Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 8 - Năm học 2015-2016 - THCS Tân Bình

Câu 7: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể tích:

A. Bằng 100cm3 B. Lớn hơn 100cm3

C. Nhỏ hơn 100cm3 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.

Câu 8: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật.

C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật.

Câu 9: Trong thí nghiệm Bơ- rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:

A. Giữa chúng có khoảng cách.

B. Chúng là các phân tử.

C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.

D. Chúng là các thực thể sống.

Câu 10: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ chất lỏng B. Khối lượng chất lỏng.

C. Trọng lượng chất lỏng. D. Thể tích chất lỏng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 8 - Năm học 2015-2016 - THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ tên: 
Lớp: ..
Số báo danh: ..
Phòng: .
Điểm
Điểm chấm chéo
Lời phê
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm - HS làm trong 15 phút ) 
Câu 1: Điền Đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào ô vuông trong các câu sau):
a. Bất kỳ vật nào dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng. 	
b. Những vật có bề mặt nhẵn, bóng hấp thụ nhiệt tốt. 	
 c. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg một chất. 
* Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đáp án đúng.
Câu 2: Khi kéo căng dây cung, cung đã được dự trữ cơ năng ở dạng?
A. Thế năng hấp dẫn 	B. Thế năng đàn hồi.
C. Động năng 	D. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi.
Câu 3: Khi giữ tạ đứng yên ở trên đầu, tạ đã dự trữ cơ năng ở dạng?
A. Thế năng hấp dẫn 	B. Thế năng đàn hồi.
C Động năng 	D. Thế năng hấp dẫn và động năng.
Câu 4: Một người nhảy sào, khi uốn cong cái sào, sào đã được dự trữ năng lượng ở dạng:
Thế năng hấp dẫn 	B. Thế năng đàn hồi.
C Động năng 	D. Thế năng hấp dẫn và động năng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khuếch tán?
Khuấy đều đường trong ly cà phê, cả ly cà phê đều ngọt.
Nước sông chảy vào biển.
Khói bếp bay lên không trung.
Mùi long não lan tỏa trong tủ quần áo.
Câu 6: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
Vì giữa cá phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 7: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3 	B. Lớn hơn 100cm3 
C. Nhỏ hơn 100cm3 	D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
Câu 8: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
Khối lượng của vật. 	B. Trọng lượng của vật.
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. 	D. Nhiệt độ của vật.
Câu 9: Trong thí nghiệm Bơ- rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:
Giữa chúng có khoảng cách. 
Chúng là các phân tử.
C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
D. Chúng là các thực thể sống.
Câu 10: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
Nhiệt độ chất lỏng 	B. Khối lượng chất lỏng.
C. Trọng lượng chất lỏng. 	D. Thể tích chất lỏng.
Câu 11: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 12: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của:
A. Chất rắn. 	C. Chất khí.
B. Chất khí và chất lỏng.	D. Chất lỏng.
Câu 13: Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khối lượng 	C. Vật tốc của vật.	
B. Khối lượng và chất làm vật.	D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 14: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khối lượng 	B. Khối lượng và chất làm vật.
C. Độ biến dạng của vật đàn hồi . 	D. Khối lượng và vận tốc của vật.
II. TỰ LUẬN: (6điểm - HS làm trong 45 phút ) 
Câu 1: Viết công thức tính công suất nêu tên và đơn vị từng dại lượng trong công thức.(2đ)
Áp dụng: Một máy khi hoạt động với công suất bằng 1600W thì nâng được một vật nặng lên độ cao trong 36 giây. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật? (2đ)
Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Thế nào là hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ tính chất nào về cấu tạo chất? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn hay chậm đi khi nhiệt độ giảm? Vì sao? (2đ)
Câu 3: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,6kg chứa 2 lít nước ở 200C. Để đun sôi ấm nước này cần phải sử dụng một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt bằng 4200J/kg.K và 880J/kg.K; (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài).
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
1- Công suất - Cơ năng
-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. (K1)
Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. (K4)
-Nêu được khi nào vật có cơ năng? (K1)
-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. (K4)
-Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. (K4)
Vận dụng được công thức: (K4)
Số câu hỏi
2
2
1
 1
6
Số điểm
0,5
0,5
0.25
2
3,25
%
5%
5%
2.5%
20%
32,5%
2- Cấu tạo phân tử của các chất.
-Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. (K1)
-Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng(K1)
-Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. (K1)
-Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. (K3)
-Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán. (K4)
Số câu hỏi
2
1
1
2
6
Số điểm
0,5
0,25
2
0,5
3,25
%
5%
2,5%
20%
5%
32,5%
3- Nhiệt năng, nhiệt lượng, đối lưu, bức xạ nhiệt
-Phát biểu được địnhnghĩa nhiệt năng. (K1)
-Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu(K1)
-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. (K3)
-Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
-Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. (K3)
-Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt(K3)
-Vận dụng công thức (K4)
Q = m.c.Dt
-Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản. (K4)
Số câu hỏi
1
2
1
1
2
7
Số điểm
0,25
0,5
0,25
2
0,5
3,5
%
2,5%
5%
2,5%
20%
5%
35%
Tổng số câu
5
4
10
19
Tổng số điểm
1,25
1
7,75
10
%
12,5%
10%
77,5 %
100%
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN: 
I/TRẮC NGHIỆM: Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu 1:Điền Đúng (Đ) hoặc Sai (S)
 a – Đ ; b – S ; c- S.
Câu
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐA
B
A
B
D
D
C
D
C
A
B
A
D
C
II. TỰ LUẬN:(5đ) 
Câu 1: 
 - Công thức tính công suất:	 (0,25đ) 
 trong đó: -A là công thực hiện được,đơn vị j(jun) 	(0,25đ) 
 -t là thời gian thực hiện công đó , đơn vị s(giây) 	(0,25đ) 
 - :Công suất,đơn vị oát (W) 	(0,25đ) 
 (0,5đ) 
=1600.36 (0,25đ) 
 = 57600 (J) (0,25đ) 
Câu 2: 	
	- Các chất được cấu tạo từ những phân tử, nguyên tử . (0,25đ) 
 - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. (0,25đ) 
 -Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. (0,25đ) 
 - Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. (0,25đ) 
	- Hiện tượng khuếch tán là hiện tương các chất tự hòa lẫn vào nhau. (0,25đ) 
 - Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ các phân tử chuyển động không ngừng(0,25đ) 
- Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi. (0,25đ) 
- Do chuyển động của các nguyên tử, phân tử bị chậm lại. (0,25đ) 
Câu 3: 
Giải
 - Nhiệt lượng nhôm thu vào để nóng lên:
 Q1 = m1. c1. (t2 – t1) (0,25đ) 
 = 0,6 . 880 . (100 – 20) (0,25đ) 
 = 42240 (J) (0,25đ) 
 - Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên:
 Q2 = m2 . c2 . (t2 – t1) (0,25đ) 
 = 2 . 4200 . (100 – 20) (0,25đ) 
 = 672 000 (J) (0,25đ) 
 - Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:
 Q = Q1 + Q2 = 42240+ 672000 	 (0,25đ) 
 = 714240 (J) (0,25đ) 
 Đáp số: Q = 714240 J 

File đính kèm:

  • docVAT LY 8.doc