Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

Hoạt động 1

* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nêu được những nét chính của bức tranh về kinh tế (sự chuyển biến của nông nghiệp).

- Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.

? Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền của ai?

- Giảng: Thực tế ruộng đất do nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua. Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diển ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ Vua Lý rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

- Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ? Kết quả.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2019 	 Tuần 9
 Tiết 17 
Bài 12
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Nêu được những nét chính của bức tranh về kinh tế (sự chuyển biến của nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp).
+ Biết được việc mua bán giữa nước ta với nước ngoài được phát triển.
- Kĩ năng:
Quan sát tranh ảnh và phân tích nét đặc sắc của các công trình nghệ thuật.
- Thái độ:
Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta dưới thời Lý.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Tranh ảnh và các hoạt động kinh tế thời Lý.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
 1/ Ổn định. 1’
 2/ Kiểm tra bài cũ. 4’
	- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ( bằng lược đồ )
 	- Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này? 
3/ Bài mới: I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Sau khi thành lập, nhà Lý đã có nhiều biện pháp để phát triển kinh tế. Nền kinh tế Đại Việt dưới thời Lý phát triển như thế nào ? So với thời Đinh – Tiền Lê, kinh tế có những chuyển gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nêu được những nét chính của bức tranh về kinh tế (sự chuyển biến của nông nghiệp).
- Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
? Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền của ai?
- Giảng: Thực tế ruộng đất do nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua. Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diển ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ Vua Lý rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp
- Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ? Kết quả.
- GV: Ngoài những biện pháp trên nhà Lý còn ban hành luật gì để phát triển nông nghiệp ?
- GV: Em hãy cho biết điều luật này được ghi ở bộ luật nào của nước ta ? Bộ luật đó ban hành năm nào ?
- GV nói thêm: Bấy giờ vua mới ra lệnh kẻ nào ăn trộm trâu, giết trâu bị phạt 80 trượng. Nhà láng giềng không tố giác cũng bị phạt 80 trượng.
- Yêu cầu HS đọc phần chữ in nghiêng.
- GV: cho hs xem 2 tranh " LỄ CÀY TỊCH ĐIỀN"
- Việc cày ruộng tịch điền của nhà Vua có ý nghĩa như thế nào?
* Nhấn mạnh: Do vậy, hằng năm dưới thời Lý mùa màng bội thu.
* KTLM: Ngữ văn
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Lúa mọc đầy đồng, trâu chẳng thèm ăn.”
HS trao đổi cặp
- Vì sao nông nghiệp thời Lý phát triển ?
- Việc nhà Lý tổ chức khai hoang có ảnh hưởng đến môi trường hay không? Vì sao?
- Liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức liên môn Địa lí.
-Giảng: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. 
* Kết luận (chốt kiến thức): Kinh tế nước ta đến thời Lý có bước phát triển nhờ đất nước đã được hòa bình, nhà nước chăm lo đến sản xuất, có nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, nhiều năm mùa màng bội thu
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nêu được những nét chính của bức tranh về kinh tế (thủ công nghiệp, thương nghiệp). Biết được việc mua bán giữa nước ta với nước ngoài được phát triển.
- Thời Lý có những nghề thủ công nào?
- GV: cho HS xem ( 02 tranh ảnh ).
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
- Qua đoạn in nghiêng em cho biết nghề thủ công nào phát triển nhất?
Thảo luận 3"
?Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống? 
- Ngày nay để nâng cao giá trị hàng trong nước Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương gì?
- Ngoài ra, thời Lý có những nghề thủ công nào khác?
- Giảng: ngoài nghề dệt , ươm tơ, gốm, xây dựng đền đài, cung điện, làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt đều phát triển.
- Giảng: Bên cạnh đó bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo nhiều công trình nổi tiếng như: Vạc Phổ Minh, Chuông Quy Điền. 
? Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì?
Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết ở địa phương em có nghề thủ công truyền thống nào?
- GV: Cho HS xem 2 ảnh làng nghề truyền thống của địa phương.
- Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Lý như thế nào?
- Giảng: Việc buôn bán mở mang và phát triển.
 + Vùng biên giới, hải đảo giữa 2 nước cho họp chợ.
 + Vân Đồn là nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán.
- Học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK
- Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào?
? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài đến buôn bán ở vùng hải đảo, biên giới mà không tự do đi lại ở nội địa?
? Sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý đã chứng tỏ điều gì?
- GV: giới thiệu đền Đô và 8 vị vua nhà Lý.
* Kết luận (chốt kiến thức): Dưới thời Lý, kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển. Riêng việc mua bán giữa nước ta với nước ngoài qua bến cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) diễn ra mạnh mẽ, tấp nập, sầm uất hơn cả.
- Chú ý theo dõi.
- Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
- Chú ý theo dõi.
- Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, ban hành luật cấm giết trâu, bò bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- HS: Ban hành luật cấm giết trâu bò.
- HS: Bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Đọc đoạn: “ Năm 1038.noi theo”
- Hs quan sát tranh
- Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Lắng nghe.
- Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nhân dân chăm lo sản xuất.
- Không! Do lúc bấy giờ con người chỉ khai thác ruộng đất bỏ hoang chứ không phải khai thác rừng.
- Theo dõi
- Dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện... 
-HS xem tranh.
-Đọc đoạn “ tháng 2 . nữa”.
-Nghề dệt.
- HS:
+ Chứng tỏ tơ lụa Đại Việt rất tốt, có thể ngang hàng với gấm vóc của nhà Tống.
+ Nhà Lý muốn nâng cao gía trị hàng trong nước. 
- Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
-Nghề làm giấy, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, .......
-Theo dõi.
- Chú ý theo dõi.
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kĩ thuật ngày càng cao.
- Nghề đan lát, làm chiếu, làm dao, làng mộc... ở huyện Phước Long, Hồng Dân.  
- Hoạt động trao đổi buôn bán trong và .....
- Theo dõi.
-HS đọc phần chữ nhỏ.
- Thương nhiệp nước ta hồi đó rất phát triển.
-Thể hiện ý thức cảnh giác, tự vệ 
- Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
- Theo dõi.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, do nông dân canh tác.
-Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp:
+ Lễ cày tịch điền.
+ Khuyến khích khai hoang
+ Làm thuỷ lợi
+ Cấm giết mổ trâu bò
- Kết quả: Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
a.Thủ công nghiệp:
- Phát triển nhiều ngành nghề: Dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện... 
- Nghề làm giấy, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, đúc đồng, rèn sắt...đều được mở rộng.
- Các công trình tiêu biểu: Tháp Báo Thiên chuông Quy Điền (Hà Nội), vạc Phổ Minh ( Nam Định ),
b.Thương nghiệp:
- Hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước mở mang hơn trước,
- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất sầm uất.
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Khái quát kiến thức bài học. Học sinh biết khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta dưới thời Lý ; lòng biết ơn thế hệ tiền nhân đã có công lao xây dựng và phát triển đất nước.
- GV: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thời Lý ?
- HS: Nêu.
- GV: Theo em việc lập đền thờ 8 vị vua nhà Lý nói lên điều gì ?
- HS: Trình bày. (Tưởng nhớ đến công lao các vị vua Lý, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn). 
- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Thời Lý, kinh tế tự chủ : nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển. Thế hệ mới ngày nay cần năng động, phát huy tính tích cực, tự chủ của nền kinh tế nước nhà.
5. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
 	- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học
6/ Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ, làm bài tập trong bản đồ tranh ảnh Lịch sử
- Chuẩn bị bài mới: Bài 12(tt) II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa.
+ Trình bày những thay đổi xã hội dưới thời Lý ?
+ Nêu những thành tựu , văn hoá thời Lý ?
+ Sưu tầm một số công trình kiến trúc thời Lý.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 24/09/2019 	 Tuần 9
 Tiết 18
Bài 12
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ (tt)
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
Biết được các giai tầng trong xã hội, những thành tựu văn hóa tiêu biểu : lập Văn miếu - Quốc tử giám, mở khoa thi, nghệ thuật phát triển, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.
- Kĩ năng:
Phân tích được nét đặc sắc của các công trình nghệ thuật.
- Thái độ:
Biết tự hào, truyền thống văn hiến của dân tộc, có ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc. 
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Tranh ảnh và các hoạt động văn hóa thời Lý.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định. 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 4’
 	 - Nhà Lý đã làm gì để sản xuất nông nghiệp phát triển?
 	 - Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp?
3/ Bài mới. II. SINH HOẠT VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI
3.1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý ?
- HS: Nêu.
- GV: Nhà Lý không những quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà còn có những biện pháp để phát triển lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này.
- HS: Theo dõi.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1: 16’
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh biết được các giai tầng trong xã hội.
- Nêu: thời Lý, xã hội chia thành nhiều tầng lớp:
-Yêu cầu học sinh đọc mục 1
- GV: Dùng sơ đồ để giải thích thêm về sự thay đổi của các tầng lớp trong xã hội thời Lý.
? So với thời Đinh – Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
? Đời sống giai cấp thống trị như thế nào?
? Nêu đời sống của các tầng lớp trong giai cấp bị trị?
 - Thợ thủ công và thương nhân sống rải rác ở các làng họ sản xuất đồ dùng hàng ngày và trao đổi buôn bán cho nhau, phải nộp thuế làm nghĩa vụ đối với nhà vua.
* Kết luận (chốt kiến thức): Những thay đổi về mặt xã hội thời Lý – thành phần địa chủ, nông dân thường, nông dân tá điền,
Hoạt động 2: 19’
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh biết được những thành tựu văn hóa tiêu biểu : lập Văn Miếu, Quốc Tử Giám, mở khoa thi, nghệ thuật phát triển, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.
- Gọi HS đọc kênh chữ.
? Văn Miếu được xây dựng năm nào?
-GV giảng: Văn Miếu chính thức xây dựng tháng 9/10701, đây là miếu thờ tổ đạo Nho và là nơi dạy học cho các con vua. Nhà lý rất quan tâm tới giáo dục, song chế độc thi cử chưa nề nếp, quy củ. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển và đặc biệt các vua Lý sung bái đạo Phật.
? Nêu dẫn chứng thời Lý đạo Phật được sùng bái?
- Giới thiệu H24 - H25.
Thời lý nhân dân ta thích ca hát, nhảy múa.
? Kể tên các hoạt văn hoá dân gian và các môn thể thao được nhân dân ưa thích?
- Khẳng định: Các công trình kiến trúc có quy mô lớn, trình độ điêu khắc ngày càng tinh xảo.
- Yêu cầu HS xem H26, nêu nhận xét.
- Khẳng định: hình rồng thời Lý được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo.
- Giáo dục ý thức gìn giữ các di tích, hiện vật lịch sử - văn hoá ở địa phương.
* Kết luận (chốt kiến thức): Giáo dục bước đầu phát triển, văn hoá dân gian tiếp tục phát triển. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thể hiện nét riêng - Văn hoá Thăng Long. 
- Chú ý theo dõi.
-Học sinh đọc SGK
-Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng tăng, nông dân, tá điền bị bốc lột ngày càng nhiều.
- Đầy đủ, sung túc.
- Nông dân là lực lượng sản xuất chính của xã hội, đinh nam được chia ruộng theo tục lệ và làm nghĩa vụ cho nhà nước. Nông dân nghèo phải cày ruộng nộp tô cho địa chủ, có người phải bỏ đi nơi khác sinh sống.
- Đọc đoạn “ 1070sử”.
- Năm 1070.
- Chú ý theo dõi.
- Vua Lý sai người dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật.
- Quan sát.
- Hát chèo, múa rối, dân nhạc có trống, kèn, đá cầu, vật, đua thuyền.
- Lắng nghe.
- Mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển.
-HS liên hệ các di tích lịch sử địa phương.
1.Những thay đổi về mặt xã hội.
- Xã hội tồn tại 2 tầng lớp:
Thống trị và bị trị
- Thống trị: Quan lại, hoàng tử, công chúa, được cấp đất ruộng, nông dân giàu gọi là địa chủ.
- Bị trị:
+ Nông dân (18 tuổi trở lên) được nhận ruộng đất công của làng xã gọi là nông dân thường. 
+ Nông dân phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy, nộp tô cho địa chủ gọi là nông dân tá điền.
- Nô tì: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ phục vụ các nhà quan, làm công việc nặng, họ vốn là những tù binh, nợ nần hoặc tự bán thân , cuộc sống không đảm bảo.
2. Giáo dục và văn hoá.
- Năm 1070, nhà lý xây dựng văn miếu và đến 1075 khoa thi đầu tiên được mở.
- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Đạo Phật rất phát triển.
- Kiến trúc, điêu khắc, ca hát, lễ hộiđều phát triển.
- Nền văn hoá mang tính dân tộc.=> Văn hoá Thăng Long.
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh khái quát kiến thức bài học. Biết tự hào, truyền thống văn hiến của dân tộc, có ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc. 
- GV: Những thay đổi về mặt xã hội thời Lý ? 
- HS: Trình bày.
- GV: Giáo dục và văn hóa thời Lý như thế nào ?
- HS: Trình bày.
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Những thay đổi về mặt xã hội thời Lý, giáo dục và văn hoá phát triển. Chúng ta tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc. Chúng ta tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 
 - Chuẩn bị tiết học sau - Bài 12 : Đời sống kinh tế, văn hóa (tt).
5. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
6/ Hướng dẫn về nhà:
 	 Học bài, xem lại các bài đã học ở chương I và chương II
IV/ Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt:

File đính kèm:

  • docLS 7 - T9.doc