Đề kiểm tra HKII - Môn Vật lí 6 - Năm học 2014-2015 - Gò Vấp

Câu 1 ( 1,5đ )

 a. Ròng rọc 1 là ròng rọc động (0,25đ) - ròng rọc 2 là ròng rọc cố định (0,25đ) 0,5đ

 Nêu được công dụng của mỗi loại ròng rọc (mỗi ý 0,25đ) 0,5đ

 b. Nêu được ví dụ (0,25đ) - Nói đúng loại ròng rọc (0,25đ) 0,5đ

Câu 2 ( 2,0đ )

 a. Mực chất lỏng trong ống ở mỗi bình dâng lên cao hơn so với khi chưa đổ nước nóng

 vào chậu (0,5đ) - Giải thích đúng (0,5 đ) 1,0đ

 b. Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước (0,5 đ) – Giải thích đúng (0,5 đ)

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra HKII - Môn Vật lí 6 - Năm học 2014-2015 - Gò Vấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP
TỔ PHỔ THÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: VẬT LÝ – LỚP 6
Ngày kiểm tra: 21/4/2015
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
(Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)
Hình 1
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (1,5 điểm) Ở hình 1, một người dùng 2 ròng rọc để kéo vật lên cao. 
Trong các ròng rọc số 1 và 2, ròng rọc nào là ròng rọc cố định, ròng rọc nào là ròng rọc động? Nêu công dụng của mỗi loại ròng rọc.
Hãy nêu một ví dụ sử dụng ròng rọc trong thực tế và cho biết đó là loại ròng rọc gì?
Câu 2: (2,0 điểm) Xem hình 2, hai bình cầu giống nhau đựng các chất lỏng là rượu và nước, mực chất lỏng trong các ống của hai bình có độ cao như nhau. Các bình được đặt trong một chậu không có nước như hình 2a. Khi đổ nước nóng vào chậu, mực chất lỏng ở các ống của mỗi bình thay đổi như hình 2b. Hãy cho biết:
Khi đổ nước nóng vào chậu, mực chất lỏng trong ống của mỗi bình thay đổi thế nào so với khi chưa đổ nước nóng vào chậu? Hãy giải thích hiện tượng này.
Trong hai chất lỏng là rượu và nước, chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn? Giải thích.
Câu 3: (1,0 điểm) Xem hình 3, hãy giải thích tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có khoảng hở?
Hình 4
Hình 3
Hình 2
a)
b)
Câu 4: (2,0 điểm) Nhiệt kế ở hình 4 có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu? Nhiệt kế đang chỉ bao nhiêu độ?
- Có thể dùng nhiệt kế này để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi được không? Tại sao?
Câu 5: (1,5 điểm) Thế nào là sự nóng chảy? Nêu một ví dụ.
Thế nào là sự đông đặc? Nêu một ví dụ.
Hình 5
Câu 6: (2,0 điểm) Hình 5 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến khi đun nóng. Hãy cho biết:
Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là bao nhiêu độ?
Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3: Băng phiến tồn tại ở thể gì?
Trong khoảng thời gian nào băng phiến tồn tại cùng lúc cả hai thể rắn và lỏng? 

- HẾT -
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II – VẬT LÝ LỚP 6
NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1 ( 1,5đ )
	a. Ròng rọc 1 là ròng rọc động (0,25đ) - ròng rọc 2 là ròng rọc cố định (0,25đ)	0,5đ
	 Nêu được công dụng của mỗi loại ròng rọc (mỗi ý 0,25đ)	0,5đ
	b. Nêu được ví dụ (0,25đ) - Nói đúng loại ròng rọc (0,25đ)	0,5đ
Câu 2 ( 2,0đ )
	a. Mực chất lỏng trong ống ở mỗi bình dâng lên cao hơn so với khi chưa đổ nước nóng
 vào chậu (0,5đ) - Giải thích đúng (0,5 đ)	1,0đ
	b. Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước (0,5 đ) – Giải thích đúng (0,5 đ)	1,0đ	
Câu 3 ( 1,0đ )
	- Nêu được ý : có khe hở khi trời nóng thanh ray dài ra không bị ngăn cản (0,5đ) 
 nếu không có khe hở thanh ray dài ra bị ngăn cản có thể làm cong thanh ray (0,5đ)	1,0đ
Câu 4 ( 2,0đ )
	- Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 2oC	0,5đ
	- Nhiệt kế đang chỉ 38oC	0,5 đ
	- Không thể dùng nhiệt kế này đo nhiệt độ hơi nước đang sôi (0,5đ) – Giải thích đúng (0,5đ)	1,0đ
Câu 5 ( 1,5đ )
	- Nêu được sự nóng chảy là gì (0,25đ) – Ví dụ (0,5đ)	0,75 đ
	- Nêu được sự nóng đông đặc là gì (0,25đ) – Ví dụ (0,5đ)	0,75 đ
Câu 6 ( 2,0đ )
	a. Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC	1,0đ
	b. Nêu được: băng phiến tồn tại ở thể rắn.	0,5đ
	c. Trong khoảng thời gian từ phút thứ 3 đến phút thứ 5, băng phiến tồn tại cả ở thể rắn
 và thể lỏng.	0,5đ
****
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Ròng rọc
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực.
Nêu được tác dụng của ròng rọc trong các ví dụ thực tế.
Số câu
0,5 (Câu 1a)
0,5 (Câu 1b)
1,0
Số điểm
1,0
0,5
1,5
Sự nở vì nhiệt
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. 
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Số câu
1,5(Câu 2a 
– Câu 3)
0,5(Câu 2b)
2,0
Số điểm
1,0 – 1,0
1,0
3,0
Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ.
- Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua hình vẽ.
Số câu
1,0(Câu 4)
1,0
Số điểm
2,0
2,0
Sự chuyển thể
Nêu được quá trỉnh chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc. 
Cho ví dụ về sự nóng chảy và đông đặc
- Dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất rắn khi đun nóng. 
- Xác định nhiệt nóng chảy và các quá trình chuyển thể
Số câu
0,5(Câu 5 ý 1)
0,5(Câu 5 ý 2)
1,0(Câu 6)
2,0
Số điểm
0,5
1,0
2,0
3,5
Tổng số câu
1,0
2,0
2,5
0,5
6
Tổng số điểm
1,5
3,5
4,0
1,0
10
Tỉ lệ (%)
15%
35%
40%
10%
100%

File đính kèm:

  • docLy 6.doc