Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 12 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố cho học sinh kiến thức về phép cộng, trừ trong phạm vi các số đã học. Phép cộng, phép trừ một số với 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống qua tranh.

 - Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 5 đúng, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2HS lên bảng làm: >, <, =

3 + 1 . 4

2 - 0 . 1 4 + 1 .4 0 + 4 . 3

4. 5 + 0

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá,chốt kết quả đúng.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.

 b. Thực hành:

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 12 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017
Buổi 1 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /ĂT/
Theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 47 - 48)
Tiết 3: Toán
T45: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho học sinh kiến thức về phép cộng, trừ trong phạm vi các số đã học. Phép cộng, phép trừ một số với 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống qua tranh. 
	- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 5 đúng, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS lên bảng làm: >, <, =
3 + 1 .... 4
2 - 0 .... 1 4 + 1 .....4
0 + 4 .... 3
4.... 5 + 0
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá,chốt kết quả đúng.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
 	b. Thực hành:
* Bài 1: Tính
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh dưới nối tiếp làm miệng.
- HS nhận xét, chữa bài. GV chốt kết quả, củng cố cộng, trừ nhẩm các số đã học.
	* Bài 2: Tính 
- Học sinh nêu cách làm, làm bài vào vở, sau đó 2HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá một vài bài, chữa bài yêu cầu HS nêu lại từng bước tính. 
- Củng cố cộng, trừ các số với hai dấu phép tính. 
Nghỉ giải lao
	* Bài 3: Số?
- GV nêu yêu cầu, gọi HS nêu cách làm.
- Học sinh làm bài bảng con, 2 học sinh lên bảng làm bài.
- GV Củng cố cộng, trừ nhẩm, điền số đúng vào ô trống.
	* Bài 4: Viết phép tính thích hợp
	- Giáo viên đọc yêu cầu của bài.
	- Học sinh quan sát tranh, tự nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
	- GV chữa bài: a. 2 + 2 = 4 	b. 4 - 1 = 3 
3. Củng cố, dặn dò: 
	- GV chốt các kiến thức cơ bản của bài.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
Tiết 4: Mĩ thuật
EM VÀ BẠN EM (T2)
Dạy theo sách Dạy Mĩ thuật 1 
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /ÂN/
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 49 – 51)
Tiết 3: Toán 
T46: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách làm tính cộng các số trong phạm vi 6. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Học sinh tính đúng, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con, bảng lớp: 1 + 4 - 5 = 5 - 1 + 0 = 4 - 1 + 1 = 3 –1 - 0 = 
- Lớp đọc lại các bảng cộng trừ trong phạm vi 5
- HS nêu các cách tính khác nhau. - GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: giới thiệu và ghi tên bài.
	b. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 6
Bước 1: Thành lập công thức 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6
- GV gắn các hình đã chuẩn bị lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
+ HS nêu BT: Nhóm bên trái có 5 con gà, nhóm bên phải có một con gà. Hỏi tất cả có bao nhiêu con gà? HS trả lời... 5 thêm một là mấy?
- GV yêu cầu HS tự viết 6 vào chỗ trống cho phép cộng 5 + 1 = 
- GV viết bảng và yêu cầu HS đọc Năm cộng một bằng sáu.
- GV viết phép tính 1 + 5 =  lên bảng, HS tìm kết quả như ở phép tính 5 + 1 = 
- HS trả lời: 1 + 5 = 6. HS gài bảng phép tính. (bộ đồ dùng)
- Cho HS nhận xét phép tính 5 + 1 & 1 + 5 (đều có kết quả bằng 6).
- Như vậy 5 + 1 cũng bằng 1 + 5.
- Yêu cầu HS đọc lại 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6.
* Kết luận: khi đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả bằng nhau.
Bước 2: tương tự với mô hình cái ô tô, chấm tròn HS hình thành phép tính
 2 + 4 = 6 ; 4 + 2 = 6; 3 + 3 = 6 .
- GV giới thiệu các phép cộng. 
Bước 3: Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
- Cho HS đọc bảng cộng trong phạm vi 6.
- GV xóa bảng và nêu một số câu hỏi: 4 cộng 2 bằng mấy? 
- HS tìm một số ví dụ khi lấy hai số cộng với nhau thì kết quả bằng 6.
Nghỉ giải lao
	c. Thực hành:
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại cách viết tính cộng dọc và cách tính.
- HS làm bài vào bảng con, 3 HS làm bảng lớp.
- GV chữa bài và nhận xét. Củng cố cách làm tính cộng dọc trong phạm vi 6
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS chơi trò chơi chuyền điện. Chữa bài nhận xét.
- HS nhận xét các phép tính. GV củng cố tính nhẩm trong phạm vi 6
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài, nêu cách nhẩm. 
- HS nêu các cách làm khác nhau. HS làm bài vào vở, chữa bài và nhận xét.
- Củng cố làm tính có hai dấu cộng trong phạm vi 6.
Bài 4: GV nêu yêu cầu bài toán
a) - GV gắn mô hình con chim. HS nêu bài toán
- HS viết phép tính thích hợp. Lớp, GV chữa bài nhận xét.
- Phần b tương tự.
- Củng cố cách viết phép tính cộng thích hợp với tình huống trong tranh.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 6.
- GV nhận xét giờ học. 
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /ÂT/
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 51 - 53)
Tiết 3: Toán
T47: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I / MỤC TIÊU:
- HS biết cách làm tính trừ các số trong phạm vi 6. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 6. Làm và trình bày đúng các phép tính trừ trong phạm vi 6. Viết chính xác phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC;
1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS làm các phép tính sau: 
3 -1 + 0 = 	1 - 1 + 0 = 	5 – 2 + 1 = 2 – 2 + 6 =
- Lớp đọc bảng cộng trong phạm vi 6. HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
	b. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 6
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 6 - 1 = 5 và 6 - 5 = 1
- GV gắn mô hình tam giác, yêu cầu học sinh quan sát, nêu bài toán.
- 6 bớt 1 còn mấy? - HS nhắc lại nhiều lần (6 bớt 1 còn 5)
- HS lấy bộ đồ dùng ghép phép tính 6 - 1 = 5
- GV ta có phép tính sau 6 - 1 = 5 và đọc là sáu trừ một bằng năm.
+ 6 trừ 1 bằng mấy? HS đọc lại phép tính nhiều lần.
- GV viết phép tính 6 – 5 =  và yêu cầu HS nêu kết quả.
- HS nhận xét hai phép tính: 6 - 5 = 1 và 6 - 1 = 5 rút ra kết luận: 
 Lấy kết quả trừ số này ta được số kia, lấy kết quả trừ số kia ta được số này.
Bước 2: Với mô hình vuông, hình tròn GV hướng dẫn tương tự. HS hình thành phép tính: 6 - 2 = 4 ; 6 – 4 = 2 ; 6 – 3 = 3 
- GV cho học sinh quan sát hình và tự nêu bài toán rồi viết phép tính.
- Giới thiệu các phép trừ. 
Bước 3: HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 6.
- GV cho HS học thuộc bằng các cách khác nhau.
+ Tìm một số ví dụ khi lấy hai số trừ đi nhau thì kết quả bằng 6
Nghỉ giải lao
	c. Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
- HS nêu lại cách viết tính và cách làm tính trừ dọc.
- HS làm bài vào bảng con, bảng lớp, GV chữa bài và nhận xét.
- Củng cố cho HS cách đặt tính trong phạm vi 6.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. HS thực hiện trò chơi chuyền điện.
- GV chốt lại kết quả đúng. Nhận xét trò chơi.
- Củng cố cho HS quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. Đây là dãy tính có mấy dấu phép tính ?
- HS nói cách tính. HS làm bài vào vở, chữa bài và nhận xét.
- Nêu thêm các cách tính khác.
- Củng cố cho HS cách làm tính có hai dấu trừ trong phạm vi 6.
Bài 4: GV nêu yêu cầu bài toán
a) - GV cho HS quan sát hình SGK nêu bài toán và tìm cách giải.
+ Nêu bài toán và viết phép tính bằng các cách khác nhau.
b) GV hướng dẫn tương tự. 
- GV chữa bài và nhận xét. Củng cố cho HS cách viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6.
	 - GV chốt lại nội dung bài, nhận xét tiết học.
Tiết 4: Tiếng Việt (ôn)
ÔN: VẦN /ĂT/, /ÂN/, /ÂT/
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS cách đọc và viết vần ăt, ân, ât các tiếng có vần ăt, ân, ât và các đoạn văn chứa các vần ăt, ân, ât.
- HS đọc đúng các đoạn văn trong vở bài tập thực hành Tiếng Việt lớp 1 tập 2: Bé Văn  về bé cả; .... Vẽ và đưa vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích,viết đúng các tiếng có vần ăt, ân, ât.
- GD HS yêu thích học Tiếng Việt.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập thực hành Tiếng Việt lớp 1 tập 2
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	Việc 0 
- T: Chúng ta ôn tập vần ăt, ân, ât
- H lên bảng vẽ mô hình tách tiếng gồm 2 phần. 
- T: Vẽ và đưa tiếng băn vào mô hình.
- Dưới lớp viết bảng con.
	1. Việc 1: Luyện đọc
 1.a.Đọc chữ trên bảng lớp :
- T viết bảng các tiếng có vần ăt, ân, ât: khăn, chăn, trăn, lăn, măn
- T đọc mẫu, luyện đọc cho H theo nhiều hình thức .
- Chú ý cách phát âm, sửa lỗi cho H.
 1.b. Đọc vở Bài tập thực hành TV CGD lớp 1 tập 2 
- T hướng dẫn H đọc bài đọc trong vở Bài tập thực hành CGD lớp 1 tập 2 trang 17, 18, 19.
- T đọc các tiếng trong Vở thực hành TV, hướng dẫn H luyện đọc các tiếng, đánh vần các tiếng có vần ăt, ân, ât. 
- H luyện đọc cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4 
- H chỉ tay vào mô hình và đọc cá nhân ,cả lớp 
- T nhận xét cách phát âm, sửa lỗi phát âm cho H.
Nghỉ giải lao
	2. Việc 2 : Luyện viết 
 2.a. Viết bảng con
 - T đọc cho H viết từng chữ có vần ăt, ân, ât: 
 - H viết bài, T bao quát giúp đỡ các em. 
 2.b. Viết chính tả :
- H mở vở buổi 2/ngày. T đọc cho H viết: Ăn no gió mát. Bé lăn ra ngủ; Tuệ chả cắt cỏ cho bò mà chỉ lo bắt ve, bắt sẻ; nhà Mẫn ở sát nhà chú Ân.
 - T bao quát ,uốn nắn giúp đỡ H. 
 3.Việc 3 : Thực hành 
- T hướng dẫn HS làm bài trong vở Bài tập thực hành TV CGD lớp 1 tập 2.
	+ Em khoanh tròn vào chữ cái trước các mô hình đúng. T viết lên bảng, H nêu vần và phân tích tiếng .
	+ HS vẽ và đưa tiếng vào mô hình: khăn, chăn; mắt, mặt; vẫn, ngân
- HS đọc cá nhân, các tiếng mà em đưa vào mô hình. 
	+ Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
- H thực hành. T nhắc H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
	+ Tìm và viết các tiếng chứa vần ăt, ân, ât. 
- H nêu các từ có vần ăt, ân, ât vào vở: văn, ăn, lăn; dắt, cắt, bắt; cận, vẫn, mẫn, nhận, ân, trấn, cần.
- GV bao quát giúp đỡ HS làm bài tập 
* Kết thúc tiết học: GV nhắc lại ngắn gọn yêu cầu tiết học, cả lớp đồng thanh nhắc lại
GV nhận xét chung tiết học
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI VỚI CẶP N/T
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 54)
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I / MỤC TIÊU:
- Củng cố làm tính cộng, trừ trong phạm vi 6. Sử dụng các dấu cộng, trừ dựa vào các số đã cho viết được các phép tính.
- HS làm tính đúng, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong luyện tập
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: giới thiệu trực tiếp
	b. Luyện tập
Bài 1: Số?
 6 – 3 – 2 = 4 + 1 + 1 =
 4 + 1- 1 = 5 – 1 + 2 =
- HS nêu cách làm phép tính dạng hai dấu trừ; vừa cộng, vừa trừ.
- HS làm bài vào bảng con và nhận xét.
* Củng cố dạng bài có hai dấu trong phép tính.
Bài 2: Số?
	 + 3 = 6  + 2 = 6  + 1 = 6
	6 -  = 3 6 -  = 4 6 -  = 5
GV hướng dẫn học sinh dựa vào phép cộng, trừ trong phạm vi 6 làm bài.
- HS làm bài vào vở, chữa bài và nhận xét. 
Nghỉ giải lao
Bài 3: Viết phép tính cộng, trừ với ba số 2, 4, 6
- GV hướng dẫn HS dựa vào ba số đã cho để lập hai phép tính cộng, hai phép tính trừ đúng.
- HS tự làm bài vào bảng con, bảng lớp.
- Chữa bài và nhận xét.
Bài 4: Cho các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 , 6.
a. Tìm hai số cộng lại bằng 6.
b. Tìm ba số khác nhau cộng lại bằng 6.
- GV hướng dẫn học sinh dựa vào bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm số.(Dựa vào dãy số từ 0 đến 6).
- HS làm bài vào vở. GV thu bài nhận xét và đánh giá. Củng cố các phép cộng trong phạm vi 6
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi học sinh đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 6.
- Nhận xét tiết học, khen HS.
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* 	
ÔN: VẦN CÓ ÂM CUỐI VỚI CẶP N/T; /AM/, /AP/
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng câu. Vẽ và đưa tiếng chạn, hát, khăn, cắt, bận, thật; nam, nháp vào mô hình. Đọc trơn, phân tích tiếng đúng trên mô hình, Viết đúng chính tả.
- Củng cố cho HS biết: đọc trơn; nhận biết cách ghi mô hình đúng; vẽ và phân tích tiếng trên mô hình. Viết được một số tiếng mới.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ôn bài luyện tập vần có âm cuối n/t:
	Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt (tập 2). 
- T hướng dẫn H đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
- T quan sát, kiểm tra H.
	Việc 2: Thực hành ngữ âm
- T nêu yêu cầu H vẽ và đưa tiếng chạn, hát, khăn, cắt, bận, thật vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành. T quan sát, sửa sai.
	Việc 3: Em thực hành chính tả
- T nêu yêu cầu: Em tìm và viết các tiếng chứa âm cuối n/t có trong bài đọc trên. 
- H tìm và viết, đáp án đúng: nhật, vân, đạt, mận, hạt, lan, chăn, mát.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
Nghỉ giải lao
	2. Ôn bài vần /am/, /ap/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 16 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
	Em vẽ và đưa tiếng nam, nháp vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
Em tìm và viết các tiếng chứa vần am, ap có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết (đáp án đúng: nam, làm, ham, đạp).
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
* Củng cố, dặn dò: Gv củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:	
- Củng cố cho học sinh cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 6.
- Học sinh làm tính đúng, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên có phiếu học tập, học sinh có bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: HS đọc bảng cộng, trừ 6
* Hoạt động 2: Học sinh tự làm bài tập sau:
Bài 1 : Đặt tính rồi tính: 
	- GV đặt tính sẵn yêu cầu HS lên bảng điền kết quả.
- HS cả lớp làm bảng con, GV nhận xét, sửa sai.
	6 - 1 	6 - 2 	6 - 3 	6 - 4 	6 - 5	6 - 6
	- Giáo viên củng cố trừ nhẩm, đặt tính chính xác.
Bài 2 : Điền dấu + hay dấu - vào chỗ chấm sao cho thích hợp:
	- Học sinh tự làm phiếu, giáo viên gọi HS lên chữa bài. 
	6 .. 2 = 4 	5 .. 1 = 4 	3 .. 3 = 6 	6 .. 1 = 5
	6 .. 3 = 3 	5 .. 4 = 1 	4 .. 2 = 6	6 .. 5 = 1
	- Củng cố cộng, trừ nhẩm. 
	Nghỉ giải lao
Bài 3 : Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm cho thích hợp.
	- HS nêu lại cách làm
	- Học sinh tự làm phiếu. 1HS chữa cột 1, 1HS chữa cột 2, đọc lại kết quả.
	6 - 1 .. 2 	 6 - 3 .. 6 - 2
	6 - 2 .. 4	 6 - 1 .. 3 + 6
	6 - 3 .. 2 	 5 - 3 .. 3 + 3
	- Củng cố trừ nhẩm, so sánh, điền dấu >, <, = .
Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
	- HS nêu cách làm	
6 - 3 = 3	6 - 0 = 6
	6 - 1 = 5	6 - 2 = 3
- Học sinh tự làm vở, GVđánh giá, chữa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 4: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
I. MỤC TIÊU.
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 12.
- HS biết được phương hướng các hoạt động tuần 13.
- Có ý thức phát huy các nề nếp tốt và khắc phục một số tồn tại.
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Phần sinh hoạt 
	- Sinh hoạt: Học sinh hát bài Nhi đồng ca, và đọc lời hứa. 
	Vâng lời Bác Hồ dạy1
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy.
	- Học sinh múa hát về chủ đề Biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
* Hoạt động 2: Phần mở đầu 
	- Các sao kiểm điểm hoạt động trong tuần.
	- Học sinh cả lớp thảo luận, bổ sung.
	- Phụ trách nhận xét chung: 
+ Nề nếp: Cả lớp duy trì tương đối tốt các hoạt động nề nếp, truy bài nghiêm túc.
+ Chuyên cần: Lớp đa số các em đi học đều, đúng giờ. Tuy nhiên còn Hiếu đi học muộn.
+ Thể dục : Hầu hết các em đều có ý thức tập nghiêm túc các động tác. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ , có ý thức giữ gìn lớp học.
+ Học tập: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức học tập tốt. 
- Tuyên dương: ...............................................................................................................
- Nhắc nhở:..................................................................................................................
* Hoạt động 3: Bình xét thi đua
- Tổ 1: ..........................- Tổ 2:...................................... - Tổ 3:.....................................
* Hoạt động 4: Phần kết thúc 
	- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt.
	- Duy trì sĩ số, duy trì tốt mọi nền nếp, không có hiện tượng nói chuyện trong lớp.
	- Cần khắc phục ngay những hạn chế của tuần 12 này.
 - Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan