Bài dự thi cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Ô nhiễm môi trường

Tóm lại, bằng những hoạt động vì lợi ích trước mắt của mình, con người đang phá hủy ngôi nhà chung- “ Trái Đất ”: như làm mất ổn định hệ sinh thái. Thiên nhiên bị khai thác mà không cho chúng kịp tái sinh. Sự biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng dần lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng lên. Đã có 10% diện tích đất trên thế giới có khả năng trồng trọt bị sa mạc hóa, 25% nữa đang bị đe dọa. Mỗi năm có khoảng 8,5 triệu ha đất bị mất do xói mòn, hàng năm có khoảng 13 triệu đến 15 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt trụi. Các khoáng sản bị khai thác gấp ba lần so với những năm 70. Nguồn nước ngọt và nước sạch ngày càng thu hẹp.

Đã đến lúc chúng ta phải gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh “Hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi công dân!”

 Giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

 - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Đó là câu hỏi đặt ra mà mỗi một chúng ta cần phải trả lời. Theo tôi, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng. Mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ. Môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn.chúng ta nên trồng nhiều cây xanh để thanh lọc những cặn bã của môi trường hiện đại. Từ nhà ra ngõ, từ ngõ đến trường v.v Chỗ nào cũng sạch sẽ thoáng mát, nhiều cây xanh, không khí sẽ trong lành, sức khỏe sẽ được đảm bảo. Điều đó ai cũng mong muốn.bởi vậy nguwoif ta mới ví rừng la lá phổi xanh của trái đất. Hiện nay, tôi thấy lớp ta, trường ta nơi tập trung đông người, chưa được sạch sẽ lắm, rác rưởi còn vứt lung tung(trong hộc bàn, trên hành lang, trong ác bụi cây.), cây xanh còn ít. Còn ngoài đường thì tuy có thùng rác công cộng nhưng không mấy ai chịu bỏ rác vào thùng, bạ đâu vứt đấy, làm cho cảnh quan đường xá không đẹp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
 - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên
Trường THCS Trần Cao Vân
Địa chỉ: Khối phố Mỹ Hòa, TT Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0510 3877301
Email: trancaovan@gmail.com
Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: Trần Bảo Ngọc
	 Ngày sinh: 02/3/2001 Lớp: 9/5
2. Họ và tên: Phan Thị Bích Ngọc
	 Ngày sinh: 25/02/2001 Lớp: 9/5
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1. Tên tình huống
Ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng và bức xúc của thời đại, không những đang diễn ra ở từng quốc gia trong từng khu vực mà cả trên toàn thế giới. Nó đe dọa sự sống còn của muôn loài trên trái đất bao gồm cả con người, cũng như sự tồn tại của quả địa cầu.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
 Môi trường sống là thứ không thể thiếu với cuộc sống con người, là nơi con người sinh hoạt, sinh sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống cho toàn nhân loại.
Việc môi trường bị ô nhiễm dẫn tới nhiều hậu quả cho loài người: sức khỏe giảm sút, sinh vật tuyệt chủng, cây cối chết khô, tài nguyên cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng.
Môi trường bị ô nhiễm là do chính tác động của con người, chính con người phải có biện pháp để đưa môi trường sinh thái trở lại vị trí cân bằng.
Với việc giải quyết tình huống, chúng em hiểu sâu hơn về kiến thức (Hóa học, Sinh học, Địa lý, Vật lý, GDCD, Ngữ văn, Anh văn) và từ đó chúng em tăng việc vận dụng kiến thức liên môn vào thực tế cuộc sống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Nghiên cứu về hóa học: Thành phần không khí và nước, các chất hóa học có trong môi  trường.
- Nghiên cứu về sinh học: Sinh vật và môi trường.
- Nghiên cứu về địa lý: Môi trường - tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Nghiên cứu về văn học: Tác hại của thuốc lá và túi ni-lông.
- Nghiên cứu về Anh văn : Bài đọc về bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu về GDCD: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Tìm hiểu môi trường là gì?
- Thực  trạng môi trường hiện nay.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các môn học tự nhiên, xã hội, nhằm phát huy các hoạt động nhận thức của học sinh, qua đó hình thành thái độ, hành vi đúng đối với vấn đề môi trường.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các chương trình ngoại khóa.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Môi trường là một tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định. Đối với con người, môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và của cả cộng đồng. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời, trái đất có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất.
Qua môn địa lý, em được biết trái đất được chia thành
- Thạch quyển hay môi trường đất bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và 2 - 8km dưới đáy đại dương. Thành phần hóa học, tính chất vật lý của thạch quyển tương đối ổn định và ảnh hưởng lớn đến sự sống trên trái đất.
- Thủy quyển hay môi trường nước là phần của trái đất, bao gồm đại dương, sông, hồ, suối, nước dưới đất, băng hà và hơi nước. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu.
- Khí quyển hay môi trường không khí và lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định khí hậu, thời tiết toàn trái đất.
Môn sinh học giúp em biết trên trái đất có sinh quyển. Sinh quyển là lớp đặc biệt của trái đất, được hình thành bởi tổ hợp các vật chất và các môi trường thuận lợi cho sự sống. Các thành phần của môi trường không tồn tại trong trạng thái tĩnh và luôn luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên, diễn ra trong chu trình thông thường của dạng cân bằng, gọi là sự cân bằng sinh thái. Chính sự cân bằng này bảo đảm cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định, các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình Sinh - Địa - Hóa như chu trình Cacbon, chu trình Nitơ, chu trình Lưu huỳnh, chu trình Phootspho, v.v... Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì sự cố về môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở một khu vực hoặc ở quy mô toàn cầu.
Môn hóa học cho em biết thành phần của không khí: 78,09% N2 ; 20,95% O2 ; hơi nước 0,1 - 0,5% ; agon 0,934% ; 0,0314% CO2; 0,0018% Ne ; 5.10-4% He ; 2.10-4 CH4 ; 1,14.10-4% Kr ; 2,5.10-5% NO ; 1,2.10-5%CO ; 1.10-5% NO2; 5.10-6% H2; 3,7.10-6% Xe; 1.10-6% NH3; 2.10-8% SO2 và một lượng nhỏ các khí khác; ngoài ra trong không  khí còn chứa hạt bụi...
Trong không khí 3 thành phần chính, chúng là những nhân tố sinh thái có tầm quan trọng.
- Nitơ: Các cơ thể sống cần nitơ để xây dựng các protein, clorophyl. Động vật thỏa mãn nhu cầu nitơ thông qua việc ăn, uống các sản phẩm thực vật. Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng muối amoni, natrat.
- Oxi: Hàm lượng Oxi trên trái đất nguyên thủy rất thấp, hàm lượng này tăng dần qua các kỷ nguyên địa chất do cường độ quang hợp cao, do sự phát triển của thực vật (tạo ra Oxi) và động vật (thiêu thụ Oxi) đã giữ được cân bằng Oxi trong khí quyển. Song việc đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp, động cơ đốt trong ô tô, máy bay đều tiêu tốn Oxi và thải CO2 vào khí quyển. Vào những thập niên gần đây, do hoạt động của công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và rừng bị tàn phá đã làm giảm O2 trong khí quyển.
Phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều có tác hại đối với sức khỏe con người. 
 	Tóm lại, bằng những hoạt động vì lợi ích trước mắt của mình, con người đang phá hủy ngôi nhà chung- “ Trái Đất ”: như làm mất ổn định hệ sinh thái. Thiên nhiên bị khai thác mà không cho chúng kịp tái sinh. Sự biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng dần lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng lên. Đã có 10% diện tích đất trên thế giới có khả năng trồng trọt bị sa mạc hóa, 25% nữa đang bị đe dọa. Mỗi năm có khoảng 8,5 triệu ha đất bị mất do xói mòn, hàng năm có khoảng 13 triệu đến 15 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt trụi. Các khoáng sản bị khai thác gấp ba lần so với những năm 70. Nguồn nước ngọt và nước sạch ngày càng thu hẹp.
Đã đến lúc chúng ta phải gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh “Hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi công dân!”
 	Giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
	- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Đó là câu hỏi đặt ra mà mỗi một chúng ta cần phải trả lời. Theo tôi, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng. Mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ. Môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn.chúng ta nên trồng nhiều cây xanh để thanh lọc những cặn bã của môi trường hiện đại. Từ nhà ra ngõ, từ ngõ đến trường v.v Chỗ nào cũng sạch sẽ thoáng mát, nhiều cây xanh, không khí sẽ trong lành, sức khỏe sẽ được đảm bảo. Điều đó ai cũng mong muốn.bởi vậy nguwoif ta mới ví rừng la lá phổi xanh của trái đất. Hiện nay, tôi thấy lớp ta, trường ta nơi tập trung đông người, chưa được sạch sẽ lắm, rác rưởi còn vứt lung tung(trong hộc bàn, trên hành lang, trong ác bụi cây..), cây xanh còn ít. Còn ngoài đường thì tuy có thùng rác công cộng nhưng không mấy ai chịu bỏ rác vào thùng, bạ đâu vứt đấy, làm cho cảnh quan đường xá không đẹp. 
Để bảo vệ môi trường, chúng em thấy chúng ta phải luôn có ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là: Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không hút thuộc lá ở nơi công cộng, hạn chế sử dụng bao bì ni- long mà thay vào là sử dụng túi giấy hay lá để gói không bẻ cây ngắt hoa và tuyên truyền cho mọi người luôn có ý thức và trách nhiệm chung về bảo vệ môi trường. 
Hiện nay, ở trường em, các loại rác được chia thành 2 loại là rác phân hủy được ( như lá bàng, giấy vở, cỏ) và các loại rác không phân hủy được ( vỏ bim bim, chai nước ngọt) để tiện xử lí 2 loại rác này. Các bạn cần làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học. chúng ta sẽ dành một góc bản tin của Đội cho chủ đề, thường gọi là góc môi trường .Tất cả các hoạt động này nhằm giúp học sinh chúng ta nhận ra những biểu hiện, những nguy cơ ô nhiễm môi trường trong cuộc sống. Đặc biệt nhìn thấy những hậu quả trực tiếp, gián tiếp từ những hoạt động sai trái có hại cho môi trường của con người trong cuộc sống hàng ngày, qua đó giúp học sinh hiểu mục đích bảo vệ môi trường trong các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
6.Ý nghĩa việc giải quyết tình huống
 Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường là một việc làm vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh- công dân tí hon của đất nước. Từ đó mỗi học sinh cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mình bằng những việc làm gần gũi và thiết thực, nhằm bảo vệ sự sốn, bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước, sự sống còn của toàn nhân loại.
 Chúng em hi vọng rằng nghiên cứu nhỏ của mình sẽ giúp các bạn học sinh hiểu biết hơn về môi trường, yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và bè bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cám ơn!
 TRƯỞNG NHÓM
 Trần Bảo Ngọc

File đính kèm:

  • docBai_du_thi_VDKTLM_Lop_95.doc