Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Nhung

I. Mục tiêu cần đạt: sau bài học

1. Kiến thức: Xác định được các triều đại đánh dấu sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

- Trình bày được những sự kiện lịch sử nổi bật của Trung Quốc thời phong kiến.

2. Kỹ năng: Biết được một số ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.

3. Thái độ: Biết trân trọng những thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.

 4. Năng lực cần hình thành:

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp; Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Giải thích, lập bảng thống kê, đánh giá các sự kiện các thành tựu lịch sử. So sánh đối chiếu để rút ra nhận xét, tổng hợp về ls. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: Phiếu học tập, tư liệu, tranh ảnh. Máy chiếu.

2. Trò: sưu tầm tư liệu.

III. Tiến trình tổ chức dạy – học:

A. Khởi động:

* Hs: quan sát hình ảnh trên máy chiếu, trao đổi.

? Các hình ảnh trên gợi cho em nhớ về đất nước nào? Thuộc về thời kì lịch sử nào? Hãy trình bày hiểu biết của em về đất nước đó?

? Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông mà em biết

Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc

Trung Quốc thời phong kiến: Từ 2000 TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước và nền văn minh của mình. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã phát triển nền văn minh cổ đại rực rỡ. Xã hội xuất hiện 2 giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh (tá điền). Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cầy gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô

B. Hình thành kiến thức mới:

 

doc90 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế nào là gió mùa?
* Gv: ở tất cả các nước thuộc khu vực ĐNA đều có những điểm tương đối giống nhau về ĐKTN, về giai đoạn phát triển lịch sử và VH, tạo khu vực riêng, khác hẳn các khu vực ở trên T.giới.
 ? Điều kiện tự nhiên ấy có thuận lợi và khó khăn gì tới sản xuất của khu vực ĐNA?Liên hệ Việt Nam.
* Hs: thảo luận nhóm
1. Tìm hiểu sự hình thành, phát triển và suy yếu của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
*. Điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á.
- Là khu vực khá rộng, gồm 11 nước.
- Điều kiện tự nhiên đều chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Thuận lợi 
 Vị trí địa lí: giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu, thuận lợi cho giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
 Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu,  Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau, quả. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng. 
 Biển: vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên hải sản, khoáng sản,... khai thác dầu mỏ, giao thông, du lịch biển.
 Tài nguyên thiên nhiên: Hệ sinh vật phong phú, nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản giàu có cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
 Khó khăn
 Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều quần đảo và bán đảo, khó khăn cho giao thông. Sự phức tạp của gió mùa: thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá. 
 Luôn bị các nước ngoài nhóm ngó, xâm lược.
* Gv: ĐNA là khu vực có quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
? Những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Đông Nam Á có gì mới?
* Gv: các quốc gia đầu tiên ở ĐNA được xuất hiện những quốc gia này gọi là các vương quốc cổ .
 ? Em hãy kể tên và xác định vị trí của một số vương quốc cổ trên lược đồ?
* Gv: khoảng giữa thiên niên kỷ I, các vương quốc cổ ĐNA suy yếu dần và tan rã-> ĐNA dần hình thành 1 số quốc gia.
? Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình các quốc gia ĐNA có gì nổi bật?
* Gv: dùng bản đồ để giới thiệu:
 + Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi TK XI quốc gia Pa-gan mạnh => hình thành, phát triển vương quốc Pa-gan (Mi-an- ma).
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành 2 vương quốc mới Su-khô-thay và Lạn Xạng?
? Từ nửa sau thế kỉ XVIII, tình hình các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ntn?
 ? Tại sao các quốc gia lại dần suy yếu? 
* Gv: Do quy luật phát triển tất yếu của lịch sử (phát triển kt sự xâm nhập của CNTB phương Tây là nhân tố cuối cùng có ý nghĩa quy định tới sự suy vong của các quốc gia PK ĐNA.
? Vẽ trục thời gian về thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ĐNA.
* Thảo luận nhóm: 
b. Sự hình thành, phát triển, suy yếu của các quốc gia ở ĐNA.
- Những thế kỷ đầu Công nguyên cư dân biết dùng đồ sắt -> Trong 10 TK đầu công nguyên hàng loạt quốc nhỏ hình thành và phát triển ĐNA: Vương quốc Cham-pa, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công....
- TK X đến đầu TK XVIII: thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ĐNA:
+ Quá trình mở rộng, thống nhất lãnh thổ và đạt nhiều thành tựu văn hóa.
+Một số quốc gia hình thành và phát triển: Mô-giô-pa-hít (In-đô-nê-xia); Đại Việt, Chăm pa, Ăngco (bán đảo Đông Dương)
- TK XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, người Thái di cư xuống phía nam, lập vương quốc Su-khô-thay và Lạn Xạng (thế kỉ XIV).
 - Nửa sau TK XVIII, các quốc gia PK ĐNA suy yếu, giữa thế kỷ XIX trở thành thuộc địa của TB phương Tây.
 Những TK đầu CN Thế kỉ X Nửa sau thế kỉ XVIII
Cư dân biết dùng đồ sắt Là thời kì phát triển Các quốc gia bước vào 
bắt đầu xuất hiện Vương thịnh vượng của các thời kì suy yếu và trở thành 
quốc Champa, Phù Nam, quốc gia thuộc địa của phương Tây
các vương quốc ở hạ lưu
sông Mê Nam và trên các
đảo thuộc In-đônê-xi-a.
* Gv: ĐNA là khu vực địa lí-lịch sử-văn hoá. Trong khoảng 10 thế kỷ SCN, hàng chục quốc gia hình thành. Cùng với sự phát triển của các quốc gia, quan hệ SXPK cũng được hình thành. Thế kỷ XV, suy thoái, CNTB Phương Tây xâm nhập.
Bảng nhận xét đánh giá:
1. Giảng dạy:
- Những điểm thành công:
- Những điểm chưa thành công: ..
2. Học tập:
Lớp
Những học sinh có kết quả học tập tốt
Những học sinh có kết quả học tập chưa tốt
7B1
7B2
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: / 10 / 2019
Ngày dạy: 7B1: / 10 / 2019, 7B2: / 10/ 2019
Bài 14 - Tiết 19: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (3 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt: sau bài học
1. Kiến thức: Trình bày được thời điểm xuất hiện, địa bàn, phát triển, suy yếu của các quốc gia Đông Nam Á. Giới thiệu một vài di sản văn hóa Đông Nam Á.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, so sánh, đánh giá.
3. Thái độ: Biết trân trọng những di sản văn hóa của các nước trong khu vực.
 4. Năng lực cần hình thành:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp; Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: Giải thích, lập bảng thống kê, đánh giá các sự kiện các thành tựu lịch sử. So sánh đối chiếu rút ra nhận xét, tổng hợp về ls, cảm thụ thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Phiếu học tập, tư liệu, tranh ảnh. Máy chiếu.
2. Trò: sưu tầm tư liệu.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
Khởi động: * Hs: quan sát hình ảnh trên máy chiếu, trao đổi.
? Trên bán đảo Đông Dương có những quốc gia nào? Nêu hiểu biết của em về mối quan hệ của các quốc gia đó?
Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Gv: bản đồ Đông Nam Á.
? Xác định và giới thiệu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của đất nước Campuchia?
 - CPC là một lòng chảo lớn có núi và cao nguyên bao quanh ở 3 mặt Tây, Nam, Bắc và Đông. Phía Nam tiếp giáp với Đồng bằng Nam bộ nước ta.
 * Gv: phiếu học tập, tư liệu, hình ảnh.
* Hs: thảo luận
? Hoàn thiện bảng sau về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia?
? Em nhận xét gì về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia?
2. Khám phá về vương quốc Cam-pu-chia.
Thời kì
Tóm tắt biểu hiện của sự phát triển
Vương quốc Chân Lạp (VI)
- Thời tiền sử trên đất Campuchia đã có người sinh sống. Trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành, họ giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước... khắc bia bằng chữ Phạn.
Thời kỳ Ăng -co (IX - XV)
- Thời kỳ phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Campuchia:
+ Nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng.
+ Văn hóa độc đáo, kiến trúc đền tháp: Ăng-co Vat, Ăng-co Thom.
- Đầu XV -> giữa XIX: 
- Cam-pu-chia bước vào thời kỳ suy thoái kéo dài; 1863, Pháp xâm lược.
-> Cam-pu-chia có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á.
* Gv: từ thời tiền sử (thời kỳ đồ đá) 1 bộ phận của cư dân cổ ĐNA, ban đầu ở phía Bắc Nam cao nguyên Cò Rạt -> di cư về phía Nam. TK VI, Vương quốc Phù Nam suy yếu và tan dã, người Khơ Me xây dựng Vương quốc riêng. Lược đồ.
 ? Trong quá trình hình thành nhà nước Chân Lạp, người Khơ Me đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Ấn Độ ntn?
 - Tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học nghệ thuật (nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc) của Ấn Độ.
 - Sử dụng chữ Phạn (Ấn Độ), TK VII người Khơ Me sáng tạo nên chữ viết riêng: chữ Khơ Me cổ (chiếu)=> những ảnh hưởng văn hoá đó của Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước của người Khơ Me.
 * Gv: cuối TK VIII (năm 774) Chân Lạp bị người Gia-va đến xâm chiếm và thống trị cho tới năm 802. Cam-pu-chia bước vào thời kì Ăng-co. Chiếu H.2.
 * Hs: cặp đôi ? Tại sao lại gọi là thời kì Ăng-co?
 - Kinh đô của Vương quốc là Ăng - co (vùng Xiêm Riệp ngày nay). Người Khơ Me xây dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, điển hình khu Đền tháp Ăng - co:
 * Gv: Ăng - co Vát là khu đền có 5 ngôi tháp cao, được trạm khắc công phu, đỉnh cao nhất 63m, xung quanh là hệ thống rào nước chiều rộng 200m, chu vi 5,5km. Hai bên bờ được lát cầu đá với 18 bậc cao, những lối đi rộng có lát đá, 2 bên có hình tượng điêu khắc trạm trổ tinh vi, dẫn tới những cung điện, đền tháp tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm, hùng vĩ => khu Đền tháp Ăng - co là một cống hiến của người Khơ Me vào kho tàng văn hoá ĐNA và Thế giới.
* Gv: Cuối thế kỉ XIII đất nước Cam-pu-chia suy yếu sau 5 lần bị người Thái xâm lược. 1432, người Khơ-me bỏ kinh đô Ăng-co, lui về cư trú ở phía nam Biển Hồ (Phnômphênh ngày nay), thời kỳ Ăng - co chấm dứt. 1863: Nô- rô-đôm chính thức thừa nhận sự bảo hộ của người Pháp. Lịch sử CPC đã bước sang một trang khác.
3. Vương quốc Lào .
* Gv: bản đồ Đông Nam Á.
? Xác định và giới thiệu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của nước Lào?
 - Nước Lào nằm hoàn toàn trong nội địa chỉ có thể thông ra biển qua lãnh thổ CPC và VN. Hạ Lào có chung dải Trường Sơn làm biên giới tự nhiên với VN.
 * Gv: phiếu học tập, tư liệu, hình ảnh. * Hs: thảo luận
? Trình bày sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào?
? Em nhận xét gì về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào?
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
- Trước TK XIII: chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
- Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm, với nghề trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công.
- Giữa thế kỉ XIV (1353), Pha Ngừm thống nhất các bộ tộc Lào thành nước Lạn Xạng (Triệu Voi). Nước Triệu Voi đạt sự thịnh vượng XV - XVII.
- TK XVIII: Lạn Xạng suy yếu bị Xiêm thôn tính. 
- Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đô hộ, là thuộc địa của Pháp.
* Gv: Chủ nhân cổ nhất nước Lào là người Nhạ. Người Lào Thơng là chủ nhân của các nền văn hoá đồ đá, đồ đồng và đồ sắt có từ hàng nghìn năm trước.
* Chiếu: H3 Cánh đồng Chum – Hs miêu tả.
 Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiengkhuang, nằm cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 435 km về phía Tây Nam, gồm hơn 2.000 chiếc chum đá, có niên đại khoảng 2.000 - 2.500 năm tuổi. Có thể đó là những quan tài khổng lồ 
* Gv: TK XIII chủ nhân là người Lào Lùm. Giữa thế kỉ XIV (1353), Pha Ngừm thống nhất nước Lạn Xạng (Triệu Voi)
? Vương quốc Lào phát triển thịnh đạt vào thời kì nào ? Tại sao?
* Hs: cặp đôi: Nước Lạn Xạng (Triệu Voi) đạt sự thịnh vượng XV - XVII. Nhất dưới triều vua Xu-Li-Nha-Vông-Xa.
- Đối nội: Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy.
+ Đối ngoại: giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.
* Gv: Văn hóa Lào có chữ viết riêng trên cơ sở sáng tạo chữ Campuchia, Mianma.
Họ thích ca nhạc, ưa múa hát, có nhiều lễ hội: điệu Lam-vông, lễ hội té nước Kiến trúc Phật giáo: Thạt Luổng.     Chiếu H4
* Hs: miêu tả "Thạt Luổng" (tháp lớn), xây dựng 1566 dưới triều vua Xệt-tha-thi-lạc. Đây là 1 công trình đồ sộ gồm 1 tháp lớn hình Nậm rượu, đặt trên cái đế hình hoa sen, phô ra các cánh hoa sen (12 cánh). Dưới là 1 bệ khổng lồ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông, mọi cạnh dài 68m, được ốp bằng 323 phiến đá và có 4 cổng dưới dạng miếu thờ. Xung quanh tháp chính là 30 ngọn tháp nhỏ, ở mọi tháp đều khắc 1 lời dạy của phật. Tháp chính có chiều cao 45m. 
* Gv: thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu dần vì những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc. Vương quốc Xiêm nhân cơ hội này đã xâm chiếm và cai trị nước Lào.
=> Năm 1893 trở thành thuộc địa của Pháp.
* Về nhà: chuẩn bị phần Luyện tập.
Bảng nhận xét đánh giá:
1. Giảng dạy:
- Những điểm thành công:
- Những điểm chưa thành công: ..
2. Học tập:
Lớp
Những học sinh có kết quả học tập tốt
Những học sinh có kết quả học tập chưa tốt
7B1
7B2
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 27 / 10 / 2019
Ngày dạy: 7B1: / 11 / 2019, 7B2: / 10/ 2019
Bài 14 - Tiết 20: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (3 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt: sau bài học
1. Kiến thức: Trình bày được thời điểm xuất hiện, địa bàn, phát triển, suy yếu của các quốc gia Đông Nam Á. Giới thiệu một vài di sản văn hóa Đông Nam Á.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, so sánh, đánh giá.
3. Thái độ: Biết trân trọng những di sản văn hóa của các nước trong khu vực.
 4. Năng lực cần hình thành:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp; Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: Giải thích, lập bảng thống kê, đánh giá các sự kiện các thành tựu lịch sử. So sánh đối chiếu rút ra nhận xét, tổng hợp về ls, cảm thụ thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Phiếu học tập, tư liệu, tranh ảnh. Máy chiếu.
2. Trò: sưu tầm tư liệu.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
Khởi động: * Hs: quan sát hình ảnh trên máy chiếu, trao đổi.
? Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương quốc vương quốc Lào?
Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
C-D. Luyện tập – Vận dụng:
1. Bài tập: * Gv: bản đồ Đông Nam Á. * Hs: thảo luận nhóm, Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Các giai đoạn phát triển
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (tên gọi, địa điểm hình thành), thủ đô
10 thế kỉ đầu sau Công nguyên
 - Vương quốc Cham pa (Trung Bộ - Việt Nam)
- Vương quốc Phù Nam (hạ lưu sông Mê Công.
- Vương quốc hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.
Thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
- Mô-giô-pa-hit (In-đô-nê-xia) - Giacacta
- Đại Việt , Cham Pa (Việt Nam) - Hà Nội
- Ăng Co (Campuchia) - Phnôm Pênh.
- Lan Xang (Lào) - Viêng Chăn.
- Su khô thay (Thái Lan) - Bangkok 
- Pa-gan (Mianma) - Naypyidaw (thủ đô cũ là Y- an - gút)
Nửa sau XVIII đến giữa XIX
- Thời kì suy yếu của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, CNTB phương Tây xâm lược.
? Quan sát lược đồ, xác định vị trí các số quốc gia ở Đông Nam Á thời phong kiến
Đại Việt: Việt Nam, Lan Xang: Lào, Pa-Gan: Mianma Su-khô-thay: Thái Lan, Ma-lay-a: Malayxia, Mô-Giô-Pa-Hít: Inđônêxia.
* Gv: ĐNA là khu vực địa lí- lịch sử- văn hoá. Trong khoảng 10 thế kỷ SCN, hàng chục quốc gia hình thành. Cùng với sự phát triển của các quốc gia, quan hệ SXPK được hình thành. Thế kỷ XV, các quốc gia ĐNA suy thoái. Trong bối cảnh đó CNTB Phương Tây xâm nhập, dẫn tới sự suy vong của các quốc gia PK ĐNA.
2. Bài tập: Gv chiếu: một số công tình kiến trúc Đông Nam Á.
? Em hãy miêu tả về một công trình kiến trúc hoặc kể một câu chuyện mà em thích nhất về các nước Đông Nam Á thời phong kiến?
 Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), cao 42m, chiều dài mỗi cạnh chân đền là 123m, gồm hai phần: phần tròn ở phía trên, phần vuông phía dưới. Phần tròn gồm tháp trung tâm hình vuông và 3 tầng bậc tròn đồng tâm bao quanh. Khối chính hình vuông bên dưới bao gồm nhiều tầng và hành lang. Tất cả các bậc thềm từ tầng 1đến tầng 9 đều được phủ kín bởi các bức phù điêu, chạm trổ công phu, mô tả về cuộc đời đức phật, sự tích trong các sách phật... 
Chùa tháp Pagan (Mi-an-ma). Thời vua Ti-lin-man, ông đã xây cho mình một đài kỉ niệm xứng danh, đó là ngôi chùa kỉ niệm A-nan-đa, ngôi chùa lớn, lộng lẫy nhất giữa đô thị cổ Pa-gan. Chùa có hình vuông, mỗi cạnh 80m cao TB 50m mỗi gian phòng xây bằng đá, ánh sáng lờ mờ lọt qua khe cửa nhỏ tạo cảm giác trang nghiêm huyền bí. Trong chùa có những bức tượng phật mạ vàng... 
E. Tìm tòi mở rộng
1. Tìm hiểu các công trình kiến trúc tiêu biểu của các nước Đông Nam Á .
- Tháp Mường Luân (Điện Biên Đông), tháp Chăm (Ninh Thuận)
? Cho biết mối quan hệ của các nước Đông Nam Á hiện nay?
* Về nhà: học bài và chuẩn bị: Nước Đại Việt thời Ngô-Đinh-Tiền Lê.
Bảng nhận xét đánh giá:
1. Giảng dạy:
- Những điểm thành công:
- Những điểm chưa thành công: ..
2. Học tập:
Lớp
Những học sinh có kết quả học tập tốt
Những học sinh có kết quả học tập chưa tốt
7B1
7B2
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 2 / 11 / 2019
Ngày dạy: 7B1: / 11 / 2019, 7B2: / 11 / 2019
Bài 15 - Tiết 21: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
 THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (3 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt: sau bài học
1. Kiến thức: Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nước ta trong thế kỉ X dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê.
- Giải thích thế kỉ X là thế kỉ mở đầu của chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.
- Đánh giá được công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh.
2. Kỹ năng: thuyết trình lịch sử, kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, hợp tác.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, có ý thức tôn trọng, ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, ý thức tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước.
 4. Năng lực cần hình thành:
 - Năng lực chung: tự học, gq vấn đề, sáng tạo, giao tiếp; hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: Giải thích, lập bảng thống kê, đánh giá các sự kiện các thành tựu lịch sử. So sánh đối chiếu rút ra nhận xét, tổng hợp về ls, cảm thụ thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Phiếu học tập, tư liệu, tranh ảnh. Máy chiếu.
2. Trò: sưu tầm tư liệu.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
A. Khởi động: Đọc thông tin và quan sát H1,2/86, nêu hiểu biết của em về thời kì lịch sử gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử trên?
H1: Trận thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ đl tự chủ cho Việt Nam. Đây là trận chung kết toàn thắng của dt Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, giành đl dân tộc. 
Hình 2: Đền thờ Đinh Tiên Hoàng (Trường Yên-Hoa Lư- Ninh Bình) xây dựng thế kỷ 17, được UNESCO công nhận năm 2014, bên ngoài đi vào có bức bình phong, cổng tam quan ngoại, tam quan nội, đường đi được lát gạch trước đền là một khoảng sân rộng thường làm nơi tế lễ, thắp nhang. Trước sân để bàn thờ, kiệu, lọng.... Tượng vua Đinh Tiên Hoàng được đặt giữa gian chính của ngôi đền, trong đền được trạm khắc công phu
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Gv: máy chiếu
* Hs: Đọc thông tin, qs hình ảnh, cặp đôi.
 ? Sau chiến thắng BĐ Ngô Quyền có việc làm nào để khẳng định nền đl tự chủ dân tộc?
 ? Cho biết việc Ngô Quyền quyết định từ bỏ chức Tiết độ sứ phản ánh điều gì. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
- Ngô Quyền quan tâm xd quốc gia độc lập, ông bỏ chức Tiết độ sứ  khẳng định chủ quyền dân tộc, không bị lệ thuộc vào Trung Quốc nữa
 * Gv: lược đồ giới thiệu Cổ loa.
sơ đồ trống, hướng dẫn học sinh điền.
Quan võ
Quan văn
Vua
Thứ sử các châu
 * Hs: thảo luận nhóm, báo cáo.
? Trình bày tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất. 
? Tại sao sử cũ lại gọi là “Loạn 12 xứ quân”. 
? Tình trạng này đặt ra những yêu cầu gì?
- Các thế lực PK nổi dậy chiếm lĩnh 1 vùng đất.
* Hs: giới thiệu 12 xứ quân ở lược đồ.
- Đặt ra yêu cầu cần có 1 vị vua thống nhất đất nước, củng cố nền độc lập của dân tộc. 
? Việc chiếm đóng của các sứ quân có ảnh hưởng như thế nào tới đất nước?
- Đất nước loạn lạc: Là điều kiện thuận lợi cho giặc ngoại xâm tấn công đất nước.
? Em hãy cho biết công lao của Ngô Quyền trong việc xây dựng nền tự chủ dân tộc?
* Gv: loạn 12 sứ quân là cơ hội ngoại xâm. Yêu cầu đặt ra lúc này với đất nước ta tầng lớp thống trị phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó với nạn ngoại xâm.
* Hs: thảo luận nhóm, báo cáo.
? Cho biết Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước?
- Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ đánh các sứ quân khác. Được ủng hộ của dân, 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
? Nêu hiểu biết của em về Đinh Bộ lĩnh?
 - Con của thứ sử Đinh Công Trứ người Hoa Lư (Gia viễn - Ninh Bình). Tài thống lĩnh quân đội.
* Hs: trình bày quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh "năm 951 bị tan rã".
 ? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân?
 - Nhân dân ủng hộ, tài chỉ huy thao lược.
? ĐBLĩnh dẹp loạn 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
- Thống nhất đất nước, tạo điều kiện xây dựng đất nước vững mạnh. 
* Hs: thảo luận nhóm, trình bày.
? Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ có việc làm nào?
? Giải thích lí do Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư để đóng đô. 
Tích hợp Mĩ Thuật (chiếu)
 * Gv: Cố đô Hoa Lư – Hs quan sát, miêu tả.
- Hoa Lư nằm trên cánh đồng chiêm 2 huyện Gia Viễn, Gia Khánh (Ninh Bình) 99 ngọn núi đá vôi, nối tiếp nhau như bức trường thành, vây quanh thung lũng, sông ngòi quanh co, uốn khúc. Hồ, đầm, mặt nước lấp lánh như gương in bóng cảnh núi

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12727570.doc