Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu bài học: HS cần đạt các mục tiêu sau:

1. Kiến thức: Thấy được :

- Các vua nhà Đinh - Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, XH cũng có nhiều thay đổi.

2. Tư tưởng: Giáo dục ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng các truyền thống VH của ông cha.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ về tổ chức xã hội thời Đinh- Tiền Lê ; phân tích và rút ra ý nghĩa những thành tựu kinh tế, văn hoá thời Đinh - Tiền Lê ; Đánh giá công lao các vị anh hùng dân tộc.

II. Tài liệu và phương tiên:

- Giáo án, SGK, SGV, TLTK

- Tranh H20(sgk).

 

doc316 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp Hồ Chí Minh).
- Về sau ngoại thương bị hạn chế.
* Hoạt động 3: 
5. Củng cố: 
- Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII?
( HS trao đổi theo nhóm).
* Hoạt động 4: 
6. Hoạt động tiếp nối: HDVN: 
- Học bài.
- Chuẩn bị bài sau: Mục II. "Văn hoá".
7. Dự kiến KT - ĐG.
Việc chuẩn bị bài học tiếp theo của HS.
 Ngày 17/2/2014.
 TT CM: Đã duyệt.
 Trần Hải.
Ngày soạn: 14.2.2014.
Tiết 49- Bài 23:
KINH TẾ , VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII (T2).
I. Mục tiêu bài học: HS cần đạt các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Hiểu được những nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI-XVIII. Thấy rõ những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo (đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta), văn học (sự ra đời chữ Quốc Ngữ), nghệ thuật.
2. Tư tưởng: Giáo dục ý thức: Trân trọng, phát huy, bảo vệ những thành tựu văn hoá, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
3. Kĩ năng: Rèn KN mô tả, KN so sánh, nhận xét, đánh giá lịch sử.
* Tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu - phương tiện DH:
1. GV: Giáo án, SGK, TLTK; Tranh H53,54-sgk.
2. HS: SGK; đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1:
1. Tổ chức lớp: 
Lớp
Thứ
Ngày
Tiết
Sĩ số
HS nghỉ
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong - Đàng Ngoài như thế nào? Nhận xét?
? Tại sao thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị?
3. Giới thiệu bài học: 
Mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương Tây được mở rộng.
* Hoạt động 2:
4. Dạy - học bài mới: 
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.
? Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào?phát triển ra sao?
(Nho giáo Phật giáo, Đạo giáo và sau đó thêm Thiên Chúa giáo….)
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
? Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn?
(Do các thế lực phong kiến tranh giành địa vị…vua Lê trở thành bù nhìn….)
? Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt tư tưởng như thế nào?
(Hội làng: là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử với các hình thức sinh hoạt văn hoá(…); thờ Thành Hoàng làng, thờ tổ tiên…)
* T. Hợp: Các hình thức sinh hoạt văn hóa
-> GD HS lòng tự hào những nét sinh hoạt văn hóa của tổ tiên.
? Quan sát hình 53. Bức tranh miêu tả cảnh gì?
(Buổi biểu diển võ nghệ tại các hội làng. Hình thức phong phú, nhiều thể loại: Đấu kiếm, đua ngựa, bắn cung,....)
? Hình thức sinh hoạt văn hoá có tác
 dụnggì?(Thắt chặt tình đoàn kết - giáo dục tình yêu quê hương đất nước...)
? Đạo Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ đâu?Vì sao lại xuất hiện ở nước ta?
(Bắt nguồn từ châu Âu. Thế kỉ XVI các giáo sĩ phương Tây- Bồ Đào Nha, theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên Chúa...Sang TK XVII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng
 Hoạt động của đạo Thiên chúa không phù hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh-Nguyễn nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo)
? Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
 (GV nhấn mạnh vài trò của A- lếch- xăng đơ Rốt )
? Theo em chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hoá dân tộc?
 ( HS thảo luận nhóm )
(- Là chữ viết tiện lợi.
- Là công cụ thông tin rất thuận tiện, đóng vai trò quan trọng trong văn học viết….) 
? Văn học giai đoạn này bao gồm mấy bộ phận?
(2bộphận: + Vặn học bác học.
 + Văn học dân gian.
? Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những nhà thơ nhà văn nào nổi tiếng? Nội dung VH Nôm? 
- HS đọc phần in nghiêng SGK. 
? Nghệ thuật dân gian thời kì này? 
( thể loại, nội dung ?)
( Nội dung: phản ảnh tinh thần, tình cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động…)
* T.Hợp: HS xem H54-sgk->củng cố, giáo dục ý thức giữ gìn di sản văn hóa của tổ tiên.
I. Văn hoá:
1. Tôn giáo:
- Nho giáo vẫn được chính quyền đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- ND giữ nếp sống văn hoá truyền thống (qua các lễ hội) -> thắt chặt tình đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước.
- 1533, đạo Thiên Chúa truyền bá vào nước ta (do các giáo sĩ Bồ Đào Nha).
2. Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ:
- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt (mục đích truyền đạo).
3. Văn học và nghệ thuật dân gian:
* Văn học:
- TK XVI-XVII, tuy VH Hán chiếm ưu thế, nhưng Văn học chữ Nôm cũng phát triển:
Tác phẩm “Thiên Nam ngữ lục”; tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…
- Nội dung: Viết về hạnh phúc con người, tố cáo bất công xã hội…
- Văn học dân gian pt phong phú: truyện tiếu lâm, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn… 
* Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn, ảo thuật...; sân khấu chèo tuồng
- Nghệ thuật điêu khắc: Điêu khắc gỗ (Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay)
* Hoạt động 3: 
5. Củng cố: 
- Ở thế kỉ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào?
- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hãy kể tên một số công trình nghệ thuật dân gian mà em biết?
* Hoạt động 4: 
6. Hoạt động tiếp nối: HDVN: 
- Học bài( câu hỏi sgk).
- Tìm hiểu trước bài 24.
7. Dự kiến KT - ĐG.
Việc chuẩn bị bài học tiếp theo của HS.
Ngày soạn: 14.2.2014.
Tiết 50 - Bài 24:
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
I. Mục tiêu bài học: HS cần đạt các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: 
- Biết được những biểu hiện về đời sống cực khổ của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện trạng đó.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước PK, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.
2. Tư tưởng: 
- Thấy rõ sức mạnh quật khởi của của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
3. Kĩ năng: 
- Sử dụng lược đồ; đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
* Tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu - phương tiện DH:
1. GV: Giáo án, SGK, TLTK; Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVI-XVIII ( H55-sgk).
2. HS: SGK; đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1:
1. Tổ chức lớp: 
Lớp
Thứ
Ngày
Tiết
Sĩ số
HS nghỉ
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Sự phát triển của Tôn giáo và sự ra đời chữ Quốc Ngữ?
? Văn học, nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển như thế nào? Nhận xét?
3. Giới thiệu bài học: 
Ở bài học trước, chúng ta đã thấy chính quyền chúa Trịnh không chăm lo phát triển nên sản xuất Đàng Ngoài bị trì trệ, kìm hãm. Tình trạng đó kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
* Hoạt động 2:
4. Dạy - học bài mới: 
 Hoạt động của GVvà HS
 Nội dung cần đạt
- HS đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 1.
? Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII?
( Mục nát đến cực độ: Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc, quan lại hoành hành đục khoét ND..)
- HS đọc phần in nghiêng SGK
-> GV nhấn mạnh: Từ tầng lớp vua chúa, quan lại, hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phỡn không còn kỉ cương, phép tắc.
? Chính quyền PK mục nát dẫn đến hậu quả gì về sản xuất?
(Nông nghiệp đình đốn: Đê vỡ, lũ lụt, nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút…)
? Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề bất công như thế nào?
(HS đọc đoạn viết sử của Phan Huy Chú)
=> nhân dân bị đẩy tới bước đường cùng. Họ vùng lên đấu tranh…Đây là nét đen tối của bức tranh lịch sử nửa sau thế kỉ XVIII.
- HS đọc SGK và tìm hiểu mục 2
* T.Hợp: GV yêu cầu HS quan sát LĐ H55-sgk: Nhận xét về địa bàn, quy mô các cuộc k/n.
 GV giải thích kí hiệu các con số để chỉ tên cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng. 
 GV giới thiệu lần lược tất cả các cuộc khởi nghĩa.
? Nhìn trên lược đồ, em cho biết các cuộc k/n nổ ra ở những địa bàn nào? Quy mô các cuộc k/n?
(Lan rộng khắp đồng bằng BB và vùng Thanh-Nghệ) -> Quy mô rộng.
- GV tường thuật cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu tiêu biểu cho ý chí nguyện vọng của nông dân vào năm 40 của TK XVIII; cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.
? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa? 
- ( HS trao đổi nhóm)
(Rời rạc, không liên kết thành phong trào rộng lớn…)
? Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII?
1. Tình hình chính trị:
- Từ giữa XVIII, chính quyền Lê-Trịnh ăn chơi sa đoạ. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
- Quan lại, địa chủ cướp đoạt RĐ; sx nông nghiệp đình đốn; thiên tai hạn hán liên miên; công-thương nghiệp sa sút;
 Nông dân chết đói; phiêu tán khắp nơi… 
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn:
* Trong khoảng 30 năm giữa TK XVIII, hàng loạt các cuộc k/n nông dân nổ ra (Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh - Nghệ):
+ K/n Nguyễn Dương Hưng (1737) - Sơn Tây.
+ K/n Lê Duy Mật (1738-1770) - Thanh Hoá - Nghệ An.
+ K/n Nguyễn Danh Phương (1740-1751) - Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
+ K/n Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) - Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hoá-Nghệ An.
+ K/n Hoàng Công Chất(1739-1769) - Tây Bắc( Điện Biên- Lai Châu).
* Kết quả- ý nghĩa các cuộc k/n:
- Các cuộc k/n trước sau đều thất bại, nhưng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.
* Hoạt động 3: 
5. Củng cố: 
? Nguyên nhân chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài TX XVIII là gì? 
? Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Thời gian hoạt động
Người lãnh đạo
Khu vực hoạt động
Kết quả
* Hoạt động 4: 
6. Hoạt động tiếp nối: HDVN: 
- Học bài ( Trả lời câu hỏi sgk). 
- Tìm hiểu trước bài 25 - “ Phong trào Tây Sơn”
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến phong trào Tây Sơn.
7. Dự kiến KT - ĐG.
Việc chuẩn bị bài học tiếp theo của HS.
 Ngày 17/2/2014.
 TT CM: Đã duyệt.
 Trần Hải.
Ngày soạn: 21.2.2014.
Tiết 51- Bài 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN (T1).
I. Mục tiêu bài học: HS cần đạt các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Biết được:
- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau TK XVIII, từ đó dẫn đến phong trào đấu tranh của nông dân mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Lãnh đạo: Ba anh em Nguyễn Nhạc; căn cư ở Tây Sơn; lực lương tham gia k/n và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2. Tư tưởng: Khâm phục sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3. Kĩ năng: Rèn KN:
- Lập niên biểu, trình bày tiến trình cuộc k/n.
- Tường thuật một số trận đánh quan trọng trên lược đồ…Sử dụng lược đồ kết hợp với trình bày sự kiện.
* Tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu - phương tiện DH:
1. GV: Giáo án, SGK, TLTK; 
- LĐ H56(SGK): Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
2. HS: SGK; đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1:
1. Tổ chức lớp: 
Lớp
Thứ
Ngày
Tiết
Sĩ số
HS nghỉ
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Vì sao nhân dân Đàng Ngoài vùng lên chống lại chính quyền phong kiến họ Trịnh?
b. Chọn các chữ cái đứng đầu dòng 2 cột nối lại với nhau sao cho phù hợp:
A. Năm 1737	M. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
B. Năm 1738-1770	N. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.
C. Năm 1770-1751	L. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
D. năm 1741-1751	K. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
E. Năm 1739-1769	H. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
3. Giới thiệu bài học: 
GV hỏi: tình hình xã hội Đàng Trong vào lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài? Vì sao nhân dân ở cả hai miền đều bị Chính quyền PK áp bức bóc lột? Chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội Đàng Trong...
* Hoạt động 2:
4. Dạy - học bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
- HS đọc sgk tìm hiểu mục 1
? Nêu những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu?
- HS đọc phần in nghiêng sgk
? Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
( Hoang phí, xa xỉ, tham nhũng)
? Đời sống nông dân Đàng Trong? có gì khác với nông dân Đàng Ngoài? 
( Đều cơ cực. Vì đều bị g/c pk bóc lột thậm tệ…)
=> Nỗi bất bình ngày càng dâng cao. Họ sẽ vùng dậy đấu tranh.)
- GV: Phong trào nông dân ở Đàng Trong giai đoạn này phát triển mạnh, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khởi nghĩa do người tên Lành cầm đầu ở Quảng Ngãi năm 1695. Khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Đông Phố(Gia Định-1747); khởi nghĩa chàng Lía …
- HS tìm hiểu nội dung mục 2.
? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?(sgk)
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?
(xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân; khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”…)
- GV: Chỉ trên lược đồ về căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.
* T.Hợp: Nhận xét căn cứ địa của anh em Tây Sơn?
 (Hiểm yếu, được nhân dân ủng hộ…)
? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại chuyển căn cứ xuống Tây Sơn hạ đạo? - HS thảo luận nhóm
(Vì lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa, địa bàn gần vùng đồng bằng…)
? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
- HS đọc phần in nghiêng SGK.
? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn? (Đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho người dân nghèo) 
I- KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII.
- Từ giữa TK XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, khét tiếng tham nhũng.
- Ở địa phương: Quan lại cường hào kết bè cánh, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân bị cướp RĐ, chịu nhiều thứ thuế -> Oán giận chính quyền họ Nguyễn.
=> Đó chính là ng.nhân bùng nổ các cuộc k/n, tiêu biểu là k/n Tây Sơn.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ:
a. Lãnh đạo:
 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
b. Căn cứ:
- Tây Sơn thượng đạo.
- Tây Sơn hạ đạo.
c. Lực lượng;
- Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc (Chăm, Ba na), thợ thủ công, thương nhân, hào mục địa phương.
* Hoạt động 3: 
5. Củng cố: 
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ? 
- Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì? - HS trao đổi.
(địa thế ? thời cơ? Lực lượng?...)
* Hoạt động 4: 
6. Hoạt động tiếp nối: HDVN: 
- Học bài ( câu hỏi sgk)
- Tìm hiểu trước PII- “Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân XL Xiêm”.
7. Dự kiến KT - ĐG.
Việc chuẩn bị bài học tiếp theo của HS.
Ngày soạn: 21.2.2014.
Tiết 52 - Bài 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN (T2).
I. Mục tiêu bài học: HS cần đạt các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: 
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn: Chiếm thành Quy Nhơn(1773), lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong(1777), tiêu diệt quân xâm lược Xiêm(1785)
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ trong chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
2. Tư tưởng: 
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
3. Kĩ năng: Rèn KN:
- Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ; biễn biến chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút
- Nhận xét, đánh giá vai trò của nghĩa quân Tây Sơn; những chiến thắng vang dội.
* Tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu - phương tiện DH:
1. GV: Giáo án, SGK, TLTK; 
- Lược đồ H57- sgk: Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
- Lược đồ H58- sgk: Chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút.
2. HS: SGK; đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1:
1. Tổ chức lớp: 
Lớp
Thứ
Ngày
Tiết
Sĩ số
HS nghỉ
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII như thế nào?
b. Khởi nghĩa Tây Sơn? ( Lãnh đạo, căn cứ, lực lượng?)
3. Giới thiệu bài học: 
* Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh. Ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến chúa Nguyễn thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
* Hoạt động 2:
4. Dạy - học bài mới: 
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
* T.Hợp: GV s.dụng l.đồ: Giới thiệu các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tương ứng với các địa danh.
- GV: Chỉ lược đồ thành Quy Nhơn(Huyện Tây Sơn ,tỉnh Bình Định ).
- GV:Kể chuyện: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, cho quân lính nhốt vào cũi rồi khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn 
tấn công từ ngoài vào. Chỉ trong một đêm nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn .
(- GV: Đính niên đại 1773 lên địa danh Quy Nhơn ở lược đồ).
? Nhận xét cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc? Thành Quy Nhơn thuộc về Tây Sơn có ý nghĩa gì?
(Độc đáo sáng tạo; Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được một thành luỹ dinh thự của bọn quan lại. uy thế chính trị của chúng suy sụp, trái lại uy thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh có hành động gì? ( Đánh chiếm Phú Xuân…)
?Nghĩa quân T.S ở vào tình thế ntn? Nguyễn Nhạc đã làm gì?
(Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh tập trung LL đánh Nguyễn)
- GV(giảng): từ năm 1776-1783 nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ.
? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi?
(Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc…)
? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
(Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. 1784, hơn 5 vạn thủy, bộ Xiêm kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định(các tỉnh miền Tây Nam Bộ), gây nhiều tội ác đối với nhân dân)
- GV sử dụng lược đồ H57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai hướng mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ trên Rạch Giá (Kiên Giang); 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
* T.Hợp: - GV s.dụng LĐ H58-sgk trình bày diễn biến.
- GV chỉ lược đồ địa danh Mĩ Tho (Đại bản doanh của nghĩa quân) chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến…)
? Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này?
(HS: Trả lời theo SGK).
* T.Hợp: - GV nói thêm: Các cù lao Thới Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bên bờ cây cỏ rậm rạp
- GV giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, Bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo lược đồ: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút .
- GV đính niên hiệu 1785 vào lược đồ H57 
? Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào?
( HS trao đổi theo nhóm).
II- TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
- Tháng 9/1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn -> Địa bàn mở rộng từ Quảng Nam- Bình Thuận.
- Chúa Trịnh cho quân đánh chiếm Phú Xuân(Huế) -> chúa Nguyễn vượt biển vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở thế bất lợi -> Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn..
- Năm 1777, Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn-> chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
a) Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b) Diễn biến - Kết quả:
- Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm chiếm miền Tây Gia Định.
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ vào Gia Định, chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa.
- Quân Xiêm bị đánh bất ngờ nên thiệt hại nặng…Nguyễn Ánh thoát chết chạy sang Xiêm.
c) Ý nghĩa:
- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong LS chống ngoại xâm của dân tộc.
- Chiến thắng đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
* Hoạt động 3: 
5. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung bài
- Các mốc niên đại quan trọng gắn với từng sự kiện? Ý nghĩa của từng sự kiện?
* Hoạt động 4: 
6. Hoạt động tiếp nối: HDVN: 
- Về nhà học bài (câu hỏi sgk).
- Chuẩn bị trước phần III-Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh.
7. Dự kiến KT - ĐG.
Việc chuẩn bị bài học tiếp theo của HS.
 Ngày 24/2/2014.
 TT CM: Đã duyệt.
 Trần Hải. 
Ngày soạn: 28/2/2014.
Tiết 53 - Bài 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN (T3).
I- Mục tiêu bài học : HS cần đạt các mục tiêu sau:
1. Kiến thức : Sự phát triển của phong trào Tây Sơn: Phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền vua Lê- chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước (1788); chống quân Thanh (1788-1789).
2. Tư tưởng: 
- Tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa qu

File đính kèm:

  • docGiao an su 7 20142015.doc