Chuyên đề Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Giáo dục công dân
. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng.
- Vận dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học kết hợp với đồ dùng dạy học, với các hoạt động của học sinh gây hứng thú trong giờ học
- Việc vận dụng CNTT đối với GV nói chung ngày càng cao, đối với giáo viên dạy Giáo dục Công dân tại trường THCS Nguyễn Khuyến cần phát huy nhiều hơn.
Chuyên đềVIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂNBỐ CỤC CHUYÊN ĐỀI. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀII. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀIII. NỘI DUNG THỰC HIỆNIV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCTRƯỜNG THCS NGUYỄNKHUYẾNI. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng.- Vận dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy học.- Việc vận dụng các phương pháp dạy học kết hợp với đồ dùng dạy học, với các hoạt động của học sinh gây hứng thú trong giờ học- Việc vận dụng CNTT đối với GV nói chung ngày càng cao, đối với giáo viên dạy Giáo dục Công dân tại trường THCS Nguyễn Khuyến cần phát huy nhiều hơn.III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Các nhóm đồ dùng dạy học a) Nhóm đồ dùng trực quan Đây là những đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình, tranh vẽ, bảng phụ mà nhà trường đã có hay do GV, HS chuẩn bị. Ví dụ như tranh ô nhiễm môi trường, tranh gia tăng dân số, bản đồ Việt Nam,…II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ - Nêu lên các nhóm đồ dùng dạy học có thể sử dụng trong môn Giáo dục Công dân. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp với bảng đen phấn trắng, với lời giảng của người thầy. - Trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp để việc việc giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân ngày càng được tốt hơn. Đây là những đồ dùng trực quan gây ấn tượng cụ thể đối với HS, tận dụng những đồ dùng có sẵn của nhà trường hay do GV, HS làm ra, đó là đều rất tốt đối với điều kiện hiện nay. Ngoài ra còn phát huy tính sáng tạo của GV,HS. Hạn chế của nhóm đồ dùng này là số lượng còn ít, chưa đáp ứng được hết yêu cầu của tiết dạy. b) Nhóm hình ảnh trình chiếu Hình ảnh trình chiếu rất đa dạng, phong phú như hình phong cảnh, hình chân dung, các bảng biểu, sơ đồ tư duy, các trò chơi, nội dung bài học, nhận xét đánh giá, v.v… Việc sử dụng nhóm trình chiếu này kết hợp với nhận xét của HS, giảng giải của GV đem lại nhiều hiệu quả trong giờ dạy, giải quyết được nội dung yêu cầu bài giảng, gây được sự hứng thú cho HS. Sau đây là một số hình ảnh: Hiện trường vụ nỗ bình ga- Bài Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nỗ, độc hạiBom Mỹ sót lại sau chiến tranh- Bài Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nỗ, độc hại c) Nhóm phim vidio Đây là những đoạn phim theo chủ đề như gia đình, trường học, bảo vệ môi trường, v.v..Với những đoạn phim này hình ảnh liên tục, gợi cho HS một cái nhìn chung về chủ đề đang theo dõi, có tác dụng tập trung sự chú ý của HS trong một thời gian ngắn, gợi được nhiều suy nghĩ cho HS. Hạn chế của nhóm này là khó khăn trong việc sưu tầm đoạn phim phù hợp phục vụ cho bài học, thời gian sử dụng phim phải hạn chế trong thời gian của tiết dạy. 2. Minh họa 1 tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học Đây là một tiết dạy của chúng tôi đã thiết kế với quan niệm sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, kết hợp với bảng đen phấn trắng, với sự hoạt động khám phá kiến thức của HS, không thể xem nhẹ sự giảng giải, phân tích, kết luận của người thầy. Tiết 2, bài Liêm khiết, Giáo dục Công dân 8 Chúng tôi chỉ dùng 4 slide trình chiếu phục vụ bài học, 2 slide mở đầu và kết thúc, còn lại hoạt động chính là tìm hiểu, khám phá của HS dưới sự hướng dẫn của thầy, kết hợp với ghi bảng. Chào mừng quý thầy cô về dự giờ, thăm lớpMôn Công dân 8CÂU HỎI THẢO LUẬNEm có suy nghĩ gì về xử sự của Ma-ry Quy-ry, của Dương Chấn, của Bác Hồ qua các mẫu chuyện trên?2. Theo em, các vị trên đều có phẩm chất gì chung nhất?Vì sao?3. Trong thời đại ngày nay, việc học tập các tấm gươngtrên có còn phù hợp nữa không? Vì sao? Ma-ry Quy-ry cùng chồng ở phòng thí nghiệmBác Hồ thăm Ba Lan Nhà sàn Bác Hồ Chúng tôi cho HS nêu cảm nhận về mỗi bức ảnh, sau đó GV giảng giải thêm. Các bức ảnh đều phục vụ cho nội dung của bài học. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Kết quả cụ thể Việc giảng dạy môn Giáo dục Công dân cũng như nhiều bộ môn khác đều cần có việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý sẽ đem lại hứng thú tiếp thu bài học của HS, khắc sâu hơn kiến thức các em đã lĩnh hội. Trong tiết học, HS hoạt động tiếp thu bài năng nỗ hơn, nhẹ nhàng hơn, GV cũng có động lực, phương tiện giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 2. Bài học kinh nghiệm Chúng tôi là những giáo viên kiêm nhiệm bộ môn Giáo dục Công dân, có năm được phân công dạy có năm không nên việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn tìm tòi học hỏi để có được những bài giảng tốt nhất. Qua việc tìm hiểu đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn, chúng tôi thấy đồ dùng rất phong phú, đa dạng, việc lựa chọn đồ dùng cho từng tiết dạy là rất cần thiết, phối hợp với các phương pháp giảng dạy dưới sự điều khiển linh hoạt của người thầy sẽ đem lại hiệu quả tốt cho tiết dạy, góp phần giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS, hình thành nhân cách tốt cho thế hệ tương lai. 3. Những thống nhất chung cần vận dụng vào giảng dạy a) Từ bài học Giáo dục Công dân, học sinh hình thành nên những giá trị đạo đức, những cử chỉ, hành vi tốt đẹp cụ thể trong cuộc sống, học tập, giao lưu. Để có được điều đó bắt đầu là từ nhà trường với những bài học đạo đức đầu tiên với sự hướng dẫn tận tình của người thầy, với phương pháp, phương tiện phù hợp. Đồ dùng dạy học là trực quan không thể thiếu trong mỗi giờ lên lớp, là phương tiện góp phần giáo dục HS, làm nên thành công của bài dạy. b) Với quan niệm đồ dùng dạy học là phương tiện hỗ trợ giờ học, do đó cần có sự cân nhắc, sử dụng đúng mức, đề cao vai trò chủ đạo của người thầy, phát huy hoạt động tích cực của HS, gắn kết việc sử dụng công nghệ thông tin với bảng đen phấn trắng, với sự nhiệt tình, gần gủi của người thầy sẽ đem lại hiệu quả giáo dục trong mỗi tiết học. c) Đồ dùng dạy học cần có tính thẫm mỹ, màu sắc rõ ràng, tươi sáng, khi trình chiếu cần thể hiện chân phương, lựa chọn phông chữ phù hợp, dễ nhìn. Trên đây là nội dung của chuyên đề, thời gian chuẩn bị ngắn nên không tránh được những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. CHUY£N §Ò KÕT THóC Ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o ®· chó ý l¾ng nghe!
File đính kèm:
- CĐ-CD-NK.ppt