Giáo án bồi dưỡng CLB em yêu thích môn Vật lý 6

1. lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

2. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu . phải lưu ý tới hiện tượng này.

- Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thnàh một băng kép. Khi bị đốt hoặc làm lạnh thì băng kép cong lại. Tinnhs chất này được ứng dụng vào việc đóng ngắt tự động trong mạch điện.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Các nhiệt kế thường dùng là: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế.

 

doc19 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bồi dưỡng CLB em yêu thích môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và trọng lượng của vật đó.
14. Một chất lỏng có khối lượng 1kg và có thể tích 1dm3 . Hãy tính khối lượng riêng của 
 chất lỏng đó ra kg/m3 và cho biết chất lỏng đó là gì ? (2đ)
15. Tính KLR của một vật có khối lượng 226 kg và có thể tích 20dm3 ra đơn vị kg/m3 vật đó làm bằng chất gì?
16. Một vật bằng sắt nguyên chất thể tích 0.4 m3. Hãy tính trọng lượng (P) của miếng sắt đó? Biết khối 
lượng riêng của sắt Dsắt = 7800kg/m3
…../m dcmva....................................................................................................................10101017. Một hòn gạch có khối lượng 1,6 kg và có thể tích 1200cm3. Tính khối lượng riêng của hòn gạch đó theo đơn vị kg/m3 ?
CHỦ ĐỀ 4: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN 
A. Bài tập trắc nghiệm
1. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật, muốn dễ dàng hơn ta phải
A. tăng độ cao mặt phẳng nghiêng B. giữ nguyên độ dài mặt phẳng nghiêng
C. dùng nhiều người cùng kéo vật D. giảm độ cao mặt phẳng nghiêng
2. Cái khuy vỏ chai nước ngọt thực chất là một 
A. mặt phẳng nghiêng B. rũng rọc C. đòn bẩy D. palăng
3. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên.Khi đó lực kéo cuả người thợ xây có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực; B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực;
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực; D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
4. Để kéo một thùng nước có khối lượng 15 kg từ dưới giếng lên, ta phải dùng một lực:
A. F < 15N. B. F =15N. C. 15N < F < 150N D. F lớn hơn hoặc bằng 150
5.Người ta sủ dụng MPN để đưa vật lên cao .So với cách kéo thẳng vật lên ,cách sử dụng MPN có tác dụng gì?
A.Thay đổi phương của trọng lực tác dụng B. Có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
C. Giảm trọng lượng của vật D.Có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
6. Để đưa một thùng đựng dầu lên xe tải ,một người đã dùng lần lượt 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng.Biết với 4 tấm ván người đó đã đẩy thùng dầu lên xe với 4 lực khác nhau.Hỏi tấm ván nào dài nhất
A.F1=1000N B.F2 =200N C.F3 =500N D.F4= 1200N
7. Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy
A.cái kéo B.Cái kìm C,Cái Cưa D.Cái mở nút chai
8. Quan sỏt những hình ảnh sau, nhận biết các loại mát cơ đơn giản được ứng dụng vào trong những dụng cụ đó?
9. Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên tắc máy cỏ đơn giản:
A. Cần cẩu B. Cầu bập bênh trong vườn C. Cân đòn( Rôbecvan) D. Mặt phẳng bến sông
10. Một vật có khối lượng 10kg. Để kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng, người ta dùng lực nào trong số các lực sau: A. 10N	 B. 100N	 C. 99N	 D. 1000N
11.Hãy ghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải để được một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.	
	a. Bánh xe có rãnh quay quanh một trục là	1. Mặt phẳng nghiêng
	b. Xà beng là 	 2. Đòn bẩy 
	c. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là	3. Máy cơ đơn giản
	d. Tấm ván kê nghiêng là	 4. Ròng rọc 
12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không liên quan đến tác dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cầu trượt trong công viên thiếu nhi. B. Chế tạo mũi khoan có rãnh xoắn.
C. Cần cẩu cẩu hàng. D. Kéo vật nặng theo tấm ván lên cao
13. Sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa 1 vật lên cao thiệt hại gì?
	A. Đường đi	 B. Lực	 C. Trọng lực	 D. Khối lượng
14. Cách nào sau đây không làm giảm độ cao mặt phẳng nghiêng?
	A. Giảm chiều dài, giữ nguyên độ cao của mặt phẳng nghiêng.
	B. Tăng chiều dài, giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng.
	C. Giảm chiều cao, giữ nguyên độ dài của mặt phẳng nghiêng
	D. Vừa giảm độ cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
15. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không liên quan đến tác dụng của mặt phẳng nghiêng?
	A. Cầu trượt trong công viên thiếu nhi. B. Chế tạo mũi khoan có rónh xoắn.
	C. Cần cẩu cẩu hàng. D. Kéo vật nặng theo tấm ván lên cao
16. Thí nghiệm với một đòn bẩy, cường độ lực kéo F2 và khoảng cách từ điểm đặt O2 đến điểm tựa O có mối liên hệ như thế nào?
	A. F2 luôn bằng trọng lực F1 của vật. B. F2 thay đỏi nhưng không phụ thuộc OO2 .
	C. F2 càng lớn khi OO2 càng lớn. D. F2 càng nhỏ khi OO2 càng lớn.
17. Cách nào dưới đây không làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật (O O1) nhỏ hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật.
A. Đặt điểm tựa O trong khoảng cách O1O2, gần O1 hơn.
B. Đặt điểm tựa O ở ngoài khỏang cách O1O2, , O ở gần O1, O ở gần O1 hơn.
C. Đặt điểm tựa O ở ngoài khoảng cách O1O2, O ở gần O2 hơn. D. Cả ba cách làm trên
18. Dùng đòn bẩy AB để bẩy tảng đá ở đầu B, tay tác dụng lực tại A. Hỏi hũn đá kê làm điểm tựa đặt ở đâu để dễ bẩy nhất? 
A. Tại điểm giữa A và B B. Tại B C. Tại O sao cho AO=2OB	 D. Tại O sao cho AO=OB/2
B. Bài tập tự luận
1. Ở nhà em những việc gì sử dụng mặt phẳng nghiêng?
2. Đường quốc lộ đi lên núi người ta thường làm đi ngoằn ngèo làm như vậy có lợi gì cho người đi. Giải thích?
3. Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của cân Rôbecvan.
4. Kể một số thí dụ về đòn bẩy trong cuộc sống.
5. Tay chân con người hoạt động như các đòn bẩy các xương tay, chân là đòn bẩy các cơ bắp tạo lên lực. Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân và tay, và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể?
6. Mở nắp hộp sữa dùng thìa hay dùng chìa khóa dễ mở hơn? giải thích?
7. Dùngmột chiếc thìa và một đồng xu đều có thể mở được nắp hộp chè. Dùng vật nào dễ mở hơn? tại sao?.
8. Chỉ có cân đĩa và 1 quả cân loại 5 kg, 1 quả cân loại 3kg. Làm thế nào lấy ra đúng 1kg gạo?
9. Quan sát hệ thống pa lăng ở hình 1 và cho biết dùng palăng này được lợi gì?
10. Quan sát ròng rọc ở hình 2 và rút ra nhận xét.
11. Có 3 vật nặng được treo vào 1 RR động như hình 3. Hệ đứng cân bằng. Em có nhận xét gì về tính chất của RR động?
12. Trong hình vẽ số 4, vật treo có trọng lượng là 100N. Hỏi số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
13. RR kép gồm 2 RR có đường kính khác nhau được gắn với nhau. Em hãy quan sát sơ đồ 5 và nêu rõ
a. Tác dụng của RR kép b. RR này tương đương với RR nào mà em đã học?
14. Một bạn HS cho rằng RR hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?
KIỂM TRA CHƯƠNG I
Họ và tên:…………………………	Thời gian: 150 phút 
Điểm
Nhận xét của GV
1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. (2 điểm)
ĐCNN
 của thước
Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho
1mm
0,2mm
1,1mm
2mm
5mm
0,03cm
2,5cm
3cm
3,4cm
0,1dm
0,2cm
1mm
2,0mm
15mm
44mm
0,8cm
3cm
0,10dm
0,7dm
2,25dm
5cm
150mm
0,2cm
3cm
20cm
2,1dm
6,5dm
3,45dm
0,10m
10,85m
b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo.(2,5điểm)
Kết quả đo
3mm
6,0cm
0,5dm
0,07m
1,24m
ĐCNN của thước là
2. Điền vào các ô trống trong bảng trọng lượng riêng của các chất sau đây: (3 điểm)
Chất
Đá, cát, 
bê tông
Đất thịt 
pha cát
Gỗ khô
Nước
ở 40C
Nước đá
ở 00C
Không khí ở 200C
Khối lượng riêng (kg/m3)
2400 – 2550
1600 –2000
600 - 1200
1000
900
1,29
Trọng lượng riêng
(N/m3)
3. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: (2 điểm)
a. Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
b. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo.
c. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây.
d. Một phi công nhảy dù rơi đều.
3. Dùng 0,2kg nhựa có khối lượng riêng D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có khối lượng riêng D2 = 8kg/dm3. Tính khối lượng riêng D của quả cầu mới được tạo thành ? (4 điểm)
4. Pha 0,5kg cồn có khối lượng riêng D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có khối lượng riêng D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. (3 điểm)
5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3.
a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất (2 điểm)
b. Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ? 
Ngày:………/............./ 2011
CHỦ ĐỀ 5: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT 
LÝ THUYẾT:
Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu ............ phải lưu ý tới hiện tượng này.
Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau tạo thnàh một băng kép. Khi bị đốt hoặc làm lạnh thì băng kép cong lại. Tinnhs chất này được ứng dụng vào việc đóng ngắt tự động trong mạch điện.
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Các nhiệt kế thường dùng là: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế.
Nhiệt giai.
Nhiệt giai
Nước đá đang tan
Hơi nước đang sôi
Xenxiut
00C
1000C
Farenhai
320F
2120F
Kenvin
273K
373K
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Farenhai:
x0C = (32 + x .1,8)0F
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Farenhai sang nhiệt giai Xenxiut:
x0F = (x – 32) : 1,8 0C
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Kenvin:
x0C = (x + 273)K
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Kenvin sang nhiệt giai Xenxiut:
x K = (x - 273) 0C 
B. BÀI TẬP
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng.
1. Các câu nói về sự nở vì nhiệt của khí ôxi, hidrô, nitơ sau đây, câu nào đúng?
A. Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Hidrô nở vì nhiệt nhiều nhất.
C. Nitơ nở vì nhiệt nhiều nhất. D. Cả ba câu trên đều sai.
2. Chọn câu đúng trong trường hợp sau: Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 200C đến 00C thì: 
A. Khối lượng và khối lượng riêng của nước đều tăng.
B. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng.
C. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm.
D. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng, sau đó lại giảm.
3. Khi làm nóng không khí đựng trong một bình kín thì đại lượng nào sau đây của nó không thay đổi ?
A. Khối lượng B. Thể tích.
C. Khối lượng riêng. D. Cả 3 đại lượng trên
4. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Vì nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 340C.
B. Vì nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ lớn nhất là 420C.
C. Vì nước đang sôi ở nhiệt độ khá cao nên nhiệt kế y tế sẽ vỡ. D. Vì 2 lí do B và C
5. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Trong kết cấu bêtông người ta chỉ dùng sắt hoặc thép mà không dùng các kim loại khác vì sắt thép có độ dãn nở vì nhiệt gần giống với bêtông.
B. Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 00C lên 40C thì thể tích của nó giảm đi. Bởi vậy ở 40C nước có khối lượng riêng lớn nhất.
C. Quả bóng bàn bị bẹp nếu nhúng vào nước nóng thì sẽ phồng lên như cũ là vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên.
6. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng đồng?
A. Trọng lượng của quả cầu tăng B. Trọng lượng của quả cầu giảm
C. Trọng lượng riêng của quả cầu tăng D. Trọng lượng riêng của quả cầu giảm
7. Trong các vật dưới đây, vật nào có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế. B. Khí cầu dùng không khí nóng.
C. Quả bóng bàn. D. Băng kép.
8. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.
A. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
B. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
C. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 300F.
D. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K
9. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
10. Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào?
Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
11. Nung nóng hai quả cầu đặc có kích thước và nhiệt độ ban đầu giống nhau, một quả làm bằng đồng, một quả làm bằng nhôm. Sau khi nung đến cùng một nhiệt độ thì:
Quả cầu bằng đồng có thể tích lớn hơn.
Quả cầu bằng nhôm có thể tích lớn hơn.
Hai quả có kích thước bằng nhau và bằng thể tích ban đầu.
Hai quả có kích thước bằng nhau và lớn hơn thể tích ban đầu.
12. Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:
Săm, lốp dãn nở không đều.
Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm lốp nổ.
Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm lốp nổ.
Cả ba nguyên nhân trên.
II. Bài tập điền từ.
1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
A. Khi tra vành sắt vào bánh xe gỗ người ta thường phải đốt nóng vành sắt lên để vành sắt ……………….. rồi mới tra vào gỗ.
B. Khi nhiệt độ tăng các chất lỏng khác nhau sẽ nở vì nhiệt …………………………… Trong các chất : rượu, dầu, nước thì ………………dãn nở ít nhất.
C. Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì …………………., chỉ khi nhiệt độ tăng từ 40C trở lên thì nước mới ……………….
D. Hầu hết các chất ………………. khi nóng lên ………………….. khi lạnh đi. Chất ……………….. nở vì nhiệt nhiều nhất.
E. Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ………………. khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí …………………….
F. Trong thí nghiệm vẽ ở hình 19.1 SGK Vật lí 6, khi nhúng bình vào nước nóng thì mặc dù cả bình và nước đều nở ra nhưng mực nước vẫn ………… ,vì thủy tinh …………........nước. 
G. Giấy bọc kẹo cao su gồm một lớp nhôm mỏng dán lên một lớp giấy thường. Do đó có thể dùng để làm …………………., vì nhôm và giấy thường giãn nở …………………… khác nhau.
2. Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống
A. 460C = …………0F B. 1800C = …………0F
C. 2580 F = …………0 C D. 00 F = …………0 C
III. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái với một mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh.
1. Nối một mệnh đề ở cột bên trái với một mệnh đề thích hợp ở cột bên phải
1. Thể tích của vật tăng 
2. Khối lượng riêng của vật tăng
3. Khối lượng của vật tăng
4. Nhiệt độ của cơ thể người khi bình thường
5. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi
6. Nhiệt độ của nước đá đang tan
A. khi lượng chất tăng.
B. khi nhiệt độ tăng.
C. khi nhiệt độ giảm 
D. 320F
E. 310K
G. 1000C
IV. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Đánh dấu x vào ô thích hợp.
 Phát biểu
Đúng
 Sai
A. Không phải mọi chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Nước có thể tích nhỏ nhất ở 40C nên có trọng lượng riêng lớn nhất ở 40C.
C. Khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín thì thể tích của không khí tăng lên.
D. Không khí nóng bao giờ cũng bay lên cao nhẹ hơn không khí lạnh.
1. 00C ứng với 320F và 273K
2. Nhiệt độ của nước sôi là 1000C tức là 1800F
3. Để đo nhiệt độ của khí quyển người ta dùng rượu làm chất lỏng trong nhiệt kế chứ không dùng nước chỉ vì rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước.
4. 490C ứng với 1350F.
V. Bài tập tự luận
1. Tại sao đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng, còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm như thế?
2. Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, người ta thường nung nóng cổ lọ để có thể lấy cái nút ra dễ dàng. Em hãy giải thích nguyên tắc của cách làm trên.
3. ở 00C một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích 1000cm3. Khi nung cả hai quả cầu lên 500C thì quả cầu bằng sắt có thể tích 1001,8cm3 còn quả cầu bằng đồng có thể tích 1002,5cm3. Tính độ tăng thể tích của mỗi quả cầu. Quả cầu nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn?
4. Bảng sau đây cho biết độ nở dài của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thêm 10C.
Thuỷ tinh chịu lửa
Thuỷ tinh thường
Hợp kim Platinit
Sắt
Nhôm
Đồng 
3
8 đến 9
9
12
22
29
Hãy cho biết khi làm bóng đèn điện, người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào để xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thuỷ tinh thường sao cho chỗ hàn luôn luôn được kín khi nhiệt độ tăng? Giải thích. 
5. Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích 1 lít ở 00C. Khi nung nóng cả hai bình lên nhiệt độ 500C thì thể tích của nước là 1,012 lít, 
thể tích của rượu là 1,058 lít. Tính độ tăng thể tích của rượu và nước. Chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn?
6. Đồ thị trên hình vẽ biểu diễn độ tăng thể tích ở 200C, 400C. Muốn xác định độ tăng thể tích ở 350C ta làm như thế nào? Độ tăng thể tích (cm3)
50 -
40 -
30 -
20 -
20 -
10 - Nhiệt độ
 0 10 20 30 40
7*. Hãy quan sát các loại ấm đun nước bằng điện, em sẽ thấy rằng bộ phận đun nóng bao giờ cũng được đặt ở phía dưới, sát đáy ấm. Tại sao nó không được đặt ở phía trên hoặc phía giữa của ấm?
8. Tại sao vào những ngày trời nắng gắt, không nên bơm lốp xe quá căng.
9. Khi nóng lên cả bầu ống quản và thủy ngân đều nở ra tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống quản của nhiệt kế?
10. Tại sao trong các tủ lạnh bộ phận làm lạnh bao giờ cũng được lắp ở phía trên của tủ?
11. Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt hộp đóng hộp mới mua vào xoong nớc để đun sôi lên. Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm nh thế nguy hiểm lắm.
Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm như thế và phải làm như thế nào mới được?
12. Người ta đo thể tích của một lượng khí ở các nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:
Nhiệt độ( 0C)
0
20
50
60
80
100
Thể tích( lít)
4
4, 29
4,73
4,88
5,17
5,46
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét gì về hình dạng của đường biểu diễn này.
13. Sợi cáp bằng thép của chiếc cầu treo có chiều dài L0 = 400m ở 00C. Hãy xác định chiều dài của sợi cáp ở nhiệt độ 300C. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của sợi cáp tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu.
14. Hai thanh đồng và sắt có cùng chiều dài ở nhiệt độ 00C là 2m. Hỏi khi đốt nóng đến 2000C thì chiều dài hai thanh chênh lệch bao nhiêu? Biết rằng khi nóng lên 10C thì thanh đồng dài thêm 0,000018 chiều dài ban đầu, thanh sắt dài thêm 0,000012 chiều dài ban đầu.
15. Hai người dùng một cây gậy để khiêng một cỗ máy. Một người muốn gánh nặng về phần mình thì phải chọn đầu nào? Gần cỗ máy hay xa cỗ máy hơn? Vì sao?
16. Vẽ sơ đồ thiết bị sử dụng 2 ròng rọc động và hai RR cố định để nâng một vật nặng lên cao.
17. Cho đồ thị biểu diễn sự tăng thể tích của một chất lỏng theo nhiệt độ. Dựa vào đồ thị hãy cho biết:
a- Thể tích của chất lỏng ở 150C; 600C; 
b- tích của chất lỏng ở 300C. 
c- Khi thể tích của chất lỏng là 860cm3 thì nhiệt độ của nó là bao nhiêu?
d- Độ tăng thể tích của chất lỏng từ 00C đến 1000C. 
18. Hãy cho biết 680C, 1400C ứng với bao nhiêu độ F ?
19. Khi đun nước ta đổ thật đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài bình vì bình và nước đều nở ra. Câu nói trên đúng hay sai? Tại sao?
 Thể tích (cm3)
900
880
860
820
800
 0 15 30 60 75 Nhiệt độ (0C) 
20. Một quả cầu bằng nhôm và một quả cầu bằng sắt có cùng kích thước được treo vào 2 đầu của đòn bẩy như hình vẽ ( OA = OB). Đòn bẩy có ở trạng thái cân bằng không? Giải thích?
A O B
21. Một chiếc cân đòn ( có đòn cân làm bằng kim loại) đang nằm ở trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng có bị phá vỡ không nếu nung nóng một bên đòn cân?
22. Có 3 bình chia độ. Một bình đựng rượu, một bình đựng thủy ngân và một bình đựng ête đều ở ngang vạch 1000cm3 khi nhiệt độ ở 00C. Hỏi khi nhiệt độ tăng đến 500C thì các bình chia độ trên ở vạch nào? Biết rằng khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 500C thì 1 lít thủy ngân có độ tăng thể tích là 9cm3, 1 lít rượu có độ tăng thể tích là 58cm3, 1 lít ête có độ tăng thể tích là 80cm3.
23. Báo công an thành phố Hồ Chí Minh số 1043 ngày 16/5/2002 có đăng đoạn tin như sau: “ Đợt nóng dữ dội ở vùng Đông Nam ấn Độ suốt tuần qua, có nơi nhiệt độ lên đến gần 120 độ, đẵ làm thiệt mạng hơn 175 người”. Theo em, bản tin trên có gì chưa đầy đủ?
24. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhịêt độ của không khí theo thời gian theo số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được trong một ngày mùa đông, từ 1 giờ đến 22 giờ.
Thời gian( h)
1
4
7
10
13
16
19
22
Nhiệt độ (0C)
13
13
13
18
18
20
17
12
25*. Tại nhiệt độ bao nhiêu thì số đọc trên nhiệt gi

File đính kèm:

  • docGA CLB VL6 -.12959.doc