Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Những nét chính về diễn biến lần kháng chiến thứ ba chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần qua những trận đánh quyết định.

+ Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.

- Kĩ năng:

+ Sử dụng bản đồ, trình bày vấn đề lịch sử.

+ Phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.

- Thái độ:

+ Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

+ Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, niềm tự hào về truyền thống đánh giặc, biết ơn các anh hùng dân tộc.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án.Lược đồ cuộc kháng chiến chống lần thứ ba quân Nguyên.

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)

* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- GV: Trình bày việc nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.

- HS: Trình bày mục II.1.

- GV: Trình bày diễn biến trận Vân Đồn.

- HS: Trình bày mục II.2.

- GV: Lần thứ xâm lược Đại Việt, dù vua Nguyên có chuẩn bị rất kĩ càng, chu đáo nhưng đoàn thuyền chở lương thực, vũ khí. bị đánh ta. Đoàn chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy cũng đành ngậm ngùi khi không thể kết hợp với quân bộ của Thoát Hoan. Chúng tiếp tục rơi vào tình cảnh như lần trước. Vậy trận đánh nào kết thúc chiến tranh, đè bẹp ý đồ của quân xâm lược ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 14.

- HS: Theo dõi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2019 	 Tuần 13
 	 Tiết 26 
Bài 14: 
 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) (tt)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Những nét chính về diễn biến lần kháng chiến thứ ba chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần qua những trận đánh quyết định.
+ Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ, trình bày vấn đề lịch sử, tự học.
+ Phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.
- Thái độ:
+ Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
+ Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, niềm tự hào về truyền thống đánh giặc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án.Lược đồ cuộc kháng chiến chống lần thứ ba quân Nguyên.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.
- HS: Trình bày.
- GV: Sau hai lần đem quân xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên vô cùng tức giận hạ quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Lần này, vua Nguyên chuẩn bị rất kĩ càng có cả chiến thuyền, đoàn thuyền chở lương thực, vũ khí... để tránh rơi vào tình cảnh như lần trước. Vậy với sự chuẩn bị rất chu đáo như thế, quân Nguyên có đạt được ý đồ hay không ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài 14.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
 III.CUỘC K/C LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN ( 1287 – 1288 )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kết luân - Ghi bảng
HĐ 1:
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết những nét chính về diễn biến giai đoạn đầu của lần thứ ba nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên. 
? Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại, vua Nguyên đã làm gì?
- Giảng: vua Nguyên khi nghe tin con trai là Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đã quyết tâm xâm lược nước ta lần 3. Lần này nhà Nguyên rất thận trọng và chuẩn bị chu đáo.
? Nêu dẫn chứng về việc chuẩn chuẩn bị của nhà Nguyên?
? Em có nhận xét về sự chuẩn bị của nhà Nguyên trong lần xâm lược này ?
? Hai lần xâm lược trước, giặc bị thất bại nguyên nhân lớn là do đâu ?
? Trước nguy cơ đó nhà Trần đã làm gì?
- Yêu cầu Hs trình bày diễn biến của cuộc tấn vào Đại Việt của quân Nguyên.
* Kết luận (chốt kiến thức): Trước thế giặc mạnh, Trần Quốc Tuấn đưa quân về Vạn Kiếp để chặn đường giặc vào Thăng Long. Đây là một chủ trương rất đúng đắn.
Hoạt động 2
? Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương nhưng tại sao tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan?
- Giảng: Trần Khánh Dư là 1 viên tướng có tài, sau thất bại ở trận Vân Đồn ông đã chịu tội với vua Trần, ông xin nhà vua lập công chuộc tội. Vì vậy khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi kéo đến Vạn Kiếp, ông không nản chí chờ bằng được thuyền của Trương Văn Hổ và cho quân đánh dữ dội từ nhiều phía, số lương thực phần bị đắm, phần bị ta chiếm.
? Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?
? Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên như thế nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): Thiếu lương thực, vũ khí, thuốc men, kế hoạch hội quân của Thoát Hoan bị phá sản. Quân Nguyên từ thế chủ động chuyển sang thế bị động. Thời cơ thuận lợi cho nhà Trần đã đến.
Hoạt động 3
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết những nét chính về diễn biến chiến thắng Bạch Đằng. Có kĩ năng sử dụng bản đồ, trình bày vấn đề lịch sử.
? Đợi mãi không thấy thuyền lương, Thoát Hoan đã làm gì?
? Trước tình thế đó quân Nguyên đã làm gì?
? Vua tôi nhà Trần đã làm gì đối với quân Nguyên?
? Dựa vào đâu mà vua Trần và Trần Quốc Tuấn chọn sông Bạch Đằng làm nơi mai phục? 
-Yêu cầu HS trình bày biễn biến trên sông Bạch Đằng = lược đồ.
=> GV trình bày sơ lược để học sinh nắm.
?Trận chiến trên sông Bạch Đằng đạt kết quả gì?
? Trận Bạch Đằng 1288 có ý nghĩa gì?
- HS: Tiến hành cuộc xâm lược nước ta lần thứ ba
- Chú ý lắng nghe.
- Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung hàng chục vạn quân, hàng trăm chiếc thuyền, hàng chục vạn thạnh lương,
- HS: Đầy đủ, chu đáo, kĩ lưỡng.
- HS: Thiếu lương thực, chuẩn bị chưa chu đáo.
- Dựa vào SGK đọc thông tin và lên bảng trình bày trên lược đồ.
-HS: Ô Mã Nhi cho rằng quân ta yếu không cản được chúng nên không bảo vệ đoàn thuyền lương. 
- Chú ý lắng nghe.
- Làm cho quân giặc rơi vào tình trạng khốn đốn, tinh thần hoang mang.
- Gặp khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng.
- Cho quân vào chiếm Thăng Long, trước mắt chúng vẫn là vường không, nhà trống.
- Binh lính tàn phá, cướp bóc của dân.
- Quyết định mở cuộc phản công và mai phục trên sông Bạch Đằng.
- Địa thế hiểm trở là nơi đã từng chiến thắng trước quân giặc.
- Dựa vào SGK và trình bày trên lược đồ.
-HS:
Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
-HS:
 Đập tan mộng xâm lăng của giặc Nguyên.
III.CUỘC K/C LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN ( 1287 – 1288 )
1.Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
a. Hoàn cảnh.
- Vua Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần 3.
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.
b. Diễn biến.
- Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công vào Đại Việt đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.
- Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp xây dựng căn cứ.
- Ô Mã Nhi chỉ huy quân theo đường biển tiến vào nước ta...
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương qua Vân Đồn bị quân ta đánh ra từ nhiều phía dữ dội.
*Kết quả: 
Phần lớn thuyền lương của bị đắm, phần còn lại bị quân Trần chiếm.
*Ý nghĩa:
Làm cho quân giặc rơi vào tình trạng khốn đốn, tinh thần hoang mang.
3.Chiến thắng Bạch Đằng.
 a. Hoàn cảnh.
- Cuối tháng 1/1288, Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long.
- Nhà Trần thực hiện “Kế hoạch vườn không nhà trống”, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến.
b. Diễn biến.
- 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Ta nhữ địch vào sâu trong trận địa.......
c. Kết quả: 
Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
d. Ý nghĩa:
 Đập tan mộng xâm lăng của giặc Nguyên.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (3’)
* Mục tiêu của hoạt động: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày một sự kiện lịch sử.
- GV: Trình bày việc nhà Nguyên xâm lược Đại Việt trên lược đồ.
- HS: Trình bày mục II.1.
- GV: Trình bày diễn biến trận Vân Đồn.
- HS: Trình bày mục II.2.
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Có kĩ năng, phương pháp học tập lịch sử đúng.
- Chuẩn bị tiết sau học: Bài 14. Phần II.3.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5. Hướng dẫn về nhà: 
 	- Học bài, xem mục IV và trả lời các câu hỏi giữa bài.
- Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện các chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
IV/ Rút kinh nghiệm:
.......................
Ngày soạn: 28/10/2019 Tuần: 13
 Tiết: 26
Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN THẾ KỈ XIII 
(Tiết 4)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Những nét chính về diễn biến lần kháng chiến thứ ba chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần qua những trận đánh quyết định.
+ Tinh thần đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ, trình bày vấn đề lịch sử.
+ Phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến.
- Thái độ:
+ Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
+ Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, niềm tự hào về truyền thống đánh giặc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án.Lược đồ cuộc kháng chiến chống lần thứ ba quân Nguyên.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Trình bày việc nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
- HS: Trình bày mục II.1.
- GV: Trình bày diễn biến trận Vân Đồn.
- HS: Trình bày mục II.2.
- GV: Lần thứ xâm lược Đại Việt, dù vua Nguyên có chuẩn bị rất kĩ càng, chu đáo nhưng đoàn thuyền chở lương thực, vũ khí... bị đánh ta. Đoàn chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy cũng đành ngậm ngùi khi không thể kết hợp với quân bộ của Thoát Hoan. Chúng tiếp tục rơi vào tình cảnh như lần trước. Vậy trận đánh nào kết thúc chiến tranh, đè bẹp ý đồ của quân xâm lược ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 14.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kết luận - Ghi bảng
Hoạt động 3
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
? Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên của dân tộc ta đều giành thắng lợi?
? Hãy nêu 1 số dẫn chứng vế tinh thần đoàn kết của dân tộc ta? 
? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?
? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
? Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến?
- Khẳng định: Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của quân và dân ta trong 3 lần kháng chiến.
Hoạt động 4
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
? Những thắng lợi đó có ý nghĩa gì?
? Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên? 
- Giảng: Dùng mưu trí mà đánh giặc, lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh.
* Kết luận (chốt kiến thức): Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, sự đoàn kết quân dân, chiến lược chiến thuật đúng đắn, lại có những vị tướng tài giỏi nên ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đều giành thắng lợi. Từ những thắng lợi này đã để lại ý nghĩa lịch sử hết sức sâu xa. Nhân dân ta tự hào vì truyền thống chống giặc ngoại xâm rất đỗi hào hùng, tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường đáng trân trọng.
- Dựa vào SGK trả lời
- Theo lệnh triều đình nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương vườn không nhà trống; hội nghị Diên Hồng; quân sĩ thít vào tay 2 chữ Sát Thát 
- Vua Trần thường về địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân; giải quyết bất hoà trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc.
- Nghĩ ra cách độc đáo, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn, là tác giả của bài: Hịch tướng sĩ.
- Kế hoạch vườn không nhà trống, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù; biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo, buộc địch từ thế mạnh sanh thế yếu, ta từ bị động sang chủ động.
- Chú ý lắng nghe.
- Đánh bại tham vọng của quân Mông- Nguyên; bảo vệ nền độc lập dân tộc. 
- Một nước nhỏ luôn đương đầu với nước lớn...
- HS lắng nghe. 
IV. SGK
1. Nguyên nhân thắng lợi.
- Trong 3 lần kháng chiến tất cả nhân dân đều tham gia.
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt trong mỗi cuộc kháng chiến.
- Thắng lợi cả 3 lần chống quân Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hy sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần.
 - Thắng lợi đó không tách rời với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của của vương triều Trần.
2. Ý nghĩa.
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên với các nước khác.
- GV nhấn mạnh: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc thiên tài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên vang dội. Sự nghiệp, tài năng và hơn hết là nhân cách lớn lao, vĩ đại của ông đã để lại trong lòng người dân muôn đời lòng biết ơn sâu sắc. Và Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn đã hoá Thánh trong tâm thức dân gian, trong niềm ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử, kết tinh cả truyền thống tinh hoa của văn hoá nước Việt.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày một sự kiện lịch sử trên lược đồ ; phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến. Có lòng tự hào về truyền thống của dân tộc.
- GV: So sánh cách đánh giặc của nhà Trần trong lần thứ ba với hai lần trước.
- HS so sánh: 
+ Giống: Cả ba lần dân đều thực hiện “vườn không nhà trống”, đánh vào điểm yếu của giặc, phản công truy kích.
+ Khác: Lần thứ ba, ta triệt đường lương thực, phân tán lực lượng địch, mai phục, nhử giặc vào trận địa bãi cọc ngầm,
- GV: Vị tướng lừng danh nào ở thời trần được tổ chức UNESCO công nhận và vinh danh là Đại tướng thế giới ?
- HS: Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn.
- Nêu những nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
 	 - Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của dân tộc ta? 
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Có kĩ năng, phương pháp học tập lịch sử.
- Chuẩn bị tiết sau học: Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5. Hướng dẫn về nhà: 
 	- Học bài, xem 15, mục I và trả lời các câu hỏi giữa bài.
- Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện các chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
- Nhận xét gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?
	- Vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội.
IV/ Rút kinh nghiệm:
........................

File đính kèm:

  • docLS 7 - T13.doc.doc
Giáo án liên quan