Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 48, Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII

* Họat động 2: Nông nghiệp

(1)Mục tiêu:

- Kiến thức: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Kĩ năng: Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, diễn giảng, trực quan

- Phương tiện: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam

 (3) Các bước hoạt động

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 48, Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI-XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23
KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI - XVIII
Tiết: 48	
Tuần dạy: 26
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: Giúp hs nắm
 - Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là Đàng Trong.
- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học nghệ thuật của ông cha ta, đặt biệt là nghệ thuật dân gian.
1.2/ Kĩ năng: Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.
1.3/ Thái độ: Tôn trọng và có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Nông nghiệp: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Bản đồ Việt Nam. Tranh bình gốm Bát Tràng – Cảnh vẽ Thăng Long thế kỷ XVII.
3.2/ Học sinh: xem trước bài. Lưu ý: ? Cường hào cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào?
? Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỷ XVI – XVII phát triển như thế nào?
? Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển?
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2/ Kiểm tra miệng:
? Em hãy trình bày sự hình thnh Nam – Bắc triều ? 4đ
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (gọi là Bắc triều) 
- Năm 1533, Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá (gọi là Nam triều) 
? Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân?4đ
 Gây tổn thất lớn về người và của. 
- Năm 1570, rất nhiều người bị bắt lính, bắt phu. Năm 1572, ở Ngệ An mùa màng bị tàn phá, hoang hoá, bệnh dịch. Tập đoàn phong kiến tranh chấp, nông dân chịu cực khổ. 
? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?2đ
Cung cấp nông cụ lương ăn, lập thành làng ấp. (Thuận-Quảng)
- Ở Thuận Hóa, chiêu tập dân lưu vong tha tô thuế, binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê làm ăn.
4.3/ Tiến trình bài học:
* Hoạt động 1: Vào bài 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực phong kiến Trịnh Nguyễn đã gây biết bao tổn hại đau thương cho dân tộc. Đặc biệt sự phân chia đất nước kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hoá có đặc điểm gì nổi bật? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
* Họat động 2: Nông nghiệp
(1)Mục tiêu:
- Kiến thức: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Kĩ năng: Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, diễn giảng, trực quan
- Phương tiện: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam
 (3) Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Gv: gọi hs đọc mục 1/109
? Hãy so sánh kinh tế sản xuất nông nghiệp giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong?
1 Hs: thảo luận nhóm để trình bày:
* Đàng ngoài:
- Vua Lê - Chúa Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tỏ chức khai hoang.
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đấ bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập nộng dận phải bỏ làng đi phiêu tán
? Cường hào đem cầm bán ruộng đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào? kể tên 1 số vùng nhân dân gặp khó khăn?
1 Hs: Nông dân không có ruộng đất cày cấy nên mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nhiều người bỏ làng đi nơi khác như vùng Hà Đông, Nam Định, Thái Bình.
? Ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích gì?
1 Hs: Chúa Nguyễn ra sức khai thác rừng Thuận Hóa và Quảng Nam để củng cố và xây dựng cát cứ.
- Mục đích: Xây dựng kinh tế giàu mạnh để chống đối lại họ Trịnh.
? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?
1 Hs: cung cấp nông cụ lương ăn, lập thành làng ấp.( Thuận-Quảng)
- Ở Thuận Hóa, chiêu tập dân lưu vong tha tô thuế, binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê làm ăn.
? Kết quả của chính sách thay đổi đó?
1 Hs: số dân đinh tăng 126.875 suất.
Số ruộng đất tăng 265.507 mẫu.
? Chúa Nguyễn làm gì để mở rộng đất đai, xây dựng cát cứ?
1 Hs: Đặt phủ Gia Định, mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên.
- Lập thôn xóm mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
? Phủ Gia Định gồm có mất dinh? Thuộc những tỉnh nào hiện nay?
1 Hs: gồm 2 dinh:
+ Dinh Tuấn Biên: Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương.
+ Dinh Phiên Tuấn: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.
&GV: treo bản đồ Việt Nam và gọi học sinh xác định vị trí các địa danh đó trên bản đồ Việt Nam hiện nay.
? Hãy phân tích tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp?
1 Hs : thảo luận nhóm lớn:
- Lợi dụng thành quả lao động để chống đối lại học Trịnh, song có những biện pháp Chúa Nguyễn thi hành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh (nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa phát triển rất cao)
? Sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng gì đến tình hình xã hội?
1 Hs: Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt ruộng đất. Nhưng nhìn chung đời sống nhân dân vẫn ổn định.
? Nhận xét sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?
1 Hs: Đàng Ngoài ngừng trệ.
Đàng Trong phát triển.
&GV: chuyển ý sang phần 2
I/ Kinh tế:
 1/ Nông nghiệp:
 a) Đàng Ngoài:
 - Vua Lê -Chúa Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tỏ chức khai hoang.
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập nộng dận phải bỏ làng đi phiêu tán
b) Đàng Trong:
- Chúa Nguyễn tổ chức di dân, khai hoang, cấp nông cụ lương ăn, lập thành làng ấp mới
- Năm 1698, chúa Nguyễn đ đặt phủ Gia Định.
àNhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long
* Họat động 3: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
(1)Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp học sinh biết được sự phát triển của các nghề thủ công và buôn bán
- Kĩ năng: Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, diễn giảng, trực quan
- Phương tiện: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam
 (3) Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Gv: gọi hs đọc mục 1/109
? Lúc bấy giờ, nước ta có những ngành nghề thủ công nào tiêu biểu?
1 Hs: dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy.
? Ở thế kỉ XVIII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào?
1 Hs: làng thủ công đã mọc lên ở nhiều nơi (SGK)
&GV: phân tích thêm: 2 nghề thủ công là gốm Bát Tràng và đường mía.
&GV: yêu cầu học sinh nhận xét về sản phẩm bình gốm Bát Tràng.
1 Hs: thảo luận nhóm theo bàn:
- Hai chiếc bình gốm rất đẹp, men trắng ngà, hình khối và đường nét hài hòa cân đối. Đây là một trong những sản phẩm được nước ngoài rất thích.
&GV: nhấn mạnh: Việc xuất hiện nhiều mặt hàng thủ công có giá trị được sản xuất ở các làng thủ công là những trung tâm thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước.
&GV: yêu cầu học sinh kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết (cho học sinh đánh dấu vị trí trên bản đồ)
1 Hs: phường Yên Thái, phường Nghi Tam.
? Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào?
1 Hs: xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị.
Việc trao đổi buôn bán hàng hóa rất phát triển.
1 Hs : đọc đoạn “Một số người phương Tây... rất đông”
1 Hs: Em có nhận xét gì về các phố phường (học sinh quan sát tranh 36 phố phường)
1 Hs: đẹp, rộng, phố phường xếp theo ngành hàng.
? Nơi em ở hiện nay có những chợ, phố nào?
1 Hs : liên hệ thực tế hiện nay.
? Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với người nước ngoài?
1 Hs: Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân Châu Á, Châu Âu mở cửa hàng để nhờ họ mua vũ khí.
Về sai hạn chế mgoại thương.
? Tại sao Hội An trở thành thương cảng lớn nhất ở Đàng Trong?
1 Hs: vì đây là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa, gần biển thuận lợi cho các thuyền buôn ra vào.
1 Hs: nhận xét H 52 SGK, thảo luận nhóm:
(Phố xá đông đúc, tấp nập nhộn nhịp, thuyền bè qua lại đông đúc, thuận lợi và gần biển)
? Vì sao đến giai đoạn sau, chính quyền Trịnh Nguyễn chủ trương hạn chế ngoại thương?
1 Hs: Họ lo sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta
GV: Kết luận và sơ kết toàn bài
2/ Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán:
 a) Thủ công:
- Từ thế kỉ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng (HN), làng dệt (La khê)
b) Thương nghiệp:
- Buôn bán phát triển, nhất là vùng đồng bằng và ven biển
- Xuất hiện các đô thị mới: Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam)
- Các chúa Nguyễn ban hành chính sách hạn chế ngoại thương.
5/ Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1/ Tổng kết
Giáo viên cho học sinh lập bảng so sánh về tình hình nông nghiệp và đời sống của nông dân ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII
Chính sách 
nông nghiệp
Tình hình 
ruộng đất
Đời sống 
nông dân
Đàng Ngoài
Ít quan tâm đến thủy lợi và khai hoang
Ruộng đất bỏ hoang
Nông dân đói khổ, phiêu bạc
Đàng Trong
Chính sách khai hoang
Ruộng đất mở rộnng
 Đời sống nông dân sung túc hơn
? Vì sao đến nửa thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển?
 (Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi của nền nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa rất cao)
* Gv: kết luận toàn bài
5.2/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này: Học thuộc bài và xem lại nội dung bài học, trả lời câu hỏi cuối mục I/112.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem trước phần II/113, đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý SGK
- Lưu ý: ? Ở thế kỉ XVI – XVIII, nước ta có những tôn giáo nào?
? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó? Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu? Và vì sao lại xuất hiện ở nước ta? Chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Vì sao trong thời gian dài, chữ Quốc Ngữ không được sử dụng?
6/ PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docBai 23 Kinh te van hoa the ki XVI XVIII_12838107.doc