Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc

II. Diễn biến phong trào Tây Sơn ( tiếp theo)

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 Dạy nội dung bài mới

Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm, lực lượng quân Tây Sơn trở nên hùng mạnh để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quân Tây Sơn đã tiến hành lật đổ chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho việc thống nhất đất nước như thế nào?

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy : 7A3
Tuần : 25
Tiết : 47
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (TT)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 Dạy nội dung bài mới
Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đổ quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG VIẾT BẢNG
16’
GV: Tường thuật trên bản đồ:
- Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Tháng 9/1773, nghĩa quân hạ được phủ thành.
GV Kể chuyện: Để hạ được phủ thành, Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi rồi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong đánh ra phối hợp với quân Tây Sơn tiến công từ ngoài vào, chỉ trong một đêm nghĩa quân đã hạ được phủ thành Quy Nhơn.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc?
Hỏi: Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì?
Hỏi: Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh có hành động gì?
Hỏi: Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh?
Hỏi: Sau khi rảnh tay đối phó với quân Trịnh, Tây Sơn đã tấn công quân Nguyễn như thế nào?
Hỏi: Vì sao khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi?
Hỏi: Thắng lợi ban đầu này của nghĩa quân có ý nghĩa gì?
GV: Cuộc tấn công tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn giành thắng lợi nhưng Nguyễn Ánh chạy thoát cầu cứu quân Xiêm, xâm lược nước ta.
GV: Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm.
Hỏi: Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
GV: Tường thuật trên bản đồ:
- Năm 1784, Vua Xiêm cử hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem hai vạn thuỷ quân và 300 thuyền chiến cùng Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên Gia Định.
- Vua Xiêm sai ba vạn bộ binh đóng tại ChânLạp. Cuối tháng 7/1784, thuỷ quân Xiêm đổ bộ lên Kiên Giang (Rạch Giá) sau khi 
Hỏi: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Cách hạ thành táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ nên địch bị động.
 Từ vùng Quảng Ngãi đến Bình Thuận nghĩa quân đã làm chủ sau khi chiếm được thành Quy Nhơn.
- Chúa Trịnh phái mấy vạn quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).
- Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định, trong lần tiến quân thứ hai (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị lật đổ.
- Do có sức mạnh to lớn của nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa.
- Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào.
- Thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc.
- Đập tan thế lực thống trị đã mục nát ở Đàng Trong, gây được lòng tin trong nhân dân.
- Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm, vua Xiêm lợi dụng cơ hội này, thực hiện âm mưu chiếm đất Gia Định.
- Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất.
- Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường
II. diễn biến phong trào Tây Sơn: ( học sinh lập bảng niên biểu)
-1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn, địa bàn hoạt động đến Bình Thuận.
-1776, Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh để đánh chúa Nguyễn.
- 1777, Chính quyền họ Nguyễn bị sụp đổ.
- 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm kéo vào chiếm miền Tây Gia Định.
- 1785, Nguyễn Huệ đánh ta quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang)
4. Củng cố, luyện tập (6’)
- Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập: 2, 4 tr69.
- Đọc trước phần III: Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Trịnh.
? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
? Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”?
Lớp dạy : 7A3
Tuần : 25
Tiết : 48
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (TT)
II. Diễn biến phong trào Tây Sơn ( tiếp theo)
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 Dạy nội dung bài mới
Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm, lực lượng quân Tây Sơn trở nên hùng mạnh để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quân Tây Sơn đã tiến hành lật đổ chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho việc thống nhất đất nước như thế nào?
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG VIẾT BẢNG
15’
15’
GV: Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, lực lượng quân Tây Sơn trở nên hùng mạnh, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Quá trình lật đổ chính quyền họ Trịnh của Tây Sơn diễn ra khá nhanh. Việc đầu tiên là phải hạ thành Phú Xuân.
Hỏi: Tình hình Đàng Ngoài như thế nào?
Hỏi:Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”?
* GV Giảng: Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh (Trịnh Khải) bị dân bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đây sụp đổ. Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê (Lê Hiển Tông), rồi trở về Nam.
* Hỏi: Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ I ( năm 1786)?
Hỏi: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh và họ Nguyễn là gì?
* GV: Cho HS đọc SGK mục 2.
GV: Chỉ lược đồ ba vùng, ba anh em Tây Sơn nắm giữ.
(Kiểm soát chặt ché mọi hoạt động của Đàng Trong, thi hành các chính sách tốt hơn trong vùng mình cai quản).
Hỏi: Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam tình hình Bắc Hà như thế nào?
* GV: Vậy nguyễn Hữu Chỉnh là ai? (Nói về nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh: Là tướng của chúa Trịnh theo hàng Tây Sơn, có tài, am tường tình hình Bắc Hà, có tham vọng lớn,...). Yêu cầu HS nhận xét về Nguyễn Hữu Chỉnh (kẻ cơ hội, sẵn sàng làm mọi việc để đạt được mục đích)
- Nghe tin Chỉnh có ý đồ làm phản, Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh, Chỉnh bị giết còn Lê Chiêu Thống trốn thoát sang Quãng Tây (TQ). Diệt được Chỉnh đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Vì vậy, giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Tình hình Bắc Hà được yên ổn.
- Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
* Hỏi: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Câu hỏi: Từ 1773-1788, nghĩa quân Tây Sơn đã làm được những việc gì? Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn giành thắng lợi?
* GV: Liên hệ về nhân vật Hồ Quý Ly, kháng chiến chống quân Mông-Nguyên “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc“..., giáo dục tư tưởng học sinh.
* HS: - Bấy giờ quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận. Mùa hè năm 1786 Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh Phú Xuân. Tháng 6.1786 Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân, nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh bạc nhược bị tiêu diệt nhanh chóng. Thừa thắng Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Từ đây Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.
* HS: Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình và nhiều người còn tưởng nhớ đến nhà Lê.
* HS: - 6/1786: Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
 - Giữa 1786: Tiến ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh.
HS: Tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
* HS: 
- Sau khi Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh (Trịnh Bồng), phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp. Sau khi đánh dẹp những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng ra mặt chống đối Tây Sơn. Mưu đồ này được bộc lộ trong câu thơ:
 “Đường trời mở rộng thênh thênh, 
 Ta đây cũng một triều đình kém ai”
- Sự nghiệp của Nguyễn Huệ là chính nghĩa, phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân (diệt họ nguyễn, họ Trịnh, tạo điều kiện thống nhất đất nước ..) nên được nhân dân ủng hộ.
- Thái độ cầu hiền, trân trọng các sĩ phu Bắc Hà của Nguyễn Huệ được các sĩ phu hết sức ủng hộ như Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích .. 
HS: Thảo luận và trình bày: 
- Lật đổ được chính quyền PK Nguyễn, đánh tan quân Xiêm, chính quyền họ Trịnh và các lực lượng phản loạn.
- Nhờ các yếu tố:
+ Nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân những nơi mà Tây Sơn đặt chân đến.
+ KN từ lúc nổ ra đã hợp với lòng dân.
+ Có bộ chỉ huy tài giỏi, không chỉ giỏi chiến thuật mà còn cả trong việc thu phục các tầng lớp sĩ phu.
- 6/1786 quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
- Giữa 1786 Chính quyền họ Trịnh bị lật đổ.
- Giữa 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long thu phục Bắc Hà.
4. Củng cố, luyện tập (6’)
- Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ I ( năm 1786)?
- Từ 1773-1788, nghĩa quân Tây Sơn đã làm được những việc gì? Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn giành thắng lợi?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Học thuộc bài theo sách giáo khoa 
- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về nghĩa quân Tây Sơn 
- Đọc trước phần “Tây Sơn đánh tan quân Thanh” 
 + Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
	+ Lập niên biểu của phong trào Tây Sơn từ 1771-1789?
Lớp dạy : 7A3
Tuần : 26
Tiết : 49
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (tt)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 Dạy nội dung bài mới
Mùa xuân năm 1771, ba anh em Tây Sơn vùng lên khởi nghĩa. Từ căn cứ Tây Sơn thượng đạo, nghĩa quân mở rộng căn cứ xuống Tây Sơn hạ đạo. Rồi từ đó nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, họ Trịnh, vua Lê, đánh tan quân Xiêm. Khi vua Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh sang xâm lược nước ta. Nghĩa quân Tây Sơn kéo ra Bắc trừng trị thế lực cướp nước và bán nước. Để thấy được Tây Sơn đánh tan quân Thanh như thế nào chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG VIẾT BẢNG
08’
GV: Sau khi lật đổ họ Trịnh, Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, nhưng Lê Chiêu Thống bất tài không cai quản nổi Bắc Hà đã phải nhờ vào Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền ra mặt chống Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt Lê Chiêu Thống bơ vơ thế cùng lực kiệt. 
Hỏi: Trong tình hình đó, Lê Chiêu Thống đã phải làm gì?
Hỏi: Nhà Thanh có thái độ như thế nào? 
Hỏi: Vì sao quân Thanh lại xâm lược nước ta?
GV: Tường thuật trên lược đồ.
Hỏi: Trước thế giặc mạnh quân Tây Sơn đã hành động như thế nào?
Hỏi: Có ý kiến cho rằng quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long vì hèn nhát, em có đồng ý với ý kiến đó không?
 (Mời các em quan sát trên màn hình vị trí của phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn)
Hỏi: Tại sao nghĩa quân lại lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn?
Hỏi: Chiếm được Thăng Long dễ dàng, quân cướp nước và bán nước có hành động như thế nào?
Em có suy nghĩ gì về hành động của bè lũ Lê Chiêu Thống?
Được tin quân Thanh xâm lược nước ta. Quân Tây Sơn đã tiến ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược
tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung (ngày 22.12.1788).
Hỏi: Việc lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì đối với nước ta lúc này? 
- Đến Nghệ An (GV chỉ địa danh Nghệ An) Quang Trung tuyển thêm quân và làm lễ duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh truyền cho tất cả mọi người ngồi nghe lệnh rồi dụ họ rằng (
Hỏi: Việc làm của Quang Trung ở Nghệ An nhằm mục đích gì?
Hỏi: Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh trong Tết Kỷ Dậu?
Hỏi: Vì sao Quang Trung lại khẳng định chắc thắng như vậy?
Hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm này của Quang Trung?
GV: Sau khi chuẩn bị chu đáo Quang Trung đã tiến quân ra Bắc như thế nào chúng ta cùng theo dõi trên lược đồ
Hỏi: Đồn Ngọc Hồi có vị trí quan Trọng như thế nào?
Hỏi: Chiến thắng Ngọc Hồi có Ý nghĩa gì?
Hỏi: Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi giòn giã do nguyên nhân nào? có ý nghĩa lịch sử gì?
GV: Trong suốt 17 năm chiến đấu nghĩa quân Tây Sơn giành được những thắng lợi to lớn 
Hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn giành được những thắng lợi to lớn như vậy do nguyên nhân nào?
Hỏi: Sự chỉ huy tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân được thể hiện qua những sự kiện nào?
Những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn có ý nghĩa gì?
GV: Tổng kết bài học.
- Sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Muốn dựa vào nước ngoài để giành lại quyền lợi và địa vị vừa bị lật đổ. 
- Chớp cơ hội này nhà Thanh thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. 
- Nhà Thanh lúc bấy giờ đang thời kỳ thịnh đạt vua Thanh là Càn Long ... muốn thực hiện ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam 
- Triều đình nhà Thanh tuy sợ lực lượng Tây Sơn nhưng vẫn không giấu nổi âm mưu thôn tính nước ta nên khi nhận được biểu của Tôn Sĩ Nghị ... Nếu phục hưng cho nhà Lê rồi. Ta sẽ đặt thú binh mà giữ lấy nước, thế là vừa phục tồn nhà Lê lại vừa được đất An Nam, thật là được cả hai việc, vua Thanh đồng ý ngay. 
- Thế giặc vô cùng hung hãn quân ta rút khỏi Thăng Long. 
- Quân ta rút khỏi Thăng Long không phải vì hèn nhát. Đây là kế hoạch sáng suốt và chu đáo, bảo toàn được lực lượng (vì quân Thanh quá đông, hung hăng, quân ta chỉ có vài nghìn người) kế sách này làm kiêu lòng địch, giúp ta chờ thời cơ tiêu diệt địch địch. 
- Đồng thời Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cử đô đốc Nguyễn văn tuyết vào Phú Xuân phi báo cho Nguyễn Huệ biết một mặt gấp rút lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. 
- Phòng tuyến có quân bộ đóng ở Tam Điệp (Ninh Bình) có núi non trùng điệp như chiến luỹ chặn địch. 
- Quân thuỷ đóng ở Biện Sơn là một hòn đảo gần bờ trong nhiều hòn đảo ở cửa Bạng (Thanh Hoá.)
- Kết hợp Tam Điệp – Biện Sơn tạo nên căn cứ thuỷ bộ liên hợp, thống nhất. Đây là địa bàn phòng ngự tốt nhất, có thể triển khai lực lượng tiến công thuận lợi. 
- Sau khi quân ta rút lui quân Thanh kéo vào Thăng Long. 
HS: Trả lời SGK.
- Đây là vị vua bán nước hèn hạ, nhục nhã chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ Tổ quốc, quên đi ý thức dân tộc. 
Lê Chiêu Thống lại „rước voi về dày mả tổ“ việc làm của Lê Chiêu Thống gây cho nhân dân ta nỗi oán hận.bất bình. Lê Chiêu Thống thật đáng bị lên án, tiêu diệt. 
- Vua Lê bán nước, quân Thanh kéo sang xâm lược. Đất nước cần phải có người đứng đầu, có vua nên Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế cho chính danh là hợp lòng người
- 
HS: Trả lời SGK.
HS: Trả lời SGK.
- Tiến hành cuộc hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Nghệ An, tiên đoán ngày mùng 7 Tết sẽ khao quân ... nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung: Thần tốc, bất ngờ, táo bạo. Chỉ đạo và tổ chức chiến đấu hết sức cơ động, Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà chính trị quân sự thiên tài, là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân trong thế kỉ XVIII. Không những thế Quang Trung còn có những chính sách đúng đắn, sáng tạo phù hợp trong xây dựng đất nước. Phát triển kinh tế văn hoá.
HS: Trả lời SGK.
- Cuối 1788, 29 vạn quân Thanh tiến vào nước ta
- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.
-1789, Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh.
-1789 – 1792, Quang Trung đề ra những chính sách để khôi phục, phát triển đất nước về mọi mặt.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
a. Nguyên nhân thắng lợi.
- Tinh thần đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bô chỉ huy 
b. Ý nghĩa lịch sử
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, thống nhất quốc gia.
- Giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc
- Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
4. Củng cố, luyện tập (6’)
- Tường thuật lại diễn biến trận Ngọc Hồi – Đống Đa trên lược đồ.
- Những thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn có ý nghĩa gì?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Học thuộc bài 
- Đọc trước bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước 
+ Em có nhận xét gì về chính sách phát triển nông nghiệp của Quang Trung?
+ Những chính sách về giáo dục của Quang Trung thể hiện hoài bão gì của ông?

File đính kèm:

  • docxBai 25 Phong trao Tay Son_12820266.docx