Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 7: Trọng lực. Đơn vị lực

3. Giải quyết vấn đề:

GV: Vậy có phải là Trái Đất có thể hút được tất cả mọi vật trên Trái Đất hay không ?

 a. Giải pháp:

GV: các em hãy đề xuất một TN mà em có thể làm ngay tại lớp nhằm trả lời câu hỏi nêu trên.

 b. Thực hiện giải pháp:

HS: thảo luận nhóm đề xuất một phương án TN và tiến hành TN cho cả lớp quan sát.

GV tổ chức HS trả lời câu hỏi:

 - Câu 1. Điều gì chứng tỏ có 1 lực tác dụng vào vật mà em vừa làm TN?

 - Câu 2. Lực đó có phương và chiều như thế nào?

HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong vở BTTH.(không yêu cầu HSKT Câm)

Đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

4. Kết luận:

GV: Lực làm cho vật rơi xuống như trong các TN của các em vừa làm gọi là trong lực.

GV tổ chức HS rút ra:

- Vậy trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực ?

- Trọng lượng của một vật là gì ?

- Đơn vị của lực ?

GV ghi bảng:

 - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều hướng về phía Trái Đất.

 - Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó.

 - Đơn vị lực là niutơn (N).

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 7: Trọng lực. Đơn vị lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 
Tiết : 7 
Bài 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC 
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị đo lực.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra được nhận xét. 
- Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
- Hứng thú học tập và tích cực trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn
+ K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp  ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
Nhóm HS: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng 
Cả lớp: dây dọi, ê ke, khay nước, bảng phụ
2. Kỹ thuật: Động não.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu kết quả lực tác dụng lên 1 vật?
- Bài tập 7.1 và 7.2 Sbt
3. Bài mới
1. Tình huống:
GV cho HS xem tranh phần mở bài ở SGK/27.
GV hỏi: Các em có cảm nhận điều gì qua bức tranh này ?
 HS quan sát tranh và nêu cảm nhận của mình.
2. Phát hiện vấn đề:
HS có thể tự đặt ra các câu hỏi về hiện tượng xảy ra ở bức tranh trên:
 - Tại sao những người đứng xung quanh Trái Đất không rơi ra khỏi Trái Đất ?
 - Tại sao Trái Đất có thể hút được những người này ?
 - ....
3. Giải quyết vấn đề:
GV: Vậy có phải là Trái Đất có thể hút được tất cả mọi vật trên Trái Đất hay không ?
 a. Giải pháp:
GV: các em hãy đề xuất một TN mà em có thể làm ngay tại lớp nhằm trả lời câu hỏi nêu trên.
 b. Thực hiện giải pháp:
HS: thảo luận nhóm đề xuất một phương án TN và tiến hành TN cho cả lớp quan sát.
GV tổ chức HS trả lời câu hỏi:
 - Câu 1. Điều gì chứng tỏ có 1 lực tác dụng vào vật mà em vừa làm TN?
 - Câu 2. Lực đó có phương và chiều như thế nào?
HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong vở BTTH.(không yêu cầu HSKT Câm)
Đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
4. Kết luận:
GV: Lực làm cho vật rơi xuống như trong các TN của các em vừa làm gọi là trong lực.
GV tổ chức HS rút ra:
- Vậy trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực ?
- Trọng lượng của một vật là gì ?
- Đơn vị của lực ?
GV ghi bảng:
 - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều hướng về phía Trái Đất.
 - Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó.
 - Đơn vị lực là niutơn (N).
 5.Vận dụng:
 a. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác.
 b. Thầy đặt một cây thước nằm ngang và ló ra khỏi bàn GV. Em hãy đề xuất một TN để kiểm tra xem có phải cây thước này đã nằm theo phương ngang chưa ?
 c. Thầy cầm một tờ giấy, khi thầy buông tay em hãy cho biết tờ giấy sẽ như thế nào ? Thầy muốn tờ giấy này rơi đúng vào cái cốc để phía dưới thì em hãy chỉ ra cách làm như thế nào ? 
 d. Tại sao khi ta treo một vật vào dưới lò xo, lò xo lại bị giãn ra ?
6. Luyện tập
	Mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức thông qua câu C6, cách sử dụng êke để kiểm tra
	Sản phẩm: Kết quả trả lời câu C6, sử dụng êke
	Cách thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận lớp, thống nhất.
* Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 22.2, 22.3, 22.4 (SBT).
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm và trả lời C6?
- GV hướng dẫn HS sử dụng ê ke để kiểm tra.
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
* Báo cáo, thảo luận: 
- Hoạt động nhóm trả lời câu C6.
- Quan sát và làm theo.
- Báo cáo nhận xét.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
C6: Vuông góc.
7. Tìm tòi và mở rộng
Mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức thông qua tự học
Sản phẩm: Hoàn thành các nội dung kiến thức về trọng lực, đơn vị lực.
Cách thức: Tự học
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu HS đọc thêm các kiến thức về trọng lực, đơn vị lực.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tự đọc, tự tìm hiểu.
* Báo cáo, thảo luận, thống nhất: Tự trau dồi lẫn nhau.
 - Qua bài học, yêu cầu: 
+ Nêu được trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật 
+ Trọng lượng của 1 vật chính là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó.
+ Nêu được phương của trọng lực: là phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới (hướng về phía TĐ); đơn vị đo lực là Niu tơn (N).
+ Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
8. Hoạt động tiếp nối: Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS về nhà học bài theo SGK và vở ghi; đọc mục có thể em chưa biết; làm các BT 8.1, 8.2, 8.6, 8.7, 8.10 (SBT-28, 29).
- Ôn tập các bài đã học từ đầu năm để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_tiet_7_trong_luc_don_vi_luc.doc