Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Theo các chuyên gia nhiên liệu ở Mỹ chưa có nhiên liệu nào hoàn hảo để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch mậc dù đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, để giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguyên kiệu hóa thạch chúng ta cần :

- Nên đi bộ, đi xe đạp, đi xe buýt để giảm thải lượng xăng tiêu thụ

- Sủ dụng bếp gas, bếp điện thay cho bếp than nhưng không nên lạm dụng quá nhiều

- Tuyên truyền cho mọi người về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

- Nghiên cứu tìm ra những nhiên liệu mới thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

- Có những buổi giao lưu, trao đổi (qua các cuộc mít tinh, trò chuyện trong giờ chào cờ, ) để mọi người hiểu biết thêm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu và dâng cao
của nước biển
.
 Bờ biển Cửa đại bị sạt lỡ nghiêm trọng
Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu và dâng cao của nước biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.
“Chúng ta là thế hệ cuối cùng có thể ngăn biến đổi khí hậu”
NGÀY THƯỜNG
Sống thích nghi với khí hậu thay đổi và thân thiện với môi trường
KHI CÓ THIÊN TAI
Ứng phó thiên tai
Sống và làm việc một cách bền vững
Ngay trước khi xảy ra thiên tai
- Nước  - sử sụng nước hiệu quả trong sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ nguồn nước
- Năng lượng: sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo
- Rác: giảm thiểu, tận dụng, tái sinh
- Rừng: bảo vệ rừng, tránh làm suy thoái rừng và sử dụng bền vững
- Theo dõi dự báo và cảnh báo
- Hộ dân chuẩn bị - gia cố mái nhà, bảo vệ giếng nước
- Sơ tán
Sức khỏe cộng đồng
Trong khi xảy ra thiên tai
- Phòng bệnh
- Giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe
- Giữ an toàn – người già, trẻ em
- Tránh các mối nguy hiểm – nước chảy, cây cối, đồ đạc, mảnh vỡ rơi
Chuẩn bị ứng phó thiên tai
(có kế hoạch phòng bị)
Hồi phục sau thiên tai
- Có kế hoạch ứng phó khẩn cấp
- Tránh khu vực có nnguy cơ xảy ra thảm họa, xây dựng nhà cửa vững chắc hơn
- Tăng cường biện pháp an toàn cá nhân, trang bị áo phao, tập bơi
- Lương thực và nước
- Vệ sinh
- Phòng bệnh
Để ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ tác động của thiên tai, nâng cao khả năng thích ứng, chúng ta có thể tham khảo một số các giải pháp dưới đây
*Đối với nguồn nước: sử dụng nước hiệu quả và bảo vệ nguồn nước
Trong sinh hoạt
Trong sản xuất
- Kiểm tra hóa đơn tiền nước hằng tháng để có cách tiết giảm hoặc phát hiện rò rỉ.
- Chỉ sử dụng máy giặt khi đồ cần giặt vừa đủ công suất máy.
- Thay đổi thói quen sử dụng nước
- Đóng vời nước sau khi sử dụng
- Thường xuyên kiểm tra mối nối, van nước và sủa chữa ngay chỗ rò rỉ
- Tận dụng nước thải từ nhà bếp, nhà tắm để làm mát sân nền hoặc tưới cây.
- Khi xây dựng nhà vệ sinh, hố rác,..cần tính đến vị trí khoảng cách an toàn (10 – 15m tùy theo độ thấm của đất và mực nước ngầm) tránh làm nhiễm nguồn nước.
- Tránh khai thác quá mức nguồn nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Quản lí tưới nước, áp dụng kĩ thuật tưới, thời gian tưới phù hợp, lót đáy mương tưới, kiểm tra và bịt những chỗ rò rỉ, không để ống nước chảy sau khi ngưng sử dụng, không tự ý đục đường ống, kênh mương dẫn nước vào ruộng, vườn
- Không vứt rác, xác xúc vật, chai bao thuốc bảo vệ thực vậtxuống nước
*Chất thải rắn: Giảm thiểu, tận dụng và tái chế rác thải 
*Đối với năng lượng: Sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng sạch.
-Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhầm giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đó chính là tiết kiệm điện. Để tiết kiệm điện chúng ta cần:
Theo các chuyên gia nhiên liệu ở Mỹ chưa có nhiên liệu nào hoàn hảo để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch mậc dù đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, để giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguyên kiệu hóa thạch chúng ta cần :
Nên đi bộ, đi xe đạp, đi xe buýt để giảm thải lượng xăng tiêu thụ
Sủ dụng bếp gas, bếp điện thay cho bếp than nhưng không nên lạm dụng quá nhiều
Tuyên truyền cho mọi người về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Nghiên cứu tìm ra những nhiên liệu mới thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Có những buổi giao lưu, trao đổi (qua các cuộc mít tinh, trò chuyện trong giờ chào cờ, ) để mọi người hiểu biết thêm.
*Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
*Chuẩn bị ứng phó thiên tai
a. Nhà ở: 
-     Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
-     Một số biện pháp chằng chống nhà cửa:
·      Đối với nhà mái lá: dùng giằng chữ A và dây neo để chống tốc mái, đổ nhà.
·      Đối với nhà mái tôn, fibro xi măng:
+    Chống tốc mái tôn, fibro xi măng bằng bao cát:
+    Đối với nhà mái ngói:
-     Kinh nghiệm ở một số vùng thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới để bảo đảm an toàn tính mạng, người ta làm hầm trú ẩn như sau: tìm một vùng đất cao không bị ngập nước, xung quanh không có cột điện, cây cối lớn. Sau đó đào sâu khu đất xuống khoảng 0,5m, dùng bao cát chắn xung quanh dày 2-3 lớp cao khoảng 1,5m, không nên chắn cao đề phòng gió cuốn, phía trên phủ bằng vật liệu nhẹ. Tùy theo độ rộng, mỗi hầm như vậy có thể cho vài chục người trú ẩn khá an toàn.
b. Công trình xây dựng: sửa chữa những công trình xuống cấp không đảm bảo an toàn, nhất là chung cư cũ; khi xây dựng công trình mới cần tính toán đến khả năng chịu lực của công trình trước sự tác động của gió bão, áp thấp nhiệt đới.
c. Cây xanh: chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện; có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới.
d. Điện, viễn thông: duy tu, sửa chữa đường dây điện, đường dây viễn thông không đảm bảo an toàn và từng bước ngầm hóa hệ thống đường dây điện, đường dây viễn thông, nhất là ở khu vực nội thành.
đ. Phương tiện, tàu thuyền: kiểm tra số lượng tàu thuyền, kiểm tra đăng kiểm, ngư trường hoạt động của tàu thuyền. Đối với các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sẽ không gia hạn hoạt động; đối với các tàu thuyền không trang bị đủ các phương tiện an toàn thì buộc chủ tàu thuyền phải trang bị đủ mới được gia hạn hoạt động. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân.
e. Công trình phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: kiểm tra, gia cố bờ vùng, bờ thửa, sửa chữa các đập, cống bọng, trang bị lại các nắp cống bị hư hỏng, bổ sung nắp cống còn thiếu; kiểm tra và sửa chữa các máy bơm, trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ ao hồ nuôi trồng thủy sản.
g. Giao thông: 
-     Kiểm tra hệ thống thoát nước, nạo vét các hố ga, cống rãnh bị bồi lắng, lắp đặt mới hệ thống cống nhằm đảm bảo cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão;
-     Kiểm tra, nâng cấp, sửa chữa các cây cầu yếu, không đảm bảo an toàn;
-     Kiểm tra hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc, nhất là việc trang bị các thiết bị an toàn và tải trọng cho phép của các đò
*Ứng phó với thiên tai:
a. Đang ở trong nhà kiên cố:
-     Bịt kín cửa và các khe cửa, cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt, vì vậy phải đóng kín cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Nhà kiên cố vẫn có thể bị tàn phá, cho dù không bị sập.
 -     Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà.
b. Đang ở trong nhà không kiên cố:
-     Nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản;
-     Nếu có đào hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm.
c. Đang đi trên đường: nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo dễ gây tai nạn.
d. Đang ở trên tàu thuyền:
Thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.
-     Tàu thuyền đang ở xa bờ biển:
+    Điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới: 
+    Điều khiển tàu thuyền thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới: 
+    Điều khiển tàu thuyền chống đỡ với sóng cao, gió mạnh trong vùng gần tâm bão, áp thấp nhiệt đới:
-     Tàu thuyền đang ở ven bờ, gần bờ biển và trên sông: phải di chuyển vào bờ, vào bến cảng tìm nơi trú ẩn an toàn, neo đậu tàu thuyền đúng kỹ thuật để không bị hư hỏng khi có sóng to, gió lớn. Tuyệt đối không để ngư dân, thuyền viên ở lại trên tàu thuyền trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới.
đ. Neo đậu tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới:
Khi có bão, áp thấp nhiệt đới neo đậu tàu thuyền không đúng chỗ, không đúng cách thì vẫn bị thiệt hại do tàu thuyền va đập vào nhau và do sóng đánh lật úp tàu. 
e.Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh
g. Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nuôi trồng thủy, hải sản trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại. 
Hay trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ta vẫn có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu như:
- Trong gia đình và nơi làm việc:
 + Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và trong nhà sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường.
 + Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.
 + Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26oC.
 + Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật.
 + Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
 + Giảm lượng rác thải nhà bếp : 
 Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan.
 Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
 + Giảm lượng giấy sử dụng: sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
  - Khi mua sắm:
 + Hạn chế sử dụng túi ni lông
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.
Hãy sử dụng các thiết bị có dán nhãn Tiết kiệm năng lượng
 + Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính
 -Tại cộng đồng:
 + Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt. Nhưng bạn có biết, đại dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ
+ Xanh hóa nghề nghiệp: hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong ngành học hoặc trong môi trường làm việc. Ví dụ: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão lũ
Những việc nhỏ như làm dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế cũng là cách giảm thiểu biến đổi khí hậu 
 + Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiêt thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:
      - Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
         - Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió)
      - Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng)
- Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học, đi tàu hỏa, xe bus).
-Tích hợp các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển:
biến đổi khí hậu là vấn đề trước mắt đồng thời cũng là vấn đề lâu dài, cho nên ứng phó với biến đổi khí hậu đòi  hỏi cần phải cân nhắc cả nhu cầu hiện tại của cộng đồng và tầm nhìn dài hạn về cách thức kiểm soát tác động trong tương lai. Hiện tại các hiện tượng đi kèm với biến đổi khí hậu như bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặnảnh hưởng đế cộng đồng và các lĩnh vực. Trong khi việc quan trọng hiện nay là xem xét biến đổi khí hậu làm tăng mức độ nghiêm trọng của các rủi ro hiện có đến mức nào, thì bên cạnh đó cũng cần cân nhắc đến khía cạnh biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến phát triển trong tương lai như thế nào.
* Những nỗ lực của Quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC): Công ước đã được 155 nước trong đó có Việt Nam ký kết tham gia tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của LHQ tại Rio de Janeiro (1992).
Mục tiêu của Công ước nhằm đạt được sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, Công ước đưa ra những biện pháp dựa trên nguyên tắc về tính công bằng; trách nhiệm chung nhưng có phân biệt; khả năng tương thích cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của các nước phát triển và đang phát triển; nhu cầu về các biện pháp phòng ngừa; sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở. Công ước có hiệu lực ngày 21/3/1994. Cho đến tháng 12 năm 2009 Công ước đã có 192 Bên tham gia.  
- Nghị định thư Kyoto (KP): Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện UNPCCC, Hội nghị các Bên lần thứ ba của UNFCCC tại Kyoto, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua Nghị định thư Kyoto. Mục tiêu chính của Nghị định thư là hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của UNFCCC. Nghị định thư được mở ký từ ngày 16 tháng 3 năm 1998 đến ngày 15 tháng 3 năm 1999 và sau đó được mở để các nước tiếp tục gia nhập, và có hiệu lực ngày 16 tháng 2 năm 2005, 90 ngày sau khi Liên bang Nga phê chuẩn. 
Thành quả chính của Nghị định thư Kyoto là xác định những chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp và thành lập ba cơ chế linh hoạt để các bên tham gia Nghị định thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là: Cơ chế cùng thực hiện (JI); Cơ chế phát triển sạch (CDM); Buôn bán phát thải quốc tế (IET). 
- Các hội nghị quốc tế  COP 13, COP 14, COP 15, COP 16, COP 17, COP 18 và COP 19
Hội nghị tại Bali, Inđônêsia năm 2007 (COP 13) đề xuất các nước mới nổi giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, và buộc các nước giàu giảm 25-40% lượng phát thải so với năm 1990. Sau 13 ngày thảo luận căng thẳng, 187 Bên nước tham dự Hội nghị đã thông qua 14 quyết định và 1 nghị quyết, trong đó quan trọng nhất là “Lộ trình Bali” với một lộ trình thương thảo nhằm đạt được một cam kết quốc tế mới về giảm phát thải có định lượng tại COP 15 (tháng 12 năm 2009 tại Copenhagen) thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012. 
Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 15) với 192 quốc gia tham dự trong đó có hơn 100 nguyên thủ quốc gia đã được tổ chức tại thủ đô Đan Mạch Copenhagen từ ngày 7 đến 19 tháng 12 năm 2009. Sau 13 ngày tranh luận căng thẳng, một thoả thuận chính trị, không mang tính ràng buộc pháp lý, được gọi là "Hiệp ước Copenhagen" (Copenhagen Accord) do một nhóm nước gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Braxin đưa ra. Hiệp ước Copenhagen khẳng định biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ và các nước đều phải có ý chí chính trị mạnh mẽ trong việc chống biến đổi khí hậu trên tinh thần trách nhiệm chung.  Thoả thuận nêu rõ sự cần thiết của việc duy trì nồng độ khí phát thải ở giới hạn cho phép nhằm giữ nhiệt độ Trái đất không vượt quá 2oC theo khuyến cáo của các nhà khoa học; kêu gọi cắt giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc trợ giúp các nước đang phát triển, nhất là những nước chịu ảnh hưởng nặng, nước kém phát triển và các quốc đảo nhỏ, thích ứng với biến đổi khí hậu. 
Ngoài ra, thoả thuận cũng đề cập tới việc thành lập quỹ trợ giúp 100 tỷ USD vào năm 2020, trong đó có quỹ hành động nhanh khoảng 30 tỷ USD cho giai đoạn 3 năm (2010 – 2012), gồm 11 tỷ USD do Nhật Bản đóng góp, 10,6 tỷ USD của Liên minh châu Âu và 3,6 tỷ USD của Mỹ, để giúp các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. 
* Những cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu  
Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) (1992), Nghị định thư Kyoto (KP) (1998). Bộ TN&MT được chỉ định là Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP. Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết giao Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các cam kết này.     
Trong thời gian qua, theo tinh thần của Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựn

File đính kèm:

  • docBai_du_thi_kien_thuc_lien_mon_lop_94.doc