Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

+ Về kiến thức: Học sinh hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

+ Về kĩ năng: Biết phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

 + Về thái độ: Có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Tự học, giải quyết vấn đề và chất sáng tạo, thẩm mỹ

- Phẩm chất: Chuyên cần, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên:Giáo án, SGK, tranh ảnh có liên quan

- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định: Kiểm tra SS

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.

3. Dạy bài mới:

HĐ 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn

- Mê tín dị đoan,trẻ em không được đi học, phải lao động vất vả, lấy vợ lấy chồng sớm, rượu chè.

=>làm thế nào để xóa hết được tệ nạn và cảnh này giúp mọi người có được cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

HĐ 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9 đến 11 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – Tiết 9
KIỂM TRA 1 TIẾT 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Về kiến thức: Giúp học sinh tự củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
- Về kỹ năng : Nhận biết được các câu hỏi để tổng hợp được nội dung kiến thức của mình. Biết tích hợp với việc bảo vệ môi trường.
- Về thái độ : Có ý thức và hành động đúng; giáo viên kịp thời củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Tự học, giải quyết vấn đề và chất sáng tạo, thẩm mỹ
- Phẩm chất: Chuyên cần, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Thông báo thời gian kiểm tra, chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án 
- Học sinh: Ôn tập và học bài ở nhà.
III . Đề kiểm tra 
- Cấu trúc đề
Mức độ
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng 
Thấp
cao
Tổng
Chủ đề 1 : Tôn trọng người khác.
Hiểu biểu hiện và phân biêt được hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác.
0.75 đ = 7.5 % TSĐ
0.75= 100% TSĐ
Số câu:2
0.75 đ = 7.5 %TSĐ 
Chủ đề 2 :
Tự lập. 
Hiểu biểu hiện của tự lập. 
Liên hệ việc học tập để chứng minh.
2.25đ = 22.5 %TSĐ
1.25đ= 55.6%TSĐ
1đ= 44.4% TSĐ
Số câu:3
2.25đ =22.5 %TSĐ
Chủ đề 3 : Lao động tự giác, sáng tạo.
Biết khái niệm, ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.
Hiểu biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.
4.75đ = 47.5 %TSĐ 
3đ= 63.2% TSĐ
1.75đ= 36.8% TSĐ 
Số câu:4
4.75đ = 47.5 % TSĐ
Tổng số câu :
Tổng số điểm: 
Tỉ lệ %
Số câu:3
Số điểm:3.5=
35%
Số câu:7
Số điểm:4=
40%
Số câu:1
Số điểm: 1.5=
Tỉ lệ: 15 %
Số câu:1
Số điểm:1=
10%
Số câu:12
Số điểm:10=
100%
- Đề
I. Trắc nghiệm: (4 điểm) 
Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng?
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
Thấy việc gì có lợi cho mình thì làm.
Không tham gia vào những việc không liên quan đến mình.
Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí và làm theo cái đúng.
Luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 2: Liêm khiết là gì?
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống giản dị, không hám danh, hám lợi.
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi.
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống tiết kiệm, không hám danh, hám lợi.
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống vì người khác, không hám danh, hám lợi.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây trái với liêm khiết?
Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra.
Không tham tiền, tài sản của người khác.
Làm bất cứ việc gì cốt có lợi cho bản thân.
Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình.
Câu 4: Thế nào là tôn trọng người khác?
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và thói quen của người khác.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và sở thích của người khác.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và nhu cầu của người khác.
Câu 5: Nếu chứng kiến cảnh các bạn chế giễu, trêu chọc một người khuyết tật thì em sẽ làm gì?
Bỏ đi, không có ý kiến gì.
Nói các bạn không chế giễu người khuyết tật rồi bỏ đi.
Khuyên các bạn không chế giễu người khuyết tật và hỏi xem họ cần giúp đỡ gì.
Hùa theo các bạn.
Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung về chữ tín ?
 A. Cây ngay không sợ chết đứng.
 B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.
 C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.
 D. Sóng cả chớ ngả tay chèo.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật ?
 A. Không làm bài tập về nhà.
 B. Đi xe vượt đèn đỏ.
 C. Không thực hiện nội quy lao động của cơ sở sản xuất.
 D. Làm việc riêng trong giờ học.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật ?
 A. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
 B. Đốt rừng và nương rẫy.
 C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền.
 D. Đi học muộn, trốn tiết.
II. Tự luận: 6đ
Câu 1. (3 điểm):Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Nêu 4 ví dụ về tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.
Câu 2. (3 điểm ) Cho tình huống sau: 
 Đã 23 giờ, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung chạy sang bảo:
Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ.
 Theo em Hòa có thể có cách ứng xử như thế nào? Nếu là Hòa em sẽ chọn cách nào? Vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu đúng 0,5 đ
 1C,	2C, 3B, 4C,5C, 6B, 7B, 8D, 
II. Tự luận: (6 đ)
Câu 1. (3đ)
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. 
- Lấy được 4 ví dụ đúng (0,5điểm/ ý đúng).
VD: + Tìm hiểu lịch sử các dân tộc khác
 + Tích cực học ngoại ngữ
 +Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài
 + Du học nước ngoài
 + Không bình phẩm, chê bai trang phục của dân tộc khác...V. Tổng kết, đánh giá
Câu 2. (3đ)
HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
 - Nêu được 3 cách ứng xử có thể xảy ra 
 Ví dụ: 1. Hòa vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước.
 2. Hòa vặn nhỏ âm lượng đĩa nhạc.
 3. Hòa tắt đĩa nhạc đi ngủ.
 - Nếu em là Hòa sẽ chọn cách ứng xử thứ 3 
 - Vì làm như vậy, tuy không được tiếp tục nghe nhạc, nhưng lại không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và giữ gìn được sức khỏe của bản thân. 
V. Tổng kết, đánh giá
a. Ghi nhận những sai sót của HS
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Phân loại
Lớp
Số bài
Điểm dưới TB
Điểm TB trở lên
0→2,9
3→4,9
Tổng
%
5→6,9
7→8,9
9→10
Tổng
%
8A
8B
8C
8D
c. Nguyên nhân
.
.
d. Hướng khắc phục
.
.
e. So sánh kết quả với bài kiểm tra trước
.
.
Duyệt tuần 9, ngày ...../..../2019
Tổ trưởng 
Tuần 10- Tiết 10
Bài 9. GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA
Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
+ Về kiến thức: Học sinh hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
+ Về kĩ năng: Biết phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 + Về thái độ: Có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Tự học, giải quyết vấn đề và chất sáng tạo, thẩm mỹ
- Phẩm chất: Chuyên cần, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Giáo án, SGK, tranh ảnh có liên quan
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra SS
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy bài mới:
HĐ 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
- Mê tín dị đoan,trẻ em không được đi học, phải lao động vất vả, lấy vợ lấy chồng sớm, rượu chè...
=>làm thế nào để xóa hết được tệ nạn và cảnh này giúp mọi người có được cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Kiến thức 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề
- HS Đọc mục đặt vấn đề ở SGK
- Những hiện tượng gì được nêu ra ở mục 1?
- Hiện tượng tảo hôn.
- Người chết, gia súc chết thì mời thầy mo thầy cúng phù phép trừ ma.
- Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân?
. Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa?
. Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng?- GV kết luận: Những người cùng sống trong một khu vực lãnh thổ ( xóm ,làng , bản ) gắn bó thành một khối tạo thành một cộng đồng dân cư. Mọi người phải cùng nhau hành động góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Kiến thức 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học
- Cộng đồng dân cư là gì?
- Xây dựng tốt nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có tác dụng như thế nào?
- Kể tên một vài phong trào ở địa phương em phát động góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
-> Trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh đường phố.
- Đọc và trả lời bài tập 1
? Khi Đoàn thanh niên ở địa phương phát động phong trào trồng rừng ngập mặn ở ven biển, em có tham gia không? Vì sao?
- Tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? ( bài tập 4)
- Tích hợp môi trương: Bảo vệ môi trường nơi ở, làm xanh mát đường làng, ngõ xóm.
- Kết luận: XD nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đới sống nhân dân. Vì vậy HS cần phải tích cực tham gia.
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học 
 1. Khái niệm
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng chung sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung .
2. Ý nghĩa
- Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh phong phú 
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên , hạnh phúc 
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của dân tộc .
 3. Trách nhiệm của học sinh 
+ Tránh những việc làm xấu 
+ Tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Hoạt động 3. Luyện tập
- Cá nhân HS làm bài tập 2 SGK
- Cả lớp thảo luận
- GV chố lại đáp án đúng ( a,c,d,đ,g,I,k,o) và kết luận toàn bài
Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng
Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư có ý nghĩa gì?
4. Hướng dẫn về nhà, họat động nối tiếp 
- Học thuộc nội dung bài học, hoàn thiện bài tập còn lại
- Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá 
- Sưu tầm một số mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ.
- Chuẩn bị bài 10: Tự lập 
IV. Kiểm tra đánh giá
- Dự kiến câu hỏi
+ Hãy nêu tác hại của những biểu hiện thiếu văn hóa trong nếp sống tại nơi em ở. 
+ Hãy nêu tác hại của những biểu hiện thiếu văn hóa trong cộng đồng.
+ Bản thân em đã làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
- GV đánh giá giờ dạy
V. Rút kinh nghiệm 
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Duyệt tuần 10, ngày ...../..../2019
Tổ trưởng 
Tuần 11- Tiết 11 
TỰ LẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
+Về kiến thức: Học sinh nêu được một số biểu hiện của tính tự lập. Giải thích được bản chất của tính tự lập.Phân tích được ý nghĩa của tính tự lâp đối với bản thân,gia đình và xã hội.
+ Về kĩ năng: Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân.
+Về thái độ: Thích sống độc lập , không đồng tình với lối sống dựa dẫm , ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. 
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Tự học, giải quyết vấn đề và chất sáng tạo, thẩm mỹ
- Phẩm chất: Chuyên cần, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Giáo án, SGK, tranh ảnh có liên quan
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra SS
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy kể về gương tốt ở khu dân cư ở quê em tham gia xây dựng nếp sống văn hóa?
3. Dạy bài mới:
HĐ 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
Để thành công trong cuộc sống con người cần phải rèn luyện cho mình tính tự lập. Tự lập là gì? Tự lập có ý nghĩa gì? Tự lập được biểu hiện như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung
Kiến thức 1. Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề
 - Em có suy nghĩ gì sau khi theo dõi câu chuyện trên?
- Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?
- Việc làm của Bác Hồ thể hiện đức tính gì?
- Tìm một vài biểu hiện của tính tự lập trong học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày?
- Giáo viên: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vì:
- Bác Hồ có lòng yêu nước nồng nàn.
- Bác tin vào chính mình,không sợ khó khăn gian khổ, có ý chí tự lập cao.
Kiến thức 2. Tìm hiểu nội dung bài học
- GV yêu cầu mỗi HS tìm một biểu hiện của tính tự lập trong học tập lao động, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày
- GV tiếp tục hỏi thế nào là tự lập?
- Học sinh phát biểu
GV kết luận theo điểm 1 mục nội dung bài học SGK
- GV yêu cầu làm bài tập 2
- Học sinh Tán thành hoặc không tán thành bằng cách giơ tay 
- GV yêu cầu 1 vài HS giải thích lí do
- HS khác bổ sung 
- GV kết luận ý kiến sai : a,b ; ý kiến đúng (c, d,đ, e)
- GV chốt lại điểm 2,3 mục nội dung bài học trong SGK
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học:
1.Khái niệm: Tự lập
- Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo tạo dựng cho cuộc sống của mình
- Thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân. Nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, công việc, cuộc sống.
2. Ý nghĩa: 
- Luôn thành công trong cuộc sống
- Mọi người kính trọng
3. Trách nhiệm của học sinh: Cần rén tính tự lập ngay tự khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc, sinh hoạt.
Hoạt động 3. Luyện tập
Em hiểu tự lập là gì? Trong học tập em rèn luyện tính tự lập như thế nào?
Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng
- Lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
4. Hướng dẫn về nhà, họat động nối tiếp 
- Về học bài, tham khảo các bức tranh, câu chuyện cùng nội dung; chuẩn bị bài Lao động tự giác và sáng tạo.
IV. Kiểm tra đánh giá
- Dự kiến bài tập
- Tranh luận về học sinh nghèo vượt khó, có 3 ý kiến :
+ Đó là người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.
+ Vì họ quá khó khăn nên vươn nên học giỏi để sau này đỡ khổ
+ Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử 
thách của cuộc sống
- Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?
- GV đánh giá giờ dạy
V. Rút kinh nghiệm 
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Duyệt tuần 11, ngày ...../..../2019
Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12683937.doc