Tìm hiểu thực tế chuyên môn các tỉnh Miền Trung năm 2014

Hàng năm, vào ngày 15/2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng. Lễ hội đền Cuông cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta hàng năm thu hút người dân khắp nơi về tham gia. Không chỉ đẹp về quy mô kiến trúc, cảnh quan, đặc sắc mùa lễ hội, đền Cuông còn được nhiều người nhắc đến với những câu chuyện kỳ bí xung quanh sự tích về vua An Dương Vương và những sự việc do nhân dân trong vùng trực tiếp chứng kiến. Đó là việc chim hạc bay về đền đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông năm 1995, rồi cá voi chết dạt vào bờ biển cửa Hiền dịp lễ hội đền Cuông năm 1996. Mọi người đinh ninh rằng, hạc về là hiện thân cho công chúa Mỵ Châu, và cá voi chết dạt vào bờ biển là minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của An Dương Vương. Những sự kiện ấy càng làm cho lễ hội đền Cuông thêm linh thiêng hơn. Rời ngôi đền linh thiêng chúng tôi hướng về phía bãi biển Diễn Thành để tắm biển cũng như vui chơi sau một ngày tham quan các khu di tích. 19h cùng ngày chúng tôi lên xe và quay về thành phố Vinh để nghỉ qua đêm.

docx24 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu thực tế chuyên môn các tỉnh Miền Trung năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 chúng tôi khởi hành từ Đà Nẵng đi về hướng Nghệ An quê hương của Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đến 11h cùng ngày chúng tôi đến được khu di tích quốc gia đặc biệt Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải, đây là giới tuyến chia cắt đất nước ta từ sau hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954. Cầu Hiền Lương được xây lần đầu tiên vào năm 1928, sau nhiều lần sửa chữa và xây mới qua các năm và đến năm  1952 thực dân Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn. Chiếc cầu này tồn tai được 15 năm (1952 – 1967) thì bị bom Mỹ đánh sập.
Ở chiếc cầu này xảy ra cuộc chiến màu sắc của cầu Hiền Lương rất gay go giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Để tạo nên hình ảnh chia cắt đất nước ta, Mỹ- Chính quyền Sài Gòn chủ động sơn màu xanh nửa cầu phía Nam. Nhưng với ý nguyện “thống nhất non sông”, chúng vừa sơn xong đầu hôm, thì trong đêm, công an ta sơn nửa phần cầu bờ Bắc bằng màu xanh cho hòa một màu. Thời gian sau chúng lại cho người ra sơn lại phần cầu phía Nam bằng màu nâu. Cứ thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Hễ địch sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập, thì lập tức ta sơn lại thành một màu chung. Cuộc chiến sơn màu cầu” kéo dài gần 5 năm trời, cuối cùng chính quyền Sài Gòn phải chịu thua để cho chiếc cầu chung một màu sơn thống nhất. Hành động sơn màu cầu là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của quân dân chúng ta. Ngoài ra ở đây còn xảy ra những cuộc đọ sức khác của ta và địch đó là cuộc chọi cờ và cuộc chiến âm thanh giữa hai bờ Nam – Bắc.
Di tích cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải trên mảnh đất Quảng Trị là một thiên anh hùng ca bất tử về tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm mưu trí, sáng tạo quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân ta. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng là tài sản tinh thần vô giá, có ý nghĩa to lớn không những đối với trong nước mà còn đối với Quốc tế hết sức sâu sắc, chúng ta phải ra sức gìn giữ và tôn tạo. Sau khi tham quan xong khu di tích xe chúng tôi lăn bánh và hướng về thành phố Vinh (Nghệ An). Đến 17h30 cùng ngày chúng tôi đến được Khách sạn Giao Tế (thành phố Vinh) và nghỉ qua đêm ở đây.
Nghệ An: quê Bác (làng Hoàng Trù và làng Sen), đền Cuông (Đền thờ An Dương Vương)
7h30p sáng ngày 11/8 xe chúng tôi xuất phát tại khách sạn tiến về hướng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An quê hương Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Sau 1 giờ chạy xe thì chúng tôi đến được quê ngoại của Bác ở làng Hoàng Trù; Các thầy cô trong đoàn làm thủ tục cho chúng tôi vào thăm nhà ngoại của Bác, nơi Bác sinh ra và sống những năm tháng đầu đời. Chúng tôi được chị hướng dẫn viên cho biết cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3500 m2, bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường (ông ngoại Bác), ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Đây là một ngôi nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại. Cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 5 tuổi. Tuổi thơ của Người đã được mẹ và bà ngoại chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa. Rời làng Hoàng Trù chúng tôi lên xe và hướng về hướng làng Sen cách đó 2km. Ở làng Sen chúng tôi cũng được tham quan và chụp những tấm ảnh lưu niệm như những nơi khác. Sau khi được chị hướng dẫn giới thiệu về ngôi nhà lá 5 gian mộc mạc do bà con làng Sen quyết định xuất quỹ công dựng lên để mừng ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc năm xưa. Trong ngôi nhà đơn sơ này, cụ Sắc đã dành hai gian rộng rãi để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Hiện nay các kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn. Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ phó bảng và hai con trai. Chiếc giường xinh xinh là của bà Thanh, con gái cụ. Chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen vẫn còn nguyên đó. Sau khi thăm quê Bác tôi cùng các bạn và các thầy cô tiếp tục cuôc hành trình đến viếng và thắp hương tại khu mộ của bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của Bác.
Lần đầu tiên trong đời tôi được về thăm quê Bác để lại trong tôi biết bao cảm xúc và được tận mắt nhìn thấy quê hương, ngôi nhà cùng những kỷ vật gắn bó suốt thời niên thiếu của Bác Hồ kính yêu. Mỗi kỷ vật, mỗi góc nhà chái bếp hàng hiên đều mang đến một nỗi xúc động khôn tả cho tôi bởi đã nhắc lại cuộc đời vô cùng thanh cao giản dị của Bác, của gia đình Bác, mà đã có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với nhân cách cao quý của Người sau này. Tháng 8/2014 đoàn sinh viên khoa Sử của trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về thăm quê Bác, một vùng đất địa linh nhân kiệt nằm ở hạ lưu sông Lam và sông Nghệ, không chỉ được thưởng ngoạn không khí làng quê Bắc bộ thanh bình, mộc mạc, được nghe làn điệu dân ca xứ Nghệ thấm đượm nghĩa tình, mà còn để trải lòng mình trong những khoảnh khắc không thể nào quên trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của vị lãnh tụ kính yêu. Trường của chúng thật biết bao danh dự khi được mang tên của Bác, nơi đào tạo ra những người giáo viên cho đất nước.
Sau khi tham quan và được trải lòng mình tại quê hương của Bác, đoàn chúng tôi lên xe về khách sạn Giao Tế nghỉ trưa. Đến 14h cùng ngày chúng tôi xuất phát đi thăm đền Cuông ở xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi tiến lên các bậc thang ở chân núi Mộ Dạ để lên đền Cuông nằm ở lưng chừng núi, sau khi thắp hương xong chúng tôi được thầy trưởng đoàn Thạc sĩ Ngô Sỹ Tráng – một người con của đất Nghệ An giới thiệu đôi nét về đền Cuông. Sau khi vua An Dương Vương tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ, để tưởng nhớ công ơn của Ngài, nhân dân vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ngài ở Cửa Hiền. Ở đó còn có ngôi mộ của công chúa Mỵ Châu. Theo truyền thuyết, tuy đã có miếu thờ, nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống, có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ. Nhiều người nghĩ rằng đó chính là linh hồn của vua Thục muốn yên ngự trên sườn núi nên nhân dân đã lập đền thờ và rước linh hồn Ngài về đó để thờ phụng, đền thờ Thục An Dương Vương trên núi Mộ Dạ có từ đó. Đền Cuông có một vẻ đẹp của một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, hòa mình giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình. Đền nằm ở lưng chừng núi, giữa bạt ngàn thông xanh, sau lưng có biển xanh rì rào sóng vỗ.
Hàng năm, vào ngày 15/2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng. Lễ hội đền Cuông cũng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nước ta hàng năm thu hút người dân khắp nơi về tham gia. Không chỉ đẹp về quy mô kiến trúc, cảnh quan, đặc sắc mùa lễ hội, đền Cuông còn được nhiều người nhắc đến với những câu chuyện kỳ bí xung quanh sự tích về vua An Dương Vương và những sự việc do nhân dân trong vùng trực tiếp chứng kiến. Đó là việc chim hạc bay về đền đúng ngày khai mạc Lễ hội đền Cuông năm 1995, rồi cá voi chết dạt vào bờ biển cửa Hiền dịp lễ hội đền Cuông năm 1996. Mọi người đinh ninh rằng, hạc về là hiện thân cho công chúa Mỵ Châu, và cá voi chết dạt vào bờ biển là minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của An Dương Vương. Những sự kiện ấy càng làm cho lễ hội đền Cuông thêm linh thiêng hơn. Rời ngôi đền linh thiêng chúng tôi hướng về phía bãi biển Diễn Thành để tắm biển cũng như vui chơi sau một ngày tham quan các khu di tích. 19h cùng ngày chúng tôi lên xe và quay về thành phố Vinh để nghỉ qua đêm.
Ngày thứ sáu (12/8/2014) trong chuyến hành trình dài 10 ngày của chúng tôi theo dự định là từ Nghệ An quay về Quảng Trị và trên đường chúng tôi đi qua các tỉnh sẽ tham quan các khu di tích. 
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị: Ngã ba Đồng Lộc, Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
7h sáng ngày 12/8 chúng tôi xuất phát tại khách sạn Giao Tế (thành phố Vinh) hướng về phía Hà Tĩnh để đến địa điểm tham quan đầu tiên của ngày. 8h chúng tôi đến nơi, trưởng đoàn mua vé làm thủ tục cho chúng tôi vào tham qua, đầu tiên chúng tôi được vào một hôi trường rất lớn và được nghe anh Tuấn phó giám đốc khu di tích giới thiệu về Ngã ba Đồng Lộc và xem phim tư liệu. Tại đây những giọt nước mắt của chúng tôi bắt đầu rơi khi được biết về những năm tháng vô cùng khốc liệt cũng như những trang sử oai hùng mà quân và dân ta đã viết lên tại đây. Tôi không cầm được nước mắt khi nghe anh Tuấn đọc bài thơ Cúc ơi của nhà thơ Yến Thanh:
CÚC ƠI!
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần biết
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn.
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em!
Gào em!
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
                     YẾN THANH
 Bài thơ kể về giây phút đơn vị đào tìm thi hài của các Chị bị bom vùi lấp nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn thiếu một người: Cúc ơi! Nước mắt của cả khán phòng rơi rất nhiều, cảm động trước sự hi sinh lớn lao của các Chị Thanh niên xung phong khi tuổi đời còn đôi mươi, tuy 46 năm đã trôi qua nhưng trong lòng của mọi người các chị vẫn sống mãi với tuổi hai mươi. Sau khi rời hội trường, đoàn chúng tôi cùng với anh Tuấn ra làm lễ dâng hương tại khu tưởng niệm 10 liệt sĩ thanh niên xung phong của Ngã ba Đồng Lộc hi sinh ngày 24/7/1968. Dâng hương xong chúng tôi đi viếng và thắp những nén hương trên mộ các chị, những kỹ vật đơn sơ được đặt trên mộ phần như chiếc lược, cái gương soi và trái bồ kết để tưởng nhớ đến hương hồn của các chị. Di tích Ngã ba Đồng Lộc đã cho tôi thấy rõ sự ác nghiệt của chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và bọn tay sai Việt Nam Cộng hòa. Nhưng đồng thời tôi còn thấy được tinh thần chiến đấu bất khuất không những của 10 cô gái thanh niên xung phong mà còn là hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ đã hi sinh nơi mảnh đất này để bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch vì miền Nam ruột thịt. Là một người con của miền Nam, trong tôi có một sự biết ơn vô hạn đối với những chiến sĩ đã hi sinh tại nơi này và mong cho hương hồn của họ được hạnh phúc khi nhìn thấy tổ quốc thống nhất và giàu đẹp như hôm nay là nhờ công lao của các chiến sĩ.
Rời khu di tích quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc chúng tôi lên xe tiếp tục với điểm đến thứ hai của ngày tại tỉnh Quảng Bình. Khoảng đầu giờ chiều đoàn chúng tôi đến được nơi an nghĩ cuối cùng của một vị anh hùng dân tộc Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi trưởng đoàn làm thủ tục với các đồng chí quản lí khu mộ đại tướng chúng tôi lên núi để viếng mộ và dâng hương cho đại tướng. Khi được viếng mộ vị anh hùng dân tộc đã từng lãnh đạo quân dân ta làm nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc là cho tôi rất cảm phục đại tướng. Biết ơn một người đã làm nên lịch sử làm nên một Điện Biên Phủ vẻ vang cho dân tộc, đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Tuy tim người đã không còn ở với chúng ta nữa nhưng Tướng Giáp (vị tướng năm sao của Việt Nam và là một trong 10 vị tướng của thế giới vẫn sống mãi trong lòng của mỗi con người Việt Nam.
Sau khi dâng hương và viếng mộ dâi tướng xong chúng tôi trở lại xe và tiến hướng tỉnh Quảng Trị thăm một nơi rất linh thiêng, nơi mà các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì tổ quốc vì sự độc lập của dân tộc đã an nghĩ. Đó là nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Khoảng 16h chúng tôi đến nơi tiến hành thắp hương và thực hiện nghi thức dâng hương để tưởng nhớ hương hồn của các chiến sĩ đã hi sinh. 
 Nếu như không được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến tất cả những đau thương, mất mát của một thời – thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người Mẹ xa con, người vợ xa chồng mà không biết có ngày gặp lại thì tôi cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy. Mỗi lần, qua mỗi hành trình chúng tôi đi – đến với những địa chỉ đỏ là từng ấy lần tôi và các bạn sinh viên trong đoàn của tôi không thể không rơi lệ, giọt nước mắt để tưởng nhớ về những người đã quên mình để bảo vệ cho Tổ quốc. Thương lắm khi được biết tại mảnh đất đó thân xác các anh đã không còn nguyên vẹn, từng mảnh, từng mảnh đã hòa cùng cây cỏ, đất trời; Thương lắm với những cánh thư viết vội cho người thân của các Anh. Hầu hết các Anh đã tiên đoán được cái chết sẽ đến với mình bất cứ lúc nào, nhưng trong thư vẫn tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, khuyên người thân đừng buồn khi nghe tin xấu báo về, mà các Anh tự hào khi được làm điều đó, vì các Anh biết rằng mình đã góp được phần nhỏ bé để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, cho người thân được an toàn. Và trong thâm tâm các Anh luôn chắc chắn một điều rằng rồi đây nước nhà sẽ độc lập – ngày ấy sẽ không còn xa. Sau khi thăm viếng nơi yên nghĩ của các Anh chúng tôi lên xe và hướng về thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị nghỉ qua đêm tại khách sạn Hiếu Giang. 
Quảng Trị, Huế: Thành cổ Quảng Trị, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Khải Định, Chùa Thiên Mụ, Đại nội Kinh thành Huế
Ngày 13/8/2014 với chuyến hành trình từ Quảng Trị đến Huế, đầu tiên tôi đến với Thành cổ Quảng Trị và được biết rằng, dưới những thảm cỏ kia là máu xương của chiến sĩ ta đã đổ xuống trong 81 ngày đêm chiến đấu ở Thành cổ, vì vậy đã có bài hát viết rằng “cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ; Xin chớ vô tình với người hi sinh”… Xúc động lắm, ngậm ngùi lắm, khi đã có một thế hệ luôn quên bản thân mình vì đồng đội, vì sự độc lập của nước nhà.  Và khi đã đến Thành cổ Quảng Trị thì tôi mới hiểu hết được lời bài hát “Cây Thiên mệnh trong Thành cổ Quảng Trị” của GS. TS. AHLĐ. Nguyễn Anh Trí, mà tôi phải thú thật rằng, trong suốt chặng đường đi và trước đấy tôi đã nghe và hát đi hát lại rất nhiều lần nhưng cũng không hiểu được là mấy, nhưng đã đến đây rồi thì tôi đã rất hiểu ý nghĩa của bài hát mang lại. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Chú, đã cho chúng cháu hiểu được thêm về Thành cổ Quảng Trị qua lời bài hát.
Rời thành cổ ở thị xã Quãng Trị chúng tôi hướng về thành phố Huế, điểm đến tiếp theo của tôi là lăng vua Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên núi Cẩm Khê sau đó được vua Minh Mạng cho đổi tên là Hiếu Sơn cách cố đô Huế 12km. Sau 14 năm cân nhắc đến năm 1840 nhà vua mới quyết định cho xây lăng ở núi Cẩm Khê, nhưng lăng mới được xây gần một năm thì tháng 1 năm 1841 vua qua đời. Lăng tiếp tục được vua Thiệu Trị cho xây đến năm 1843 thì mới hoàn thành.  Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Chúng tôi thăm quan lang theo sự hướng dẫn của một chị hướng dẫn viên người Huế, một người miền Nam như tôi cũng không phải khó tiếp thu lắm, tiếng nói của các vùng miền hầu như tôi có thể nghe và hiểu được. Chị giới thiệu cho chúng tôi về vua Minh Mạng cũng như quá trình chọn và xây lăng và giải thích cho chúng tôi biết lăng và tẩm của vua sau khi qua đời và đuọc chôn cất trông lăng.
Sau khi thăm Hiếu lăng, một lăng mộ được xây dựng với kiến trúc Á đông thuần nhất chúng tôi được thăm một lăng khác của một vị vua triều Nguyễn là Khải Định (1885 – 1925) với những lối kiến trúc riêng biệt có cả hai yếu tố phương Đông và phương Tây. Lăng Khải Định toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế. Để xây dựng sinh phần cho mình, vua Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ"; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường". Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng. Chúng tôi lại được một chị hướng dẫn viên với giọng nói diệu dàng hướng dẫn, chi giới thiệu về lăng cho chúng tôi. Tôi đã nghe và tìm hiểu nhiều về lăng Khải Đinh nhưng đây là lần đầu tiên trong đời tôi được đến với một công trình kiến trúc độc đáo, mang một vẻ đẹp của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây. Nhưng phía sau của vẻ đẹp lộng lẫy đó là gì thì ít ai chú ý đến, để có tiền xây lăng vua đã xin bọn thực dân Pháp cho tăng thuế điền lên 30% trên cả nước, việc làm này làm cho lịch sử lên án gay gắt. Chịu dưới hai tầng áp bức bóc lột thực dân và phong kiến thời bấy giờ người dân đã rất cơ cực rồi mà còn phải gánh chịu thêm việc tăng thuế đến 30%, đây rõ ràng là một hành động đáng phải lên án của một ông vua bù nhìn cam lòng làm tay sai cho bọn thực dân Pháp.
Tiếp tục cuộc hành trình ở Huế chúng tôi lên xe và đi đến một nơi cũng khá là nổi tiếng ở Huế. Đây là một trong những địa điểm tham quan Huế dường như khá quen thuộc với mọi du khách, dù có đặt chân đến xứ Huế cổ kính, thơ mộng hay chưa. Chợ Đông Ba là điểm dừng chân tiếp theo của đoàn chúng tôi. Tuy rằng chúng tôi chỉ được dừng chân ở đây có 30 phút ngắn ngủi, tôi cùng các bạn vào chợ thưởng thức những đặc sản mang đậm màu sắc Huế và được tham quan đôi nét về khu chợ đã tồn tại hơn trăm năm này.
Một ngày ở xứ Huế thật đầy màu sắc, rời chợ Đông Ba chúng tôi lên xe đến một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Huế đó là chùa Thiên Mụ. Chúng tôi được tham quan và chụp hình tự do khoảng một giờ, đứng trước cổng chùa nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng tôi lại nhớ đến một tác phẩm rất hay của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đó là tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông. Một dòng sông với một vẻ đẹp đầy thơ mộng, được đi vào rất nhiều lòng người yêu mến sông Hương, yêu mến cố đô thông qua thơ ca và những tác phẩm văn học nổi tiếng. Chùa Thiên Mụ được xây dựng từ rất sớm, có thể nhận định đây là một ngôi chùa cổ của Việt Nam. Tương truyền sau khi vào trấn Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện về một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền long mạch, hễ nói xong là bà biến mất.Vì vậy chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây chùa vào năm 1601 và đặt tên là Thiên Mụ Tự. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long ngày nay.
Buổi chiều chúng tôi rời chùa Thiên Mụ đến nơi tham quan cuối cùng trong ngày đó là Kinh thành Huế. Những tia nắng bắt đầu tắt dần trên bầu trời đại nội, chúng tôi tiến vào cổng ở Ngọ môn để đi vào khu vực tham quan. Kinh thành Huế được vua Gia Long cho khởi công xây dựng từ năm 1904 và hoàn thành vào năm 1933 thời vua Minh Mạng, tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Tôi cùng các ban trong đoàn lại được một chị hướng dẫn giới thiệu về tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.
Đoàn chúng tôi được chị hướng dẫn cho đi tham quan từ ngoài vào trong đầu tiên là điện Thái Hòa, tiếp theo chị còn giới thiệu mô hình toàn cảnh khu kinh thành Huế với diện tích gần 500ha. Sau đó chúng tôi cùng chị sang tham quan thái miếu là nơi thờ tự 13 vị vua của triều Nguyễn và Hiển Lâm các. Tôi được tận mắt chứng kiến củu đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm các, thật ra đó là chín cái đỉnh được các vua Nguyễn cho đúc bằng đồng nặng trên 2 tấn. Trên mỗi đỉnh có khắc tên của các vị vua triều Nguyễn như vua Gia Long được khắc trên đỉnh đồng là Cao Đế…Ngoài ra còn có các họa tiết in nổi trên các đỉnh đồng thể hiện núi non, sông nước, cây cối và muôn thú trên đất nước Việt Nam. Để giải thích nguyên nhân tại sao chỉ có chín 

File đính kèm:

  • docxTim hieu thuc te chuyen mon cac tinh mien Trung nam 2014.docx
Giáo án liên quan