Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 8 - Năm học 2014-2015 - Quận 3 (Đề dự phòng)

Câu 5. (2,5 điểm)

Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3 m để đưa một vật khối lượng 80 kg lên cao 0,6 m.

a/ Tính công có ích và tính lực kéo vật khi bỏ qua ma sát.

b/ Thực tế do có ma sát nên người này phải kéo vật lên với lực kéo 200 N. Tính công thực hiện để thắng ma sát.

Câu 6: (2,5 điểm)

Đun sôi một nồi bằng nhôm khối lượng 500 g chứa 4 lít nước ở 20 0C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kgK, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK và bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường ngoài.

a/ Tính tổng nhiệt lượng nồi nước đã thu vào.

b/ Nếu lượng nước trong nồi chỉ bằng phân nữa thể tích nước lúc đầu thì cần cung cấp bao nhiêu nhiệt lượng để nước bắt đầu sôi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 8 - Năm học 2014-2015 - Quận 3 (Đề dự phòng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ DỰ PHÒNG
(Đề có 01 trang)
KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN VẬT LÝ 
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (1,5 điểm)
Thế năng trọng trường là gì? Động năng là gì? 
Thả quả bóng rơi từ độ cao h so với mặt đất, quả bóng chạm đất rồi nẩy lên.
Hãy cho biết sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình vật rơi và quá trình vật nẩy lên.
Câu 2. (1,5 điểm)
Phát biểu định luật về công.
Dùng ròng rọc cố định, dùng đòn bẩy để đưa một vật lên cao ta được lợi gì hoặc có tác dụng gì?
Câu 3. (1,0 điểm)
	Nhiệt độ và chuyển động nhiệt của phân tử, nguyên tử có liên hệ thế nào?
Thế nào là chuyển động Brown?
Câu 4. (1,0 điểm)
	Thế nào là đối lưu, bức xạ nhiệt?
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt trong môi trường nào? Trong chân không có hình thức truyền nhiệt nào?
Câu 5. (2,5 điểm)
Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3 m để đưa một vật khối lượng 80 kg lên cao 0,6 m. 
a/ Tính công có ích và tính lực kéo vật khi bỏ qua ma sát.
b/ Thực tế do có ma sát nên người này phải kéo vật lên với lực kéo 200 N. Tính công thực hiện để thắng ma sát.
Câu 6: (2,5 điểm)
Đun sôi một nồi bằng nhôm khối lượng 500 g chứa 4 lít nước ở 20 0C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kgK, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK và bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường ngoài.
a/ Tính tổng nhiệt lượng nồi nước đã thu vào. 
b/ Nếu lượng nước trong nồi chỉ bằng phân nữa thể tích nước lúc đầu thì cần cung cấp bao nhiêu nhiệt lượng để nước bắt đầu sôi. 
HẾT
Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK II 2014-2015
 MÔN VẬT LÝ 8
(Đề dự phòng)
Câu 1. (1,5 điểm)
Thế năng trọng trường: năng lượng do vật ở độ cao so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc	0,5đ
Động năng: năng lượng vật có được do chuyển động	0,5đ
Quá trình rơi: thế năng chuyển hóa thành động năng	0,25đ
Quá trình nẩy: động năng chuyển hóa thành thế năng	0,25đ
Câu 2. (1,5 điểm)
Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công	0,5đ
Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại	 0,5đ
Ròng rọc cố định: giúp đổi hướng lực tác dụng.	0,25đ
Đòn bẩy: được lợi về lực thì thiệt về đường đi và ngược lại.	0,25đ
Câu 3. ( 1,0 điểm )
Nhiệt độ của một vật càng cao thì chuyển động của các phân tử càng nhanh.	0,5đ
Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn không ngừng của các hạt rất nhỏ trong chất lỏng, chất khí.	0,5đ
Câu 4. (1,0 điểm)
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.	0,25đ
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.	0,25đ
Đối lưu: trong môi trường chất lỏng, chất khí	0,25đ
Hình thức truyền nhiệt trong chân không: Bức xạ nhiệt	0,25đ
Câu 5. (2,5 điểm)
Công có ích: Aci = P . h = 800 . 0,6 = 480 J	0,5đ
Lực kéo vật khi bỏ qua ma sát: 
A = Aci => F . l = P h => F = P h : l = 800 . 0,6 : 3 = 160 N	1,0đ
Công toàn phần thực hiện:
	A = F l = 200 . 3 = 600 J	0,5đ
Công để thắng ma sát:
	Ams = A – Aci = 600 – 480 = 120 J	0,5đ
Câu 6: (2,5 điểm)
Nhiệt lượng nồi nhôm thu vào:
Q1 = m1c1 (t – t1) = 0,5 . 880 (100 -20) = 35200 J	1,0đ
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2 = m2c2 (t – t2) = 4 . 4200 (100 -20) = 1344000 J	0,5đ
Tổng nhiệt lượng cung cấp:
Q = Q1 + Q2 = 35200 + 1344000 = 1379200 J	0,5đ
Khi trong nồi chỉ còn phân nữa nước ban đầu, nhiệt lượng cung cấp: 
Q’ = Q1 + Q2:2 = 35200 + 1344000: 2 = 707200 J	0,5đ

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hk2 LY 8 2014-2015 duphong.doc
Giáo án liên quan