
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Số câu: 2,5
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40%
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Câu: 7
SĐ:10
TL:100%
Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất khoanh tròn chữ cái đầu hoặc bôi đen phần bảng trả lời trắc nghiệm:
Câu 1. Hành động nào thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
A. Đi xe vượt đèn đỏ.	B. Đi xe đạp đúng phần đường quy định.
C. Đá bóng dưới lòng đường.	D. Đi xe đạp dàn hàng ba, hàng tư.
Câu 2. Khi tham gia giao thông đường bộ có những kiểu đèn tín hiệu nào?
A. Đèn đỏ, vàng, xanh	 	B. Đèn vàng	C. Đèn xanh	D. Đèn đỏ
Câu 3. Có mấy loại biển báo giao thông thông dụng?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4	E. 5
Câu 4: Việc làm thể hiện việc chăm sóc, sức khỏe là:
A. Đi khám định kỳ.	B. Chơi game thâu đêm.
C. Hút ma túy đá.	D. Đua xe trái phép.
Câu 5: Sức khỏe có ý nghĩa?
A. Sức khoẻ là vốn quý của con người.
B. Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ.
C. Sức khỏe giúp chúng ta lạc quan, vui tươi hạnh phúc.	D. Cả A và B.
Câu 6: Ngày thế giới vì sức khỏe là:
A. ngày 7/4.	B. ngày 4/7	C. ngày 7/5.	D. ngày 5/7
Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:
A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.	B. Tích tiểu thành đại.
C. Chịu khó mới có mà ăn.	D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Kiên trì là:
A. Miệt mài làm việc.	B. Thường xuyên làm việc.
C. Quyết tâm làm đến cùng.	D. Tự giác làm việc.
Câu 9: Câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim nói về?
A. Đức tính khiêm nhường.	B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.	D. Đức tính siêng năng.
Câu 10: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta?
A. Thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.	B. Sống có ích.
C. Yêu đời hơn .	D. Tự tin trong công việc.
Câu 11: Trái với siêng năng, kiên trì là:
A. Lười biếng, chóng chán.	B. Trung thực, thẳng thắn.
C. Cẩu thả, hời hợt.	D. Cả A và C.
Câu 12: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.	B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.	D. Khai thác khoáng sản bừa bãi.
Câu 13. Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là
A. Tích tiểu thành đại.	B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Học, học nữa, học mãi.	D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 14. Ngoài việc tiết kiệm về tiền của chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào?
A. Nhân phẩm.	B. Sức khỏe.	C. Lời nói.	D. Danh dự.
Câu 15. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?
A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.	B. Sống có ích.
C. Yêu đời hơn .	D. Tự tin trong công việc.
Câu 16. Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?
A. Chơi game.	B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.	D. Học bài và soạn bài mới,  giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 17. Câu nói nào nói về sự tiết kiệm?
A. Vung tay quá trán.	B. Năng nhặt chặt bị
C. Vắt cổ chày ra nước.	D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
Câu 18. Những hành vi trái với lễ độ là?
A. Nói tục, chửi bậy.	C. Không nghe lời ông bà.
B. Cãi bố mẹ.	D. Cả A, B, C.
Câu 19. Biểu hiện của Lễ độ là?
A. Tôn trọng, quý mến mọi người. 	C. Cần cù, tự giác.
B. Quý trọng sức lao động. 	D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 20. Hành động nào sau đây là không tôn trọng kỷ luật ?
A. Dùng điện thoại trong giờ học.	B. Đi học đúng giờ.
C. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.	D. Mặc đồng phục trường.
Câu 21. Tôn trọng kỉ luật là biết ... chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi.
A. tự ý thức.	B. tự giác.	C. ý thức.	D. tuân thủ.
Câu 22. Trong giờ kiểm tra 45 phút Toán em nhìn thấy bạn N dùng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Nhắc nhở bạn vì bạn làm như vậy là vi phạm kỉ luật.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Thưa với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
D. Bắt chước bạn dùng tài liệu để đạt điểm cao.
Câu 23. Tôn trọng kỷ luật bảo vệ lợi ích của những ai?
A. Gia đình và cá nhân.	B. Nhà trường và cá nhân.
C. Xã hội và gia đình.	D. Cộng đồng và cá nhân.
Câu 24. Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?
A. Uống nước nhớ nguồn.	B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Tôn sư trọng đạo.	D. Cả A, B, C.
Câu 25. Hành động nào thể hiện sự biết ơn?
A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.	B. Thăm hỏi các thầy cô giáo.
C. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.	D. Cả A, B, C.
Câu 26. Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Tạo nên môi trường lành mạnh.
B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.
D. Giúp đất nước phát triển.
Câu 27. Câu nói: Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu lần lượt nói đến các yếu tố nào cuả thiên nhiên?
A. Rừng, không khí, đất.	B. Rừng, biển, đất.
C. Rừng, sông, đất.	D. Rừng, bầu trời, đất.
Câu 28. Đối với thiên nhiên con người cần phải làm gì?
A. Bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
B. Giúp thiên nhiên phát triển.
C. Chăm sóc, nuôi dưỡng thiên nhiên.
D. Phá hủy cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1. Em hiểu thế nào là biết ơn? Hãy nêu một số ví dụ vể biết ơn? 
Câu 2. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu ví dụ về tôn trọng kỉ luật.
Câu 3. Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em trong học tập. 
Phần II. Đáp án trả lời phần tự luận :
Câu 1. Em hiểu thế nào là biết ơn ? Hãy nêu một số ví dụ vể biết ơn ? (1,5 điểm)
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, về những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã từng giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. (1 điểm)
- Ví dụ: Thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; học thật tốt để làm món quà cho thầy cô; vâng lời và biết giúp đỡ bố mẹ... (0,5 điểm)
Câu 2. Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Nêu ví dụ về tôn trọng kỉ luật (1 điểm)
- Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, các tổ chức xã hội ở mọi nơi. (0,5 điểm)
- Ví dụ: Dừng xe khi gặp đèn đỏ; chấp hành luật lệ an toàn giao thông, đi học đúng giờ... (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em trong học tập. (0,5 điểm)
  	- Đi học chuyên cần.
   	- Bài khó không nản chí.
   	- Tự giác học, không chơi la cà...
   	- Phụ giúp bố mẹ các công việc nhà...
Tuần
Ngày soạn:
 / /2019
Tiết
11
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
 / /2019
CHỦ ĐỀ. SỐNG ĐẸP (4 tiết)
Tiết 11. SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 	- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người.
 	- Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người.
2. Kỹ năng
 	Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
3. Thái độ
 	Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực nhận thức.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
 	- Bảng phụ, phiếu học tập.
 	- Bài báo tranh ảnh về sống chan hòa với mọi người
 	-Tranh Bác Hồ với bộ đội, Bác Hồ vời thiếu niên nhi đồng
2. Học sinh
 	Sưu tầm tranh ảnh có liên quan
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ học.
3. Bài mới: 
 	GV treo bảng phụ câu chuyện cho học sinh theo dõi:
 	Truyện kể rằng, có hai anh em sinh đôi: Người em thì dễ gần, luôn gần gũi quan tam đến mọi người, người anh thì lạnh lùng, chỉ biết mình, không quan tâm đến ai.Trong một lần, xóm của hai anh em ở xảy ra hỏa hoạn. Cả làng ai cũng tham gia giúp đỡ người em, còn người anh thì chẳng ai để ý đến
 	Trong lúc đó chỉ có mỗi người em quan tâm, giú đỡ anh mình, người anh thấy vậy buồn lắm, hải người em: “ Vì sao mọi người không ai giúp đõ anh nhỉ ?”.
 	Nếu là em, em sẽ trả lời như thế nào?
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc.
* Mục tiêu: Học sinh đọc và theo dõi truyện đọc trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi gợi ý.
* Cách tiến hành:
GV chia nhóm học sinh thảo luận và trình bày trên phiếu học tập các câu hỏi gợi ý.
- Những cử chỉ, lời nói nào của Bác thể hiện Bác sống chan hòa, quan tâm tới mọi người?
* Kết luận: Với cương vị là một vị chủ tịch nước nhưng Bác Hồ luôn sống vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với tất ccar mọi người dân Việt Nam – Đó là biểu hiện cao quý nhất của lối sống chan hòa với mọi người.
Hoạt động 2. Khai thác nội dung bài học
* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung bài học và rút ra khái niệm, ý nghĩa của sống chan hòa với mọi người.
* Cách tiến hành
- Em hiểu thế nà là sống chan hòa với mọi người?
- Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa gì?
- Chúng ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành người biết sống chan hòa?
* Kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta cần cởi mở, gần gũi, thân thiện với nhũng người xung quanh. Đó là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, thân ái.
I. Đặt vấn đề:
1. Truyện đọc
“ Bác Hồ với mọi người”
2. Tìm hiểu truyện đọc
a. Những chi tiết thể hiện Bác Hồ sống chan hòa, quan tâm tói mọi người.
- Bác tranh thủ thời gian thăm hỏi đồng bào.
- Bác quan tâm từ cụ già đến em nhỏ.
- Bác cùng ăn, cùng làm, cùng sinh hoạt với đồng chí trong cơ quan.
- Bác tận tình nói chuyện với cụ già
b. Sống chan hòa với mọi người là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người
c. Học sinh cần sống chan hòa với mọi người để tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa mọi người với nhau.
- Sống chan hòa với mọi người có lợi cho xã hội và mỗi cá nhân.
II. Nội dung bài học
1.Khái niệm
Sống chan hòa với mọi người là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
2. Ý nghĩa
- Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Cách rèn luyện
- Sống cởi mở với mọi người xung quanh.
- Luôn chủ động tạo ra các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
4. Củng cố:
 - Gv khái quát lại nội dung bài học 
 - Bài tâp: Những hành vi nào sau đây thể hiện sống chan hòa với mọi người?
 	+ Luôn cởi mở, vui vẻ.
 	+ Chia sẻ với bạn khi gặp khó khăn.
 	+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp.
 	+ Chia sẻ niềm vui với mọi người.
 	+ Tâm sự với bạn khi có chuyện buồn.
 	+ Không tham gia ý kiến vì sợ bạn cười chê.
 	+ Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng.
 	+ Quan tâm tói hàng xóm nơi mình sinh sống.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- GV cho học sinh đọc truyện : Đồng phục ngày khai giảng trong sách bài tập tình huống.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài mới.
Tuần
Ngày soạn:
 / /2019
Tiết
12
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
 / /2019
CHỦ ĐỀ. SỐNG ĐẸP (tiếp)
Tiết 12. LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
 	- Nêu được ỹ nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
2. Kỹ năng: Biết phân biệt hành lịch sự, tế nhị với chưa lịch sự, tế nhị.
 	- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
3. Thái độ: Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực nhận thức.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Tranh ảnh minh họa.
 - Ca dao, tục ngữ, các câu chuyện có liên quan.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh và ca dao, tục ngữ theo chủ đề
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Cho ví dụ?
- Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người sống chan hòa với mọi người?
3. Bài mới: GV treo bảng phụ tình huống cho học sinh theo dõi:
 	Chuyến xe buýt khá đông người. Một số người không đủ ghế phải đứng. Có hai bác có vẻ như là công nhân đi làm về, trông hai bác vẫn còn nguyên sự mệt mỏi, căng thẳng sau giờ làm việc. Ở hàng ghế giữa có hai bạn học sinh vừa nói chuyện, vừa ăn quà, câu chuyện của họ ngày càng nhiều hơn, nói to hơn, cười nhiều hơn. Nhiều ánh mắt khó chịu nhìn về phía hai bạn đó. Những câu hỏi đặt ra? Giá như hai bạn đó! Cái điều giá như đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống trong sách giáo khoa
* Mục tiêu. Học sinh theo dõi tình huống trong sách giáo khoa và thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý.
* Cách tiến hành:
- Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao?
- Nếu là thầy Hùng trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
- Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Kết luận: Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống diễn ra, tuy nhiên cách xử sự như thế nào lại phụ thuộc vào cách ứng xử của mỗi người, cách ứng xử phù hợp nhất đó là biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học
* Mục tiêu: Học sinh khai thác nội dung bài học và rút ra khái niệm, biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
* Cách tiến hành:
- Em hiểu thế nào là lịch sự?
- Em hiểu thế nào là tế nhị?
- Lịch sự, tế nhị được biểu hiện ra như thế nào?
- GV hướng dẫn học sinh liên hệ và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hằng ngày:
 + Biết chào hỏi đúng lúc, đúng đối tượng.
 + Biết thực hiện những quy định chung, đặc biệt là Nhà trường, gia đình và nơi công cộng.
 + Biết tôn trọng những người xung quanh trong quá trình giao tiếp với người khác.
 + Biết cảm ơn, biết xin lỗi, biết lắng nghe, biết nhường nhịn, nói nhẹ nhàng, nói dí dỏm
- Lịch sự tế nhị có ý nghĩa gì?
* Kết luận: Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người. Do đó, mỗi người cần phải rèn luyện để trở thành người lịch sự, tế nhị.
I. Đặt vấn đề:
1. Tình huống
2. Tìm hiểu tình huống
a. Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết trong tình huống trên. Vì bạn đã thể hiện sự lễ phép, đúng mực với thầy giáo và các bạn.
b. Nếu là thầy Hùng, em sẽ bình tĩnh hết tiết học, mời các bạn học sinh vào muộn ở lại, nói cho các bạn ấy biết những điều chưa đúng của các bạn để các bạn sửa sai.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Lịch sự: Là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị: Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử Þ Thể hiện là người có hiểu biết, có văn hóa.
*Biểu hiện
- Hành vi giao tiếp thể hiện sự hiểu biết phép tắc.
- Thể hiện sự hiểu biết những quy định chung của xã hội.
- Thể hiện sự tôn trọng người khác trong giao tiếp.
2. Ý nghĩa
- Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
- Người lịch sự, tế nhị sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, quý mến.
4. Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài học
 	- Gv cho học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức
- Em hãy giải thích câu: 	“ Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Bài b. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
- Trong giờ ngoại khóa, các bạn chú ý nghe cô hướng dẫn viên nói chuyện và các bạn ghi chép lại làm tư liệu.
Bài d. Hành vi của Quang thể hiện là người lịch sự, tôn trọng quy định chung nơi công cộng. Hành vi của Tuấn chưa lịch sự, chưa tế nhị, ý thức kém nơi công cộng.
5. Hướng dẫn về nhà: Học sinh đọc hai câu chuyện trong sách bài tập tình huống và rút ra bài học qua hai câu chuyện :
a. Chúng em thật có lỗi.
b. Em bé bán quạt.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài mới.
Tuần
Ngày soạn:
 / /2019
Tiết
13
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
 / /2019
CHỦ ĐỀ. SỐNG ĐẸP (tiếp)
Tiết 13. TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
 	- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kỹ năng: Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
 	- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
3. Thái độ:
 Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực nhận thức.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
 	- Sách người tốt, việc tốt
 	- Bảng phụ; Bài tập tình huống giáo dục công dân 6
2. Học sinh
 Sưu tầm tranh ảnh về các 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12754160.doc
Giáo án liên quan